* Chiều 14/7, tại Nhà Quốc hội, sau 2,5 ngày làm việc, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 24, hoàn thành chương trình đề ra.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ 7 nội dung theo dự kiến chương trình đã đề ra, đạt chất lượng. Chủ tịch Quốc hội cho biết tài liệu của phiên họp đã được các cơ quan hữu quan chuẩn bị kỹ lưỡng. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ tài liệu để cho ý kiến một cách trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: SỰ PHỐI HỢP CHẶT CHẼ GIỮA CÁC CƠ QUAN BẢO ĐẢM CHO CHẤT LƯỢNG CỦA PHIÊN HỌP THỨ 24 CỦA UBTVQH
* Trước đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến báo cáo kết quả giám sát bước đầu chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.
Tại Phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh – Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chuyên đề trình bày Báo cáo Kết quả bước đầu giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”
Xem nội dung chi tiết tại đây: UBTVQH CHO Ý KIẾN BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT BƯỚC ĐẦU VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
* Cũng trong buổi chiều ngày 14/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo Tổng kết Kỳ họp thứ 5 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành nội dung phiên họp.
Phát biểu điều hành Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan, ý kiến của cử tri, Nhân dân cả nước, dư luận xã hội và tình hình thực tế, Văn phòng Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã xây dựng báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cho ý kiến, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý hoàn thiện báo cáo, nhất là nhấn mạnh kết quả đạt được, điểm nổi bật, điểm mới, cần nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn; cho ý kiến về những nội dung nào cần tiếp tục rút kinh nghiệm cho kỳ họp sau.
Xem nội dung chi tiết tại đây: KỲ HỌP THỨ 5 TIẾP TỤC CÓ ĐỔI MỚI, CẢI TIẾN, ĐÁP ỨNG NGÀY CÀNG TỐT HƠN YÊU CẦU THỰC TIỄN
* Sáng 14/07, tại Nhà Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban soạn thảo Nghị quyết về tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử.
Nội dung phiên họp nhằm thảo luận, cho ý kiến về việc triển khai xây dựng Nghị quyết và xin ý kiến một số nội dung quan trọng của Nghị quyết, Kế hoạch soạn thảo và trình dự án Nghị quyết và việc phân công nhiệm vụ thành viên Ban soạn thảo xây dựng Nghị quyết...
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHIÊN HỌP THỨ NHẤT CỦA BAN SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ VÀ GIÁM SÁT VIỆC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ, ĐẠI BIỂU DÂN CỬ
* Nhấn mạnh việc xây dựng dự thảo Nghị quyết là nhiệm vụ quan trọng mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, Trưởng Ban Dân nguyện, Trưởng Ban soạn thảo Dương Thanh Bình đề nghị Tổ biên tập và Vụ Dân nguyện tổng hợp lại tất cả các ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự hôm nay, trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện đề cương dự thảo Nghị quyết và dự kiến kế hoạch để xin ý kiến các đại biểu một lần nữa tại phiên họp của Ban soạn thảo lần tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRƯỞNG BAN DÂN NGUYỆN DƯƠNG THANH BÌNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ NHẤT CỦA BAN SOẠN THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN THƯ VÀ GIÁM SÁT VIỆC TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CƠ QUAN DÂN CỬ, ĐẠI BIỂU DÂN CỬ
* Sáng 14/7 tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp với các bên liên quan để làm rõ việc mở rộng phạm vi điều chỉnh liên quan đến 3 dịch vụ: Trung tâm dữ liệu; Điện toán đám mây và Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (OTT viễn thông) trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Phương Tuấn và Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long đồng chủ trì phiên họp. Cùng dự phiên họp có đại diện Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp và một số Bộ, ngành liên quan và các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, trung tâm dữ liệu, đám mây, OTT trong và ngoài nước, các hiệp hội thông tin và truyền thông, các tổ chức trong và ngoài nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TỔ CHỨC PHIÊN HỌP VỀ MỞ RỘNG PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH TRONG DỰ THẢO LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI)
* Phát biểu thảo luận tại phiên họp, đại diện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây, OTT và các hiệp hội Thông tin truyền thông cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi Luật Viễn thông nhằm xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số, quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông theo hướng: hạ tầng số là thiết yếu, bảo đảm an toàn thông tin mạng là then chốt; ưu tiên đầu tư nhanh, đi trước một bước...
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT VIỄN THÔNG: CẦN QUY ĐỊNH RÕ VỀ TRUNG TÂM DỮ LIỆU, ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ OTT
* Sáng 14/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì Hội nghị lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Văn phòng Quốc hội.
Cơ bản nhất trí với Báo cáo tổng kết công tác Đảng 6 tháng đầu năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023, các đại biểu nêu rõ, thời gian qua, Đảng ủy cơ quan Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia và tham mưu, phục vụ các Kỳ họp của Quốc hội, các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hoạt động của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ CƠ QUAN VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LẦN THỨ XIII
* Sáng 14/7, tại Nhà Quốc hội, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần đã chủ trì cuộc làm việc của Văn phòng Quốc hội với đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí và một số cơ quan về việc hỗ trợ, phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án luật Chuyển đổi giới tính.
Thực hiện nhiệm vụ do Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao, qua tiếp cận hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Chuyển đổi giới tính, dự kiến Kế hoạch soạn thảo dự án Luật, Văn phòng Quốc hội nhận thấy mặc dù thời gian đến tháng 10/2024 mới trình lần đầu, nhưng khối lượng công việc phải triển khai là tương đối lớn. Vì vậy, Văn phòng Quốc hội tổ chức cuộc làm việc với đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí và các Bộ, ngành có liên quan nhằm hỗ trợ các điều kiện bảo đảm, phục vụ đại biểu Quốc hội trong việc trình dự án Luật này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÀM VIỆC VỚI ĐBQH NGUYỄN ANH TRÍ VỀ VIỆC HỖ TRỢ TRÌNH DỰ ÁN LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
* Tại cuộc làm việc, các đại biểu đề xuất bổ sung sự tham gia của đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Một số chuyên gia, nhà khoa học am hiểu các vấn đề chuyên môn và các khía cạnh khác liên quan đến dự án Luật mà đại biểu Quốc hội trình do nội dung chuyển đổi giới tính có liên quan đến các vấn đề truyền thống văn hóa, gia đình cũng như nhóm đối tượng thanh thiếu niên.
Xem nội dung chi tiết tại đây: HỖ TRỢ TÍCH CỰC, THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC PHỤC VỤ ĐBQH TRÌNH DỰ ÁN LUẬT CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH
* Báo cáo tham luận tại Hội nghị AIPA Caucus 14, Đoàn đại biểu Việt Nam khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhiều đạo luật đã được xây dựng và rà soát, sửa đổi bổ sung để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng kinh tế.
Hội nghị Nhóm Tư vấn Liên nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA Caucus) lần thứ 14 do Quốc hội Việt Nam chủ trì, đăng cai tổ chức với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ tăng trưởng và phát triển bền vững”. Tại phiên thảo luận toàn thể thứ Hai, Hội nghị đã tiến hành thảo luận về chủ đề này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC CHO TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM
* Thực hiện Chương trình công tác năm 2023, sáng 14/7 tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Khối thi đua II – Công đoàn viên chức Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Ủy viên BCH Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Viên chức Việt Nam Nguyễn Văn Đông dự và chỉ đạo Hội nghị.
Thảo luận tại Hội nghị, đại diện Công đoàn các đơn vị trong Khối thi đua II cơ bản nhất trí với Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023. Các ý kiến tại Hội nghị đều ghi nhận, đánh giá cao công tác Công đoàn của các đơn vị trong Khối thi đua II đã thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2023...
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHỐI THI ĐUA II – CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM SƠ KẾT CÔNG TÁC 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 2023
* Tại Hội thảo đào tạo chuyên sâu về biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng diễn ra chiều 13/7 tại tỉnh Quảng Ninh, nhiều ĐBQH, chuyên gia cho rằng, bằng cách tăng cường trao đổi thương mại điện với các nước ASEAN, Việt Nam có thể đáp ứng nhu cầu về điện hiệu quả, đồng thời thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI ĐIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ASEAN CÓ THỂ THÚC ĐẨY SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
* Đánh giá cao Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, ĐBQH Lê Thanh Hoàn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã chỉ ra nhiều điểm mới tích cực của dự thảo Nghị quyết, góp phần tăng cường trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH LÊ THANH HOÀN: NHIỀU ĐIỂM MỚI TÍCH CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG LẤY PHIẾU, BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ CHỨC VỤ DO QUỐC HỘI, HĐND BẦU HOẶC PHÊ CHUẨN
* “Đặt hàng” giáo viên theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2021. Một trong những điểm nhấn của Nghị định này là cho phép đào tạo giáo viên theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, nhưng qua giám sát từ thực tế của đại biểu Quốc hội cho thấy chưa thực sự hiệu quả.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI PHẢN ÁNH VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP KHI THỰC HIỆN “ĐẶT HÀNG” GIÁO VIÊN THEO NGHỊ ĐỊNH 116/2020/NĐ-CP
* Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có Phiếu chất vấn bằng văn bản đối với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, nhất là đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH HUỲNH THANH PHƯƠNG: CẦN GIẢI PHÁP ĐỒNG BỘ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT
* Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình, kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia trên thế giới, PGS.TS Đặng Minh Tuấn, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, quy trình làm luật của Quốc hội là giai đoạn cơ bản, quan trọng nhất của quy trình lập pháp. Do vậy, pháp luật và các nước quy định rất chi tiết quy trình xem xét, thảo luận và thông qua các luật tại lần thảo luận tại Quốc hội....
Xem nội dung chi tiết tại đây: PGS. TS ĐẶNG MINH TUẤN: QUY TRÌNH LÀM LUẬT CỦA QUỐC HỘI LÀ GIAI ĐOẠN CƠ BẢN, QUAN TRỌNG NHẤT CỦA QUY TRÌNH LẬP PHÁP
* Chiều 13/7, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng do Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách thành phố Lã Thanh Tân làm Trưởng đoàn giám sát chuyên đề “Tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH giai đoạn 2016 – 2022” tại BHXH quận Lê Chân.
Tại cuộc làm việc, các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng đã trao đổi, đóng góp ý kiến về việc thực hiện các thủ tục hành chính liên thông, chia sẻ dữ liệu, quá trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục liên quan đến BHXH tại bộ phận “một cửa” của quận còn phát sinh vướng mắc, không hợp lý.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BHXH TẠI BHXH QUẬN LÊ CHÂN
* Ngày 13/7, tại UBND xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng), Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Sóc Trăng, gồm các đại biểu: Tô Ái Vang - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng; Triệu Thị Ngọc Diễm - Bí thư Tỉnh đoàn có buổi tiếp xúc gần 80 bà con cử tri xã Long Hưng. Cùng dự có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và lãnh đạo huyện Mỹ Tú.
Tại hội nghị, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng bày tỏ mong muốn cử tri và nhân dân trong tỉnh tiếp tục quan tâm theo dõi, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của đại biểu dân cử nói chung và các đại biểu Quốc hội nói riêng, để mỗi đại biểu đều phát huy được vai trò, trách nhiệm của mình khi được nhân dân tín nhiệm gửi gắm tâm tư, nguyện vọng chính đáng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH SÓC TRĂNG TIẾP XÚC CỬ TRI XÃ LONG HƯNG