PHIÊN HỌP CỦA BAN CHỈ ĐẠO VỀ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CƠ CHẾ BẦU CỬ ĐBQH VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP”
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì cuộc họp.
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án đồng chủ trì cuộc họp.
Dự cuộc họp có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa; Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên; các thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ soạn thảo, Tổ giúp việc xây dựng Đề án.
Phát biểu tại cuộc họp, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án cho biết, để chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 về tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Theo đó, Đảng đoàn Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo và Ban Chỉ đạo đã thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Đề án Đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án
Đến nay, Ban Chỉ đạo Đề án đã ban hành Kế hoạch xây dựng và đề cương Đề án; ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị tổng kết thi hành Luật; xây dựng dự thảo Đề án; xin ý kiến các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan Trung ương, các địa phương. Đồng thời, tổ chức hội nghị lấy ý kiến các chuyên gia về hồ sơ dự thảo Đề án và tiếp thu, hoàn thiện các văn bản.
Dự thảo Đề án được bố cục gồm 04 phần:
Phần thứ nhất: Sự cần thiết, cơ sở xây dựng Đề án; mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, phạm vi và nội dung nghiên cứu Đề án; quá trình xây dựng Đề án.
Phần thứ hai: Thực trạng cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân từ năm 2013 đến nay.
Phần thứ ba: Quan điểm, mục tiêu, giải pháp đổi mới cơ chế bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án.
Thông tin về nội dung cơ bản của Đề án, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết: Đề án đã đề cập đến khái niệm đổi mới cơ chế bầu cử là gì; làm rõ trách nhiệm, cách thức vận hành và mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, thiết chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động liên quan tới công tác chuẩn bị và quá trình tổ chức cuộc bầu cử. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, báo cáo tổng kết công tác bầu cử qua 2 nhiệm kỳ gần đây, Đề án đã làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức công tác bầu cử. Đồng thời, nêu rõ các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng trong công tác bầu cử; tiếp tục hoàn thiện pháp luật về bầu cử; đề xuất hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung một số văn bản hướng dẫn thi hành…
Tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá cao Ban Chỉ đạo Đề án đã ban hành Kế hoạch xây dựng và đề cương Đề án; ban hành Kế hoạch tổng kết thi hành Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương đề nghị tổng kết thi hành Luật; xây dựng dự thảo Đề án.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Cần Thơ Nguyễn Trung Nhân phát biểu tại cuộc họp.
Bên canh đó, các đại biểu đề nghị cần có đánh giá kỹ lưỡng về những khó khăn, bất cập của việc tổ chức công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp, trên cơ sở đó có những kiến nghị, đề xuất phù hợp; bổ sung kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này. Đồng thời tham gia đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm nhằm hoàn thiện Đề án…
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cảm ơn và biểu dương tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án, các thành viên Tổ soạn thảo, Tổ giúp việc đã bám sát kế hoạch, tiến độ triển khai xây dựng Đề án, xây dựng dự thảo Đề án công phu, chất lượng.
Để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Đề án “Đổi mới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đề nghị Tổ soạn thảo tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tại cuộc họp, trong đó lưu ý những nội dung đưa vào Đề án để triển khai thực hiện cần nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội nước ta trước khi trình Đảng đoàn Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào tháng 8 tới.
Trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại cuộc họp:
Quang cảnh cuộc họp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh – Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì cuộc họp.
Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án điều hành cuộc họp.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn nêu một số kinh nghiệm quốc tế trong công tác bầu cử.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa phát biểu tại cuộc họp.
Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên phát biểu tại cuộc họp.
Vụ trưởng Vụ Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hải Long.