QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI TỪ NGÀY 25/3 - 27/3/2023
* Chiều 28/3 tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dự Lễ kỷ niệm. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Quân ủy Trung ương gửi lẵng hoa chúc mừng.
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chúc mừng Ban Dân nguyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, đây là niềm vinh dự rất lớn đối với tập thể lãnh đạo, công chức của Ban Dân nguyện qua các thời kỳ. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi lời thăm hỏi ân cần tới các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, công chức đã làm việc, cống hiến cho Quốc hội nói chung và Ban Dân nguyện nói riêng.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ DỰ LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM NGÀY THÀNH LẬP BAN DÂN NGUYỆN
- PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN: "CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN THẬT SỰ LÀ CẦU NỐI GIỮA QUỐC HỘI VỚI CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN"
* Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có Thư chúc mừng gửi Ban Dân nguyện và cán bộ, công chức làm công tác dân nguyện. Cổng TTĐT Quốc hội trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ GỬI BAN DÂN NGUYỆN VÀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN
* Những kết quả đạt được trong công tác của Ban Dân nguyện 20 năm qua đóng góp vào thành tích chung của Quốc hội góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Đây là khẳng định của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Ban Dân nguyện (2003 - 2023).
Từ những năm đầu thành lập cho đến nay, Ban Dân nguyện luôn hoạt động theo vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ được giao, bám sát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội, kế thừa những kinh nghiệm, thành tựu trong công tác dân nguyện qua các nhiệm kỳ được ghi nhận qua các văn bản quy phạm pháp luật, các kết luận, đề án, đề tài, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ban Dân nguyện đã ghi dấu ấn với những kết quả thực tế được ghi nhận.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HOẠT ĐỘNG CỦA BAN DÂN NGUYỆN ĐÓNG GÓP VÀO THÀNH TÍCH CHUNG CỦA QUỐC HỘI
* Chiều 27/3, Tổ công tác Đoàn Giám sát Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội đối với 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Tại buổi làm việc, đồng chí Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã báo cáo kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) tại tỉnh, trọng tâm là tiến độ giải ngân các nguồn vốn liên qua tới 3 chương trình MTQG (Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới).
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA QUỐC HỘI GIÁM SÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
* Chiều 27/3, Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp do đồng chí Hoàng Văn Liên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Lai Châu nhằm khảo sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 - 2022.
Theo báo cáo tại buổi làm việc, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền và sự vào cuộc của các ngành chức năng, công tác phòng, chống mua bán người trên địa bàn tỉnh Lai Châu đạt được các kết quả đáng khích lệ. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đẩy mạnh. Lực lượng Công an trực tiếp tuyên truyền cho 100.000 lượt người dân, 1.000 giáo viên và 3.200 học sinh. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức 2.857 cuộc truyền thông cho 200.000 lượt người, cung cấp 2.704 tài liệu và 6 đĩa phim tuyên truyền.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN KHẢO SÁT CỦA ỦY BAN TƯ PHÁP LÀM VIỆC TẠI TỈNH LAI CHÂU
* Chiều 27/3, tại TP.Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, PGS.TS Nguyễn Đắc Vinh làm Trưởng đoàn đã làm việc với Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật trong đào tạo trình độ tiến sĩ.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh, đào tạo tiến sĩ là công việc hết sức quan trọng trong phát triển nhân lực chất lượng cao. Với quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng theo hướng ngày càng tốt, thực tế đào tạo trình độ tiến sĩ đang ngày càng mang lại thành quả, tạo ra lực lượng cung cấp nhiều giá trị cho đất nước. Các kiến nghị, chia sẻ, kinh nghiệm của Trường Đại học Bách khoa trong công tác đào tạo tiến sĩ sẽ được Đoàn giám sát tổng hợp, nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách trong thời gian tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN VĂN HÓA, GIÁO DỤC LÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HỒ CHÍ MINH
* Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Mexico đã tiếp Đại sứ Carmen Moreno Toscano, Thứ trưởng phụ trách đối ngoại, Bộ Ngoại giao Mexico.
Vui mừng đón tiếp Đại sứ Carmen Moreno Toscano tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt với Mexico trên cả bình diện song phương và đa phương.
Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Mexico mong muốn trong thời gian tới, Quốc hội hai nước tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt giữa các Ủy ban; Phát huy hơn nữa vai trò của Nhóm Nghị sỹ hữu nghị; Đẩy mạnh phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện Quốc tế.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT NAM – MEXICO
* Tại Phiên họp thứ 21 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã kí ban hành Nghị quyết số 755/NQ-UBTVQH15 về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV.
Nghị quyết nêu rõ Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, phiên chất vấn tại Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình và đạt được các yêu cầu đề ra, thu hút sự quan tâm, chú ý rộng rãi của cử tri, Nhân dân cả nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG CHẤT VẤN TẠI PHIÊN HỌP THỨ 21
* Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều điểm mới liên quan đến tập trung, tích tụ đất nông nghiệp. Tuy nhiên, một số ý kiến chuyên gia cho rằng, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về phương thức tập trung đất nông nghiệp, cân nhắc con số hạn mức,… nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện hại; đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và quan trọng hơn là khắc phục tình trạng lợi dụng tích tụ, tập trung đất nông nghiệp để đầu cơ,…
Tích tụ, tập trung đất đất nông nghiệp là một trong những chủ trương, đường lối được Đảng và Nhà nước quan tâm trong thời gian qua nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Luật đất đai 2103 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã dành nhiều quy định liên quan để điều chỉnh vấn đề tích tụ và tập trung đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai trên thực tế còn nhiều vướng mắc, bất cập cần phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp nhằm phát triển nền nông nghiệp hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI: QUY ĐỊNH TÍCH TỤ ĐẤT NÔNG NGHIỆP PHẢI KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG ĐẦU CƠ
* Đóng góp vào dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), nhiều doanh nghiệp đề xuất xem xét lại quy định nghĩa vụ đối với tổ chức nước ngoài cung cấp các dịch vụ OTT, điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu qua biên giới...
Bên cạnh đó, một số đơn vị viễn thông đề nghị cần có quy trình phê duyệt của cơ quan quản lý Nhà nước khi doanh nghiệp sở hữu hạ tầng dùng chung thay đổi đơn giá cho thuê (theo hướng tăng so với đơn giá hiện tại).
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ĐỀ XUẤT XEM XÉT QUY ĐỊNH VỚI TỔ CHỨC NƯỚC NGOÀI CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THEO HÌNH THỨC KHÔNG THU CƯỚC QUA BIÊN GIỚI
- DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG SỞ HỮU HẠ TẦNG DÙNG CHUNG THAY ĐỔI ĐƠN GIÁ CHO THUÊ CẦN PHẢI ĐƯỢC SỰ PHÊ DUYỆT CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
* Qua giám sát tại cơ sở, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, thành viên Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” đề nghị Bộ Y tế làm rõ việc thực hiện chính sách cho nhân viên y tế thôn bản, đặc biệt là đội ngũ cô đỡ thôn bản đang chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau 30 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cô đỡ thôn bản đã đóng góp quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều cô đỡ thôn bản chưa được nhận chế độ phụ cấp do vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NHIỀU CÔ ĐỠ THÔN, BẢN BỎ VIỆC VÌ KHÔNG CÓ PHỤ CẤP
* Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm mới của dự án Luật này là Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung loại hình “kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng” vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất hợp lý để đảm bảo hạn chế dịch vụ này.
Thực tế thực hiện cho thấy, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế - xã hội, đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên so với yêu cầu đặt ra, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn những hạn chế nhất định cần tiếp tục được hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng như mục tiêu đề ra của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021-2030.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SẼ LẤY Ý KIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT LÀ CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ TRỰC TUYẾN
* Đánh giá việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổ Công tác của Đoàn giám sát Quốc hội cho rằng, việc ban hành chậm các văn bản triển khai CTMTQG xây dựng nông thôn mới đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình.
Tổ Công tác của Đoàn giám sát Quốc hội đề nghị Bộ khẩn trương hoàn thiện việc ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án, nội dung được giao; đánh giá các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện phân bổ vốn; đánh giá về thủ tục, tiến độ, khả năng giải ngân vốn cho các dự án, tiểu dự án…
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHẨN TRƯƠNG BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN CỦA CTMTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI