Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 84e466a1-9972-90f0-c4c5-023941b025c5.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH THẠCH PHƯỚC BÌNH: NGHIÊN CỨU BỔ SUNG QUY ĐỊNH THU HỒI GIẤY PHÉP SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, VỈA HÈ NẾU KHÔNG ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

22/05/2024

Đóng góp ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đại biểu Thạch Phước Bình -Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định việc thu hồi giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè trong trường hợp sử dụng lòng đường, vỉa hè không đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/5: QUỐC HỘI THẢO LUẬN PHIÊN TOÀN THỂ VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

ĐBQH SÙNG A LỀNH: HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ĐẢM BẢO CHẶT CHẼ, PHÙ HỢP

Thực hiện chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 22/5, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tránh trùng lắp, chồng chéo trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, đại biểu Thạch Phước Bình - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh nhận thấy, Ban soạn thảo đã tích cực rà soát hết sức kỹ lưỡng, thận trọng để hoàn thiện dự thảo Luật. Từ đó, đại biểu bày tỏ sự đồng tình, thống nhất cao với hầu hết các nội dung của dự thảo Luật và tiếp tục tham gia một số nội dung.

Quốc  hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Thứ nhất: Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Điều 8). Để thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số ở Việt Nam, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc một số vấn đề sau:

Một là, Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đều có quy định về việc xây dựng Cơ sở dữ liệu, do vậy đề nghị Ban Soạn thảo rà soát kỹ lưỡng nội dung này, đánh giá lại sự cần thiết trong việc xây dựng Cơ sở dữ liệu của cả 02 Luật, tránh trùng lắp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cũng như việc vận hành Cơ sở dữ liệu khi các Luật được thông qua.

Hai là, tại điểm e, khoản 1, Điều 8 quy định về việc xây dựng “Cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ”, trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính đã có quy định các Bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm cxây dựng ơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, trong Cơ sở dữ liệu về xử lý hành chính có thể thiết kế các trường hợp thì để theo dõi thông tin riêng về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực vi phạm hành chính trong an toàn giao thông đường bộ. Vì vậy, đề nghị Ban Soạn thảo nghiên cứu theo hướng quy định cơ sở dữ liệu về an toàn giao thông đường bộ kết nối với Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính đã được triển khai theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sẽ phù hợp và mang tính liên thông hơn.

Đại biểu Thạch Phước Bình - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.

Thứ hai: Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10), dự thảo Luật quy định cụ thể 27 hành vi bị nghiêm cấm và 01 khoản quét. Tuy nhiên thực tiễn hiện nay cho thấy vẫn còn xảy ra tình trạng một số phương tiện ưu tiên lạm dụng việc sử dụng còi, đèn xe không đúng mục đích ưu tiên. Các xe thuộc diện ưu tiên vì không muốn dừng đèn đỏ đã sử dụng còi, đèn ưu tiên buộc các phương tiện đang dừng đèn đỏ phải nhường đường cho mình, nhất là trong giờ cao điểm tại các thành phố lớn, dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Từ đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm vào Điều này các hành vi bị nghiêm cấm sau: Một là, “Điều khiển xe vận tải hành khách dừng, đỗ, đón trả khách không đúng nơi quy định; dừng đỗ đón trả khách trên đường cao tốc”. Hai là, “Phương tiện ưu tiên sử dụng đèn, còi ưu tiên không vì mục đích ưu tiên”.

Nghiên cứu bổ sung  quy định thu hồi giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè

Về chấp hành báo hiệu đường bộ (Điều 12): Khoản 1 Dự thảo Luật quy định báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều điều khiển giao thông; và đèn tín hiệu giao thông. Đề nghị bổ sung báo hiệu đường bộ bao gồm cả “mốc lộ giới” nhằm đảm bảo thống nhất với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 Luật Đường bộ. 

Về đấu giá biển số xe (Điều 38): Khoản 3 Điều này quy định tiền đặt trước không thấp hơn giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu nên chăng cần quy định tiền đặt trước trong cuộc đấu giá biển số xe là bao nhiêu phần trăm (%) của giá khởi điểm của loại biển số xe đưa ra đấu giá để thống nhất và dễ áp dụng thực hiện; đồng thời, quy định trình tự, thủ tục đấu giá biển số xe theo quy định của Luật Đấu giá tài sản. 

Về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với trường hợp sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác (Điều 77): Khoản 1 và Khoản 2 Điều này quy định “1. Lòng đường được sử dụng cho mục đích giao thông; vỉa hè được sử dụng cho người đi bộ. Trường hợp cần thiết sử dụng lòng đường, vỉa hè phục vụ các sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng lòng đường, vỉa hè theo quy định và thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trước khi thực hiện”.

“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng lòng đường, vỉa hè phục vụ các sự kiện chính trị, hoạt động văn hoá, thể thao và mục đích khác phải có phương án sử dụng lòng đường, vỉa hè và xin phép cơ quan có thẩm quyền; chỉ được sử dụng đúng mục đích khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép; chấp hành các yêu cầu của lực lượng Cảnh sát giao thông; không làm mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ; hoàn trả nguyên trạng lòng đường, vỉa hè sau khi kết thúc việc sử dụng”.

Với nội dung trên, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung  quy định việc thu hồi giấy phép sử dụng lòng đường, vỉa hè trong trường hợp sử dụng lòng đường, vỉa hè không đảm bảo yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn giao thông đường bộ./.

Bích Lan

Các bài viết khác