Toàn cảnh cuộc làm việc
Tham dự cuộc làm việc có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội;…
Chú trọng công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu đối với các dự án luật trình tại Kỳ họp thứ 4
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu góp ý đối với các dự án luật được trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV,…
Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV trọng tâm là công tác lập pháp. Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 06 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết; cho ý kiến 7 dự án luật. Khẳng định công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 4 có nhiều dự án luật khó, chuyên môn sâu, lĩnh vực tác động rộng lớn,… trong khi quỹ thời gian còn lại không nhiều, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Viện Nghiên cứu lập pháp phát huy vai trò, thế mạnh của cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp, tập trung đổi mới phương thức nghiên cứu, góp ý nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, căn cứ, luận cứ khoa học cũng như các góc nhìn đa chiều liên quan đến nội dung chủ yếu của các dự án luật, phục vụ đắc lực việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp Thường vụ, Quốc hội thảo luận tại phiên toàn thể cũng như góp phần đắc lực vào công tác thẩm tra dự án Luật, nghị quyết của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.
GS. TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu chỉ đạo
Gợi mở một số nội dung cần tập trung đào sâu nghiên cứu tại Kỳ họp thứ 4, Chủ tịch Quốc hội lưu ý Viện Nghiên cứu lập pháp quan tâm đến dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi),… Trong đó, đối với dự án Luật Đất đai cần bám sát tinh thần tại Nghị quyết số 18-NQ/TW về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao"; Đối với dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) cần đánh giá nội dung dự thảo trình tại Kỳ họp thứ 3 đã đảm bảo đáp ứng kỳ vọng đề ra, nghiên cứu bổ sung chương về cơ chế tài chính của cơ sở khám chữa bệnh trong dự án luật;…
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu góp ý vào dự thảo Nội quy Kỳ họp; cung cấp thêm cơ sở pháp lý, chính trị, khoa học, thực tiễn đối với việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Phát huy vai trò là cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp
Nhấn mạnh vai trò cũng như những kết quả tiêu biểu đạt được trong công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu góp ý đối với các dự án luật trong thời gian qua, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp cần tập trung nguồn lực, phát huy thế mạnh, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức (Hội đồng khoa học của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội luật gia, Liên đoàn Luật sư, các cơ sở đào tạo luật, các tổ chức tư vấn pháp luật uy tín…), các chuyên gia uy tín, giàu kinh nghiệm cùng cơ quan soạn thảo, các Ủy ban chủ trì thẩm tra triển khai tổ chức các hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu chuyên đề về các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội…
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15. Trong đó, nêu rõ kết quả đạt được, đánh giá khách quan những tồn tại, vướng mắc trong triển khai; có đề xuất/kiến nghị cụ thể những giải pháp tháo gỡ để thực hiện hiệu quả Nghị quyết, nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện trong thời gian tới.
Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và cơ bản đồng tình với báo cáo của Viện Nghiên cứu lập pháp, “Từ khi Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành, Viện Nghiên cứu lập pháp đã nỗ lực, phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp thiết thực, kịp thời cho công tác lập pháp của của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội,…”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
GS. TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và biểu dương những kết quả đạt được của Viện Nghiên cứu lập pháp
Về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Viện đã chủ động, tích cực phối hợp với Ban Công tác đại biểu, Văn phòng quốc hội,… trong công tác thực hiện. Theo đó, việc triển khai cơ bản thông suốt, kịp thời; cơ cấu tổ chức được thiết kế lại tinh gọn, khoa học hơn, tăng cường năng lực, đoàn kết nội bộ, thu hút thêm nhân sự; chất lượng công tác nghiên cứu, cấp cung thông tin được nâng lên, đảm bảo tính kịp thời, bám sát chương trình xây dựng luật, pháp lệnh,…
Nhấn mạnh trong 6 tháng cuối năm, khối lượng công việc nhiều, nội dung khó, tính chất công việc yêu cầu khẩn trương, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp hoàn tất kế hoạch theo góp ý tại cuộc làm việc và sớm triển khai công việc theo chức năng, nhiệm vụ.
Chủ tịch Quốc hội lưu ý, việc tổ chức các tọa đàm, hội thảo liên quan tới các dự án Luật được cho ý kiến lần đầu cũng như biểu quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 4, cần chú trọng đào sâu nghiên cứu, làm rõ các vấn đề nổi cộm, trọng tâm của các dự án luật như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);...
Để đảm bảo chất lượng, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Viện cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thẩm tra, để luật hóa hóa quy định về tài chính đối với cơ sở khám chữa bệnh trong dự án luật; làm rõ các nội dung Chính phủ cần có văn bản hướng dẫn;… Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ các vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu tại các dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), Luật Thực hành dân chủ ở cơ sở, Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Luật
Thanh tra (sửa đổi);…
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Viện cần khẩn trương nghiên cứu, dự thảo Nội quy Kỳ họp; cung cấp thêm cơ sở pháp lý, chính trị, khoa học, thực tiễn đối với việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Để thuận lợi và có cơ sở triển khai các nội dung công việc tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Viện Nghiên cứu lập pháp sớm có Tờ trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị/đề xuất trong thực hiện Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15. Trong đó, cần tập trung nêu rõ kiến nghị về nhân sự, kinh phí, cơ chế phối hợp…
Cho rằng quyết sách của Quốc hội đều phải trên căn cứ cơ sở chính trị, khoa học, thực tiễn; những căn cứ này dựa trên nghiên cứu khoa học kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Viện Nghiên cứu lập pháp cần tiếp tục chủ động tăng cường và nâng cao hơn nữa khả năng tự nghiên cứu bên cạnh việc tổ chức nghiên cứu. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, tăng cường mở rộng mạng lưới chuyên gia; nhà khoa học,…
Tham gia tích cực, chủ động, từ sớm, từ xa phục vụ công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội
Trước đó, báo cáo tại cuộc làm việc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành kịp thời, đúng thời điểm. Việc triển khai Nghị quyết đã đem lại những tác động tích cực trên nhiều mặt. Tinh thần, thái độ và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Viện Nghiên cứu lập pháp được nâng lên, tạo môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm. Tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp đã được kiện toàn.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển
Hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp có những khởi sắc, đi đúng định hướng, ngày càng phát huy được vai trò là cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp; tham gia tích cực, chủ động, từ sớm, từ xa phục vụ công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; đã có sự gắn kết chặt chẽ và từng bước tham gia có hiệu quả với Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trong các khâu của quy trình xây dựng pháp luật; phục vụ hoạt động giám sát và tham mưu quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cũng thẳng thắn nêu rõ, do thời gian triển khai thực hiện chưa dài nên vẫn còn một số quy định triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Cụ thể như: công tác tổ chức nhân sự của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp chưa được kiện toàn đầy đủ; hoạt động ký kết, triển khai hợp tác nghiên cứu với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chưa nhiều; công tác tiếp nhận, quản lý, khai thác và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học chưa thực hiện được nhiều; việc huy động đội ngũ chuyên gia có mặt hạn chế ...
Liên quan đến dự kiến công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Viện tập trung vào triển khai: Công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu góp ý kiến đối với các dự án luật được trình tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV; Chủ trì, đôn đốc các cơ quan liên quan, chủ nhiệm đề tài thực hiện đúng tiến độ công tác nghiên cứu khoa học; tổ chức phục vụ các phiên họp của Hội đồng khoa học của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và giúp Hội đồng khoa học của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức các hội thảo khoa học lớn, liên quan đến các dự án luật quan trọng, nhất là Luật Đất đai (sửa đổi); …
Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 và thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn của 6 tháng cuối năm 2022, tạo tiền đề phát triển trong những năm tiếp theo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp kiến nghị: Nâng cao vị thế của Viện trong quan hệ công tác với các cơ quan trong và ngoài Quốc hội; Chế độ, chính sách đối với chuyên gia, cộng tác viên; Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Viện Nghiên cứu lập pháp trong các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, nhất là trong các hoạt động thực tế như giám sát, khảo sát, hội thảo, hội nghị, họp thẩm tra...;
Góp ý tại cuộc làm việc, đại diện Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực, kết quả tiêu biểu trong hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 của Viện Nghiên cứu lập pháp. Nhấn mạnh, tính chủ động, đóng góp thiết thực của Viện trong công tác nghiên cứu, cung cấp thông tin, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp trong công tác phối hợp giữa Viện và các cơ quan của Quốc hội ngay từ thời điểm xây dựng, thẩm tra, cho ý kiến vào các dự án luật, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả; Cần có chương trình/kế hoạch nghiên cứu mang tính dài hơn, bám sát nhiệm vụ,…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định
Phát biểu tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Viện Nghiên cứu lập pháp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, đóng góp thiết thực vào công tác lập pháp. Tuy nhiên, với vị trí pháp lý là cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp nhưng lực lượng nghiên cứu của Viện còn mỏng do đó, chủ yếu vẫn là tổ chức nghiên cứu, hoạt động chủ động nghiên cứu chưa nhiều.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, để bám sát hoạt động lập pháp của Quốc hội, hoạt động nghiên cứu của Viện Nghiên cứu lập pháp cần gắn bó, liên hệ mật thiết với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trên cơ sở chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, thời gian tới công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu cần tiếp tục được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, tập trung vào thảo luận nhóm, gắn với những nội dung trọng tâm còn nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau,… nhằm phục vụ thiết thực việc góp ý vào các dự án luật được thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4 tới đây…
Một số hình ảnh tại cuộc làm việc chiều 29/7:
GS. TS Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, Viện Nghiên cứu lập pháp tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu góp ý đối với các dự án luật được trình tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV,…
Góp ý tại cuộc làm việc, đại diện Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các Ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những nỗ lực, kết quả tiêu biểu trong hoạt động 6 tháng đầu năm 2022 của Viện Nghiên cứu lập pháp. Nhấn mạnh, tính chủ động, đóng góp thiết thực của Viện trong công tác nghiên cứu, cung cấp thông tin, các đại biểu đề xuất nhiều giải pháp trong công tác phối hợp giữa Viện và các cơ quan của Quốc hội ngay từ thời điểm xây dựng, thẩm tra, cho ý kiến vào các dự án luật; Cần có chương trình/kế hoạch nghiên cứu mang tính dài hơn,…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, Viện Nghiên cứu lập pháp đã có nhiều đổi mới trong hoạt động, đóng góp thiết thực vào công tác lập pháp. Tuy nhiên, với vị trí pháp lý là cơ quan nghiên cứu về khoa học lập pháp và thông tin lập pháp nhưng lực lượng nghiên cứu của Viện còn mỏng do đó, chủ yếu vẫn là tổ chức nghiên cứu, hoạt động chủ động nghiên cứu chưa nhiều.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành kịp thời, đúng thời điểm. Việc triển khai Nghị quyết đã đem lại những tác động tích cực trên nhiều mặt. Tinh thần, thái độ và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Viện Nghiên cứu lập pháp được nâng lên, tạo môi trường làm việc đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm. Tổ chức của Viện Nghiên cứu lập pháp đã được kiện toàn.
Phó Trưởng ban Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại cuộc làm việc về công tác phối hợp giữa Viện Nghiên cứu lập pháp và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đại diện các vụ, đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu lập pháp tham dự cuộc làm việc
Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao và cơ bản đồng tình với báo cáo của Viện Nghiên cứu lập pháp, “Từ khi Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được ban hành, Viện Nghiên cứu lập pháp đã nỗ lực, phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp thiết thực, kịp thời cho công tác lập pháp của của Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội,…”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Để thuận lợi và có cơ sở triển khai các nội dung công việc tiếp theo, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Viện Nghiên cứu lập pháp sớm có Tờ trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về kiến nghị/đề xuất trong thực hiện Nghị quyết số 05/2021/UBTVQH15. Trong đó, cần tập trung nêu rõ kiến nghị về nhân sự, kinh phí, cơ chế phối hợp…/.