THÁI NGUYÊN: CHẤT VẤN, LÀM RÕ CÁC VẤN ĐỀ ĐẠI BIỂU VÀ CỬ TRI QUAN TÂM
PGS.TS NGUYỄN CÔNG HOÀNG: CHUYẾN THĂM CỦA CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI GÓP PHẦN ĐƯA QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC 02 NƯỚC LÊN TẦM CAO MỚI
Thực hiện Nghị quyết số 581/NQ-UBTVQH15 ngày 29/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” và Kế hoạch số 59/KH-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức Hội nghị giám sát trực tiếp đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
Tham dự hội nghị có các đại biểu Quốc hội: Đoàn Thị Hảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên; Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội; Lý Văn Huấn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh. Cùng dự có các đồng chí: Đặng Xuân Trường, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Mai Thị Thuý Nga, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh; đại diện một số sở, ngành, đơn vị liên quan.
Theo Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo, toàn tỉnh hiện có 684 trường mầm non và phổ thông. Trong giai đoạn 2014-2022, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều Chương trình, Đề án, Kế hoạch để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chủ trương của Đảng và Nhà nước giao đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp và đúng quy định của pháp luật. Tỷ lệ kiên cố hóa trường học các cấp đến năm 2022 đạt 90,30% tăng 28,36% so với năm 2015. Thiết bị dạy học tại các trường trên địa bàn tỉnh được trang bị cơ bản đáp ứng được nhu cầu giáo dục và đào tạo tại từng cấp học. Chất lượng giáo dục ở các cấp học có chuyển biến tích cực theo hướng bền vững. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong giai đoạn 2015-2022 tỉnh Thái Nguyên đã tích cực đầu tư xây mới, sửa chữa, mua sắm cơ sở vật chất phục vụ cho cho các cấp học, nhờ đó, cơ sở vật chất của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thái Nguyên đã có những bước chuyển biến lớn, tỉ lệ phòng học kiên cố các cấp từ mầm non đến phổ thông được tăng lên rõ rệt, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia được nâng cao. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.
Tại Hội nghị, các thành viên Đoàn giám sát đã đề nghị làm rõ nhiều nội dung như: Vấn đề phân cấp trong biên soạn chương trình giáo dục địa phương; Việc bố trí giáo viên dạy theo chương trình mới, nhất là đối với các môn học tích hợp; vấn đề chuẩn hóa đội ngũ; thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường tư thục; việc phân luồng để định hướng giáo dục nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi; làm rõ tỷ lệ, khả năng đáp ứng của từng khối phòng học; giải pháp để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên trong khi biên chế ngành giáo dục còn nhiều khó khăn...
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đoàn Thị Hảo, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên đề nghị các ngành sớm bổ sung, hoàn thiện báo cáo, làm cơ sở để Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp kết quả giám sát gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo quy định./.