QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 07/9/2023
* Trong không khí cả nước kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2023), Ngày Quốc khánh (02/9/1945-02/9/2023) và kỷ niệm 93 năm Ngày Xô viết - Nghệ Tĩnh (12/9/1930-12/9/2023), chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu tiêu biểu Hội Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt, tù đày tỉnh Nghệ An.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh các thành viên Hội luôn là tấm gương giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, là chỗ dựa tinh thần cho gia đình và cộng đồng dân cư nói chung, là lực lượng nòng cốt cho duy trì ổn định an ninh trật tự trên địa bàn...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TIẾP ĐOÀN ĐẠI BIỂU HỘI CHIẾN SĨ CÁCH MẠNG BỊ ĐỊCH BẮT, TÙ ĐÀY TỈNH NGHỆ AN
* Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc họp giao ban của lãnh đạo Quốc hội với Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đánh giá kết quả công tác chủ yếu tháng 8/2023, đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 9/2023 và các tháng tới của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều hành phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận hoạt động trong tháng 8 là rất nhiều, kết quả đạt được tương đối toàn diện, bám sát kế hoạch công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra, đồng thời giải quyết nhiều công việc phát sinh. Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã chủ động, linh hoạt và chuyên nghiệp...
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI TRẦN THANH MẪN CHỦ TRÌ CUỘC HỌP GIAO BAN CỦA LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VỚI THƯỜNG TRỰC CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI VỀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG 9/2023
* Sáng 08/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng khoa học của UBTVQH Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm đề tài, Ban Chủ nhiệm đề tài cấp bộ đặc biệt “Quốc hội Việt Nam - 80 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” tổ chức phiên họp thứ hai nhằm đánh giá tình hình triển khai tiến độ đề tài.
Phát biểu chỉ đạo tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định - Chủ nhiệm đề tài đề nghị các thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài, các đơn vị cần phát huy cao độ trách nhiệm, sự tham gia tích cực, chủ động của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng khoa học, sự đóng góp trí tuệ các chuyên gia, nhà khoa học am hiểu về lịch sử Quốc hội, có kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, các thành viên Ban Chủ nhiệm đề tài.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ HAI TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐẶC BIỆT "QUỐC HỘI VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN"
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN KHẮC ĐỊNH: ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI CẤP BỘ ĐẶC BIỆT "QUỐC HỘI VIỆT NAM - 80 NĂM XÂY DỰNG, ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN"
* Sáng 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội tổ chức phiên giải trình về việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước đến hết niên độ ngân sách nhà nước năm 2021. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu chỉ đạo.
Phát biểu khai mạc phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, mục tiêu, nội dung cụ thể của phiên giải trình là tập trung đánh giá tình hình và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (KTNN) của các Bộ, Ngành, địa phương đến ngày 31/3/2023 đối với niên độ ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021, niên độ NSNN năm 2020 và 2019 trở về trước đến ngày 31/12/2021 chưa thực hiện.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI DỰ PHIÊN GIẢI TRÌNH VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
* Chiều 8/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Đoàn giám sát “Việc triển khai các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030” làm việc với Chính phủ.
Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thượng tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn giám sát cho biết, sau hơn 1 năm triển khai giám sát, đến nay về cơ bản, Đoàn đã hoàn thành công việc bước đầu, cuộc làm việc này nhằm thống nhất những nhận định, đánh giá lớn và các kiến nghị về kết quả giám sát đối với Chính phủ, Quốc hội, UBTVQH.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ĐOÀN GIÁM SÁT VỀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA LÀM VIỆC VỚI CHÍNH PHỦ
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ CUỘC LÀM VIỆC VỚI CHÍNH PHỦ VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
* Chiều 08/9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì Phiên họp thứ 4 của Đoàn Giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.
Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định việc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 đã đáp ứng được mong mỏi của cử tri cũng như hội nhập quốc tế liên quan đến đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo năng lượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội cũng như thực hiện chuyển đổi năng lượng một cách hiệu quả...
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- PHIÊN HỌP THỨ 4 CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT “VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016-2021”
- GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016-2021 ĐÁP ỨNG ĐƯỢC MONG MỎI CỦA CỬ TRI
* Sáng 8/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức Phiên họp thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đồng chủ trì phiên họp.
Thảo luận tại phiên họp, các đại biểu cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật và tập trung thảo luận cho ý kiến về những nội dung trọng tâm như: công tác chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thời gian qua; kết quả đạt được trong công tác thi hành pháp luật, đặc biệt là việc ban hành văn bản quy định chi tiết; phổ biến, giáo dục pháp luật...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA SƠ BỘ BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TÌNH HÌNH THI HÀNH HIẾN PHÁP, LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI
* Sáng 08/9, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Đoàn Giám sát chuyên đề của Ủy ban Xã hội đã làm việc với Bộ Công an về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy và phòng, chống mại dâm. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.
Tại cuộc làm việc, các đại biểu nêu nhiều vấn đề, vướng mắc như: Công tác dạy nghề, vay vốn, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người hoạt động mại dâm hoàn lương còn khó khăn; chế tài xử phạt đối với người bán dâm sau khi bị bắt giữ, chỉ bị phạt tiền, hiệu quả răn đe không cao, hầu hết người bán dâm vẫn tái vi phạm...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA ỦY BAN XÃ HỘI LÀM VIỆC VỚI BỘ CÔNG AN VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY, MẠI DÂM
* Sáng 08/9, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội làm việc với tỉnh Quảng Nam phục vụ công tác thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi).
Tại buổi làm việc, Đoàn công tác đánh giá cao công tác chuẩn bị báo cáo, tham gia góp ý vào dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) của Quảng Nam. Đồng thời thống nhất với các ý kiến, kiến nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, các sở, ngành và đơn vị có liên quan để tổng hợp trình Quốc hội xem xét bổ sung chính sách về viễn thông trong thời gian tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT PHỤC VỤ THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT VIỄN THÔNG (SỬA ĐỔI) TẠI QUẢNG NAM
* Sáng ngày 8/9, tại Trụ sở Các cơ quan của Quốc hội, Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội tổ chức Phiên họp góp ý về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội Bùi Ngọc Thanh chủ trì Phiên họp.
Tại Phiên họp, các đại biểu cũng tập trung cho ý kiến vào một số nội dung lớn như bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng; mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện...
Xem nội dung chi tiết tại đây: CÂU LẠC BỘ CỰU ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI GÓP Ý DỰ ÁN LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI)
* Chiều 08/9, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã làm việc với Tổng cục Thuế về các nội dung liên quan trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Vân Chi đồng chủ trì cuộc làm việc.
Phát biểu khai mạc, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, cuộc làm việc mang tính chất chuyên đề giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng đối với xuất khẩu. Trong thời gian vừa qua, nội dung này nhận được sự quan tâm rất lớn; cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, cơ sở sản xuất đã có nhiều ý kiến phản ánh với các cơ quan của Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THƯỜNG TRỰC ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH LÀM VIỆC VỚI TỔNG CỤC THUẾ VỀ THÁO GỠ KHÓ KHĂN TRONG HOÀN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
* Được thành lập năm 1889 với trụ sở chính đặt tại Geneva (Thụy Sĩ), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) là một trong những tổ chức đa phương lâu đời nhất thế giới. Kể từ khi chính thức gia nhập IPU tháng 4/1979 cho đến nay, Quốc hội Việt Nam luôn là thành viên tích cực và có trách nhiệm tại diễn đàn này.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUỐC HỘI VIỆT NAM LUÔN LÀ THÀNH VIÊN TÍCH CỰC VÀ CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG IPU
* Từ ngày 14-18/9/2023, Quốc hội Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 tại Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ với báo chí về sự kiện quan trọng này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà - Phó Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị nhấn mạnh, với việc đăng cai tổ chức Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9, Việt Nam tiếp tục thể hiện vai trò, trách nhiệm đối với cộng đồng thế giới cũng như phát huy vai trò của các nghị sĩ trẻ, giới trẻ trong giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu.
Xem nội dung chi tiết tại đây: CHỦ NHIỆM UỶ BAN ĐỐI NGOẠI: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NGHỊ SĨ TRẺ, GIỚI TRẺ TRONG GIẢI QUYẾT NHỮNG THÁCH THỨC TOÀN CẦU
* Xác định “việc đổi mới và đẩy mạnh công tác giám sát là khâu trọng tâm, then chốt để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội”, thời gian qua bên cạnh việc đổi mới phương thức, hình thức giám sát,… công tác bảo đảm hoạt động giám sát, cũng như công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động giám sát của Quốc hội cũng được quan tâm, chú trọng.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI NGÀY CÀNG HIỆU QUẢ
* Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội Khóa XV, một trong những tồn tại được chỉ rõ là tình trạng tình trạng nợ đọng, chậm ban hành văn bản quy định chi tiết chưa được khắc phục. Theo ý kiến một số đại biểu, chuyên gia, cần có giải pháp quyết liệt, không để tồn tại này làm giảm hiệu quả thực thi chính sách, cản trở quá trình chính sách đến với người dân...
Xem nội dung chi tiết tại đây: KHÔNG ĐỂ NỢ ĐỌNG, CHẬM BAN HÀNH VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CẢN TRỞ CHÍNH SÁCH ĐẾN VỚI NGƯỜI DÂN
* Thảo luận tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, đại diện lãnh đạo các tỉnh/thành phố thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù theo nghị quyết của Quốc hội đều khẳng định các nghị quyết thể hiện sự quan tâm của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội nhằm tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tiềm năng, lợi thế, thu hút nguồn lực đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế - xã hội và cả nước.
Các địa phương đều đã chủ động ban hành ngay chương trình, kế hoạch hành động nhằm triển khai thực hiện. Đến nay các nghị quyết đều đi vào cuộc sống, tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc cần được quan tâm tháo gỡ.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TẬN DỤNG CƠ HỘI PHÁT TRIỂN TỪ CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐƯỢC QUỐC HỘI TRAO
* Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 tới đây (10/2023). Đánh giá dự thảo luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã có nhiều sửa đổi phù hợp, tuy nhiên liên quan đến quy định về thu hồi đất, một số ý kiến đề nghị cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, cân nhắc bổ sung nguyên tắc trong thu hồi đất bắt buộc phải có phương pháp về điều chỉnh lại đất đai....
Xem nội dung chi tiết tại đây: CÂN NHẮC BỔ SUNG NGUYÊN TẮC TRONG THU HỒI ĐẤT BẮT BUỘC PHẢI CÓ PHƯƠNG PHÁP VỀ ĐIỀU CHỈNH LẠI ĐẤT ĐAI
* Thời gian qua, Chính phủ đã đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật theo định hướng chuyển đổi số, đẩy mạnh truyền thông chính sách. Tuy nhiên, cần thay đổi và cập nhật các hình thức mới, phổ biến sâu rộng các văn bản pháp luật đến mọi tầng lớp Nhân dân để trang bị cho họ kiến thức cơ bản về pháp luật.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐA DẠNG HÓA CÁC HÌNH THỨC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐẾN MỌI TẦNG LỚP NHÂN DÂN
* Sáng 8/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế đã có buổi tiếp xúc cử tri chuyên đề về bảo vệ, phát triển rừng bền vững và động vật hoang dã. Đây cũng là lần đầu tiên cử tri thuộc Hội chủ rừng phát triển bền vững tỉnh được “đặt hàng” Đoàn ĐBQH nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết liên quan đến hoạt động của mình.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri kiến nghị cần xử lý nghiêm minh hơn hành vi tận diệt động vật rừng, có cơ chế khen thưởng, vinh danh người làm tốt trong công tác này. Kiến nghị Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế sớm có tiếp xúc cử tri chuyên đề về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững. Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế kiến nghị cần sớm bổ sung một chương về Bảo vệ động vật hoang dã tại Luật Lâm nghiệp sửa đổi...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TIẾP XÚC CỬ TRI CHUYÊN ĐỀ VỀ BẢO VỆ RỪNG VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
* Sáng 08/9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc do đồng chí Trần Văn Tiến, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi khảo sát việc giải quyết các kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền của các cơ quan trong tỉnh trên địa bàn huyện Tam Đảo.
Sau khi đi kiểm tra thực tế tình hình luồng tiêu, trục tiêu trên địa bàn xã Hồ Sơn, Đoàn công tác đã nghe báo cáo của UBND huyện Tam Đảo và các cơ quan trong tỉnh có thẩm quyền liên quan đến vấn đề cải tạo nâng cấp, khơi thông hệ thống luồng tiêu trên địa bàn.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH VĨNH PHÚC KHẢO SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TẠI HUYỆN TAM ĐẢO
* Sáng 08/9, Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách làm trưởng đoàn có buổi giám sát đối với UBND thành phố Hà Giang về kết quả thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý, sử dụng Quỹ BHXH theo Luật BHXH năm 2014, giai đoạn 2016 – 2023. Tham gia đoàn có đại diện một số sở, ban, ngành.
Tại buổi làm việc, các đại biểu và thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang góp ý, trao đổi, đề nghị thành phố làm rõ một số nội dung: Việc thực hiện số hóa hồ sơ BHXH được tiếp nhận; tình trạng chậm đóng, nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp; công tác tiếp nhận, giải quyết đơn thư, khiếu nại của công dân liên quan đến thực hiện chế độ chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG