NHÌN LẠI 01 NĂM HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH HÀ GIANG

30/12/2023

Năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang đã chủ động, đề cao trách nhiệm, vào cuộc từ sớm, từ xa, quyết liệt cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chương trình, kế hoạch đề ra đúng tiến độ, đạt được nhiều kết quả tích cực, bảo đảm chất lượng góp phần vào sự thành công chung của Quốc hội, được cử tri và địa phương đángiá cao. Cổng TTĐTQH trân trọng giới thiệu bài viết: “Nhìn lại 01 năm hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang” của đại biểu Tráng A Dương - Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang.

GÓC NHÌN: BÀN VỀ TIÊU CHÍ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG LĨNH VỰC THỂ DỤC THỂ THAO

ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV

ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43 CỦA QUỐC HỘI VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI, PHÁT TRIỂN KT-XH

Năm 2023 được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban công tác đại biểu Quốc hội và Tỉnh ủy Hà Giang, sự phối hợp chặt chẽ của Thường trực HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh và các cơ quan hữu quan, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Hà Giang đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, đổi mới phương thức làm việc, tập trung cao độ triển khai thực hiện hoàn thành, hiệu quả các mặt công tác và đạt được kết quả tích cực trên các lĩnh vực như xây dựng pháp luật, giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, phối hợp thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội, tham gia thảo luận, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Nhìn lại sau 01 năm hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang có thể tổng kết thành 13 lĩnh vực cụ thể như sau:

1. Công tác lập pháp: Thực hiện Nghị quyết về chương trình xây dựng luật năm 2023; nội dung, chương trình tại các kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã duy trì và tiếp tục tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý vào các dự án luật; tổ chức khảo sát thu thập thông tin và ban hành văn bản xin ý kiến vào các dự án Luật; phân công các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, phụ trách dự án, dự thảo luật, nghị quyết cụ thể, giúp cho các đại biểu chủ động nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến tham gia đảm bảo sâu sát, chất lượng.

Năm 2023, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã tổ chức 10 hội nghị lấy ý kiến; ban hành 18 Văn bản xin ý kiến đối với 25 dự án luật trình tại các kỳ họp Quốc hội. Ngoài ra Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang cũng tham gia phát biểu vào dự thảo Luật với 16 lượt thảo luận tại tổ và 19 lượt thảo luận tại hội trường.

Các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang tích cực tham gia phát biểu góp ý các dự thảo Luật.

2. Giám sát tại kỳ họp Quốc hội: Tại kỳ họp thứ 5, thứ 6, các ĐBQH tỉnh Hà Giang đã tập trung nghiên cứu cho ý kiến vào các báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước; tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công; xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án... tiến hành giám sát tối cao các chuyên đề: Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030; xem xét báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 4, thứ 5 Quốc hội khóa XV và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

3. Về hoạt động giám sát chuyên đề: Thực hiện Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chương trình giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội, trong năm 2023, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện 03 chuyên đề giám sát theo chỉ đạo; Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID -19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 trên địa bàn tỉnh.

Hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã thực hiện đúng theo chương trình, kế hoạch đề ra, sau các đợt giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh và các đơn vị được giám sát; với 49 kiến nghị gửi Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương; 75 kiến nghị đối với UBND tỉnh và các ngành; 17 kiến nghị đối với UBND các huyện, thành phố.

Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Hà Giang do đồng chí Lý Thị Lan, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Trưởng đoàn Chuyên trách làm trưởng đoàn giám sát tại huyện Quang Bình về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016 - 2021”.

4. Công tác phối hợp tham gia chương trình giám sát, khảo sát của các cơ quan Quốc hội trên địa bàn tỉnh: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang  đã tích cực phối hợp với các Đoàn giám sát, khảo sát của Quốc hội để triển khai các hoạt động giám sát, khảo sát trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2023 đã tham 03 đoàn triển khai các hoạt động giám sát, khảo sát bao gồm: Tham gia khảo sát, giám sát về "việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030"; phối hợp với Đoàn giám sát chuyên đề thực hiện chính sách, pháp luật về chuyển đổi số của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Quốc hội; phối hợp với Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp khảo sát về việc chấp hành các quy định của pháp luật phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012-2022 trên địa bàn tỉnh.

5. Giám sát thông qua hoạt động chất vấn: Để chuẩn bị cho các phiên chất vấn của Ủy ban TVQH, các kỳ họp Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã nghiên cứu đề xuất nhiều nội dung chất vấn theo chỉ đạo của Ủy ban TVQH, cụ thể đã gửi 02 nội dung chất vấn đề xuất chất vấn tại kỳ họp thứ 5; 02 nội dung đề nghị tại phiên họp thứ 21, 02 nội dung tại phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tham gia 05 lượt chất vấn tại kỳ họp thứ 5, kỳ họp thứ 6.

6. Giám sát việc thực hiện kiến nghị của cử tri: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận 09 văn bản trả lời và kịp thời thông báo đến địa phương, Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam ở địa phương để thông tin đến cử tri và đăng tải trên trang Thông tin điện tử Đại biểu nhân dân Hà Giang; 01 kiến nghị được tổng hợp sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV chưa được giải quyết, trả lời.

7. Công tác tiếp xúc cử tri: Trong năm 2023 Đoàn đã tổ chức 09 cuộc tiếp xúc cử tri với 935 cử tri tham dự, tại các hội nghị tiếp xúc cử tri, các đại biểu Quốc hội đã thực hiện tốt việc thông tin kịp thời chương trình kỳ họp, kế hoạch, nội dung liên quan đến hoạt động của Đoàn ĐBQH.

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 6.

8. Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo: Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang đã xây dựng lịch và ban hành Thông báo tiếp công dân định kỳ vào ngày 20 hàng tháng tại trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân được Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng, được thực hiện nghiêm túc, xử lý kịp thời đảm bảo đúng  quy định của pháp luật 100% đơn thư đủ điều kiện đã được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định, không có đơn thư tồn đọng mà chưa được xử lý.

Năm 2023, Đoàn đại biểu Quốc hôi tỉnh đã tổ chức 12 buổi tiếp công dân, tiếp nhận tổng 57 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; chuyển 12 đơn đến các cơ quan, chức năng xem xét giải quyết; đã tiếp nhận và đã ban hành văn bản trả lời cho công dân 10 đơn; còn 02 đơn đang trong thời hạn giải quyết.

9. Về công tác chuẩn bị kỳ họp: Trước mỗi kỳ họp, Đoàn ĐBQH xây dựng kế hoạch và tổ chức làm việc các ngành có liên quan để thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, quốc phòng- an ninh; tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của tỉnh đối với Trung ương để chuyển tải tới Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.

10. Hoạt động tại kỳ họp: Tại các kỳ họp, các vị đại biểu Quốc hội đoàn Hà Giang với tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, thẳng thắn đã tập trung thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, tâm huyết, chất lượng vào các dự thảo luận, nghị quyết, báo cáo, tờ trình trình tại kỳ họp. Đã có 28 lượt đại biểu tham gia phát biểu thảo luận tại hội trường, 26 lượt ý kiến đại biểu tham gia phát biểu thảo luận tại tổ, gửi các văn bản để tham gia vào các tờ trình, dự án luật, dự thảo nghị quyết và các vấn đề quan trọng theo yêu cầu của Ủy ban TVQH; tham gia trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình, báo chí về các nội dung liên quan đến kỳ họp Quốc hội.

11. Về hoạt động của Đại biểu Quốc hội chuyên trách: Đoàn ĐBQH tỉnh có 03 đại biểu hoạt động chuyên trách trong đó 01 đại biểu là lãnh đạo Đoàn chuyên trách ở địa phương, 02 đại biểu chuyên trách ở Trung ương. Với vai trò là Đại biểu Quốc hội chuyên trách, các vị đại biểu Quốc hội đã bám sát Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận, các chủ trương, chính sách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Đảng Đoàn Quốc hội, Ủy ban TVQH, phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, Bộ, Ban, ngành trung ương, các cơ quan hữu quan; phát huy tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức trách, nhiệm vụ đại biểu chuyên trách của mình đáp ứng yêu cầu thực tiễn góp phần quan trọng vào kết quả, hiệu quả chung của Quốc hội và Đoàn ĐBQH tỉnh.

Đồng chí Lý Thị Lan, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang chúc Tết và tặng quà cho hộ bà Lộc Thị Yêng, thôn Bắc Sum, xã Minh Tân.

12. Công tác an sinh xã hội: Năm 2023, các đại biểu trong Đoàn đã tích cực thăm hỏi, tặng quà cho các cá nhân, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, thăm tặng quà các xã, đồn biên phòng, người cao tuổi.

13. Các hoạt động đối ngoại: Ngay từ cuối năm 2022, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ban hành Chương trình công tác năm 2023, tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023, hoạt động này góp phần tăng cường công tác trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của từng cơ quan; ký kết Quy chế phối hợp với UBND tỉnh về nội dung xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, giải quyết đơn thư,..tăng cường chức năng, trách nhiệm của Đoàn ĐBQH,  UBND tỉnh.

Phối hợp với UBND tỉnh dự làm việc với các đoàn giám sát, khảo sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; phối hợp đón tiếp các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, bộ, ngành Trung ương, các Đoàn công tác về thăm và làm việc tại địa phương; tham gia các hoạt động chung của tỉnh, thăm và tặng quà các cơ quan, đơn vị theo lịch của tỉnh tổ chức.

Tham gia hoạt động đối ngoại của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp cử 02 lượt đại biểu tham gia đoàn công tác đi tìm hiểu, nghiên cứu tại Cộng hòa Indonesia, Ý và Cộng hòa Áo.

Có thể nói, năm 2023 với khối lượng công việc nhiều, ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, Đoàn ĐBQH tỉnh còn phải triển khai nhiều công việc phát sinh, đột xuất quan trọng khác... Tuy nhiên, Đoàn ĐBQH, ĐBQH đã chủ động, đề cao trách nhiệm, vào cuộc từ sớm, từ xa, quyết liệt cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ chương trình, kế hoạch năm 2023 đề ra đúng tiến độ, đạt được nhiều kết quả tích cực, bảo đảm chất lượng góp phần vào sự thành công chung của Quốc hội, được cử tri và địa phương đánh giá cao.

Trên cơ sở kết quả hoạt động năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang nhận định năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chương trình năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020- 2025. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục xây dựng Chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, chi tiết, đổi mới phương pháp làm việc chủ động, khoa học và kỷ luật; chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, trong đó, xác định tập trung vào các nội dung sau:

- Xây dựng pháp luật: Triển khai, thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Tổ chức hợp lý, có chất lượng các hình thức lấy ý kiến các đại biểu, các cơ quan, đơn vị hữu quan tham gia vào các dự án luật, pháp lệnh.

Tham gia các hoạt động thẩm tra, góp ý, thảo luận về các dự án luật, nghị quyết tại các kỳ họp của Quốc hội, các phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Chủ động khảo sát thực tiễn các nội dung liên quan đến dự án luật trình kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là các dự án luật liên quan trực tiếp đến người dân.

- Hoạt động giám sát, khảo sát: Tăng cường hoạt động giám sát, tập trung vào những vấn đề cử tri đang quan tâm, bức xúc và những nội dung cần tháo gỡ về mặt cơ chế, chính sách pháp luật để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội; chú trọng theo dõi, đôn đốc việc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, khảo sát.

Năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức giám sát 03 nội dung theo yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH. (Trong ảnh: Đoàn ĐBQH Hà Giang giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển KT–XH  trên địa bàn huyện Bắc Quang và Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang). 

Tích cực tham gia các hoạt động giám sát của Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội tổ chức tại địa phương. Phối hợp chặt chẽ với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các cơ quan, đơn vị hữu quan để tổ chức thực hiện các hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh. Nâng cao vai trò hoạt động giám sát của cá nhân từng ĐBQH và nâng cao trách nhiệm của đại biểu trong việc thực hiện hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH.

Đặc biệt năm 2024, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang sẽ tổ chức giám sát 03 nội dung theo yêu cầu của Quốc hội, UBTVQH đó là: Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023; Việc thực hiện chính sách pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông từ năm 2009 đến hất năm 2023; 01 nội dung theo Chương trình công tác năm 2024 của Đoàn ĐBQH tỉnh là Giám sát về thực hiện chính sách pháp luật Luật Việc làm.

- Công tác tiếp xúc cử tri: Chủ động phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch Tiếp xúc cử tri theo định kỳ trước, sau các kỳ họp Quốc hội trong năm 2024. Tiếp tục đổi mới và tăng cường hình thức Tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, lĩnh vực, theo nơi cư trú, đối tượng và nơi công tác mà đại biểu quan tâm, tiếp xúc trực tuyến... trước và sau kỳ họp thứ 7, thứ 8; mở rộng thành phần, địa bàn tiếp xúc. Trước các đợt Tiếp xúc cử tri, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm thông tin rộng rãi chương trình Tiếp xúc cử tri và các cuộc tiếp xúc để Nhân dân biết và tham gia.

- Tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân: Nâng cao trách nhiệm đại biểu trong việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật; theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và trả lời kết quả giải quyết đến công dân theo quy định của pháp luật.

- Chuẩn bị, tham dự kỳ họp Quốc hội: Chủ động tham gia, phối hợp chuẩn bị tốt các nội dung của kỳ họp thứ 7, thứ 8 Quốc hội khóa XV và các kỳ họp bất thường (nếu có); phát huy vai trò, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội./.

                   

Đại biểu Tráng A Dương

Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang