ĐOÀN ĐBQH TỈNH TRÀ VINH ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

29/01/2024

Để phát huy những kết quả đã đạt được và giải quyết được những hạn chế, bất cập, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thạch Phước Bình đề xuất với Đảng đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội một số giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hoạt động của Đoàn trong thời gian tới...

NĂM 2024, ĐOÀN ĐBQH TỈNH TRÀ VINH SẼ GIÁM SÁT 4 CHUYÊN ĐỀ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP THIẾT ĐƯỢC DƯ LUẬN XÃ HỘI QUAN TÂM

ĐOÀN ĐBQH TỈNH TRÀ VINH: TÍCH CỰC, TÂM HUYẾT, TRÁCH NHIỆM GÓP PHẦN VÀO THÀNH CÔNG CHUNG CỦA KỲ HỌP THỨ 6

Trong năm 2023, mặc dù tình hình kinh tế - xã hội, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, song dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, nhiều chính sách, nghị quyết sát hợp, kịp thời, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thu nhập thấp, hộ khó khăn kịp thời tạo ổn định và niềm tin trong xã hội, cộng đồng quốc tế. Thực hiện sự chỉ đạo đó, trong năm 2023, hoạt động của Đoàn ĐBQH, các ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, tích cực đổi mới phương thức hoạt động phù hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần quan trọng vào những thành tích chung của Quốc hội và của tỉnh.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình phát biểu tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Đề cập về công tác lập pháp, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình cho biết, thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết năm 2023 của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp ý kiến đối với 24 dự thảo Luật thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, thứ 6, Quốc hội khóa XV. Việc lấy ý kiến được thực hiện với nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị xin ý kiến góp ý trực tiếp; lồng ghép qua các cuộc tiếp xúc cử tri; gửi văn bản đến các cơ quan, đơn vị các tổ chức và cá nhân đề nghị đóng góp ý kiến đối với dự thảo luật nói trên. Qua đó, đã báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý đối với các dự thảo luật và gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu.

Về hoạt động khảo sát, giám sát: Trong năm qua, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã tổ chức giám sát 03 chuyên đề tại địa phương theo yêu cầu của Đoàn Giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm: (1) Chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/12/2022; (2) Chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; (3) Chuyên đề giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021. Giám sát trực tiếp tại 10 cơ quan, đơn vị ngành tịnh và 02 đơn vị hành chính cấp huyện, đồng thời giám sát qua văn bản báo cáo đối với 07 đơn vị hành chính cấp huyện còn lại trên địa bàn tỉnh.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình nhấn mạnh: Qua giám sát đã kịp thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; góp ý, điều chỉnh những thiếu sót của các cơ quan, đơn vị địa phương 3 và đưa ra kiến nghị cụ thể nhằm giải quyết những vướng mắc, bất cập đối với những nội dung đã được giám sát.

Sau các cuộc giám sát, Đoàn ĐBQH tỉnh đã chỉ đạo Văn phòng tham mưu, tổng hợp, giúp Đoàn xây dựng báo cáo kết quả giám sát, trong đó kiến nghị nhiều nội dung đến Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và địa phương về các vấn đề có liên quan. Đồng thời, Đoàn thường xuyên thực hiện giám sát qua văn bản việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 4, kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Nhìn chung, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh cơ bản được triển khai thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia Đoàn Giám sát, khảo sát của Quốc hội giám sát chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dẫn tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tại UBND tỉnh và UBND các huyện: Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú.

Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh phát huy tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia phát biểu góp ý tại các buổi thảo luận Tổ và Hội trường.

Về việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Trong năm 2023, các ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã tích cực, trách nhiệm tham gia 57 lượt phát biểu (trong đó có 21 lượt ý kiến thảo luận ở Hội trưởng, 32 lượt ý kiến thảo luận Tổ; 02 ý kiến phát biểu thảo luận, tranh luận tại Hội trường) và 02 ý kiến chất vất Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn). Cụ thể: Tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, thứ ba, thứ tư, Quốc hội khóa XV, các ĐBQH đã nêu cao tinh thần trách nhiệm với nhân dân cả nước nói chung, với cử tri tỉnh Trà Vinh nói riêng, các vị ĐBQH đã tập trung tham gia phát biểu 02 lượt ý kiến tại Tổ, 01 lượt ý kiến tại Hội trường về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời, tham gia thảo luận, biểu quyết thông qua 11 Nghị quyết về những vấn đề quan trọng của quốc gia và về công tác nhân sự cấp cao của Nhà nước.

Tại Kỳ họp thứ 5, Đoàn ĐBQH tỉnh đã hoạt động tích cực và tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội Các vị ĐBQH trong Đoàn đã tập trung trí tuệ, nghiên cứu, tham gia 33 lượt ý kiến phát biểu tại các buổi thảo luận Tố và Hội trường, trong đó, tại các phiên thảo luận Tổ có 21 lượt ý kiến với 116 nội dung, các phiên thảo luận tại Hội trường có 12 lượt ý kiến với 35 nội dung của chương trình kỳ họp; tham gia thảo luận tại Đoàn về công tác nhân sự cấp cao của nhà nước; góp ý 17 dự án Luật thông qua và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Tại các phiên chất vấn, Đoàn ĐBQH tỉnh có 01 ý kiến tranh luận đối với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về năng suất lao động, 01 ý kiến tranh luận đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong sản xuất nông nghiệp, qua đó đã được các Bộ trưởng giải trình, làm rõ về các nội dung có liên quan; đồng thời tham gia biểu quyết thông qua 08 dự án Luật và 17 Nghị quyết.

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội được phân công Tổ trưởng Tổ thảo luận số 18, luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm lãnh đạo các đại biểu Quốc hội của Tổ thảo luận, đóng góp ý kiến rất nghiêm túc, sâu sát, tập trung, có chất lượng, góp phần hoàn chỉnh các dự án Luật. Đồng thời, chỉ đạo Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm tham gia 21 lượt ý kiến phát biểu tại các buổi thảo luận Tổ và Hội trưởng, trong đó, tại các phiên thảo luận Tổ có 09 lượt ý kiến với 35 nội dung, các phiên thảo luận tại Hội trường có 12 lượt ý kiến với 49 nội dung chương trình của kỳ họp đã đề ra; tham gia lấy phiếu tín nhiệm đối với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tham gia góp ý đối với 12 dự thảo Luật; biểu quyết thông qua 07 dự án Luật và 09 Nghị quyết. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã kiến nghị đến Quốc hội, các Bộ ngành Trung ương về việc bổ sung Dự án cầu Cổ Chiến 2 kết nổi tinh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh vào danh mục Nghị quyết đặc thù của Quốc hội về “Thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ” và được Quốc hội thống nhất biểu quyết thông qua.

Tập trung giải quyết từng ý kiến, kiến nghị của cử tri, đúng và sát với những vấn đề mà cử tri quan tâm

Đối với hoạt động tiếp xúc cử tri: Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình, trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức 24 cuộc tiếp xúc cử tri định kỳ trước và sau kỳ họp thứ 5, trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại 40 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh (trong đó có 02 cuộc tiếp xúc cử tri nơi cư trú, 06 cuộc tiếp xúc cử tri ngoài đơn vị bầu cử, 04 cuộc tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cử tri ngành công thương, ngành xây dựng, ngành bảo hiểm xã hội, ngành thông tin truyền thông và cử tri là công nhân lao động trên địa bàn tỉnh), có 2.430 cử tri tham dự.

ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh tiếp xúc với cử tri ngành Bảo hiểm Xã hội và ngành Thông tin truyền thông trước Kỳ họp thứ 6 (Ảnh: Báo Trà Vinh online).

Qua các buổi tiếp xúc cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận được 135 ý kiến, kiến nghị của cử tri (trong đó có 74 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của Trung ương và 61 ý kiến, kiến nghị thuộc thẩm quyền của địa phương) và báo cáo đến Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh nắm chuyển các ngành chức năng trả lời cho cử tri. Trong đó, nhiều kiến nghị của cử tri được Đoàn ĐBQH tỉnh gửi đến các Bộ, ngành Trung ương. Qua đó, tính đến ngày 29/11/2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp nhận 75 văn bản trả lời kiến nghị cử tri của ngành chức năng trước và sau các kỳ họp Quốc hội khóa XV. Các văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri được Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức thông tin công khai rộng rãi tại các điểm khu dân cư; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Trà Vinh phát sóng trên chuyên mục “Đại biểu dân cử với cử tri". Nhìn chung các nội dung trả lời của Bộ, ngành và các cơ quan Trung ương đã tập trung giải quyết từng ý kiến, kiến nghị của cử tri, đúng với nội dung, sát với những vấn đề mà cử tri quan tâm.

Trong năm, hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, các cuộc tiếp xúc cử tri ngày càng có chất lượng, hiệu quả hơn. Công tác phối hợp trong việc tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri được thực hiện tốt từ các cơ quan cấp tỉnh đến cơ sở, bảo đảm đúng thời gian, chuẩn bị nội dung chu đáo, có chất lượng, cung cấp đầy đủ các thông tin mà cử tri quan tâm. Việc tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri được đầy đủ và chuyển đến Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND tỉnh để kịp thời.

Đối với việc tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân: Trong năm 2023, công tác tiếp công dân được quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Đoàn ĐBQH tỉnh xây dựng lịch tiếp công dân định kỳ (mỗi tháng 01 lần) tại trụ sở Đoàn để các vị ĐBQH thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đồng thời cử công chức tiếp dân thường xuyên tại Trụ sở Đoàn ĐBQH và Trụ sở tiếp công dân tỉnh. Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách thực hiện tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở làm việc của Đoàn, các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm thực hiện việc tiếp công dân tại nơi làm việc và nơi cư trú. Kết quả, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp 64 lượt công dân tại Trụ sở của Đoàn ĐBQH tỉnh.

Đối với công tác giám sát việc xử lý đơn thư của công dân và giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri: Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh đã nhận 77 đơn, qua nghiên cứu đã chuyển 24 đơn các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết; hướng dẫn 06 đơn công dân; trả lời 08 đơn cho công dân; trùng hu 39 đơn; nhận 15 văn bản trả lời của các ngành chức năng, trên cơ sở đó, Đoàn thông báo kết quả giải quyết đơn của các ngành chức năng đến công dân nắm. Nhìn chung, Đoàn ĐBQH, các vị ĐBQH kịp thời xử lý đơn khiếu nại, cáo, kiến nghị phản ánh của công dân, chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho người khiếu nại, tố cáo biết; thường xuyên đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng thời gian luật định.

Đối với hoạt động của Đoàn ĐBQH tại các kỳ họp và hoạt động của ĐBQH chuyên trách ở địa phương, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình cho biết, trong thời gian diễn ra kỳ họp, các vị ĐBQH luôn chấp hành tốt Nội quy kỳ họp và sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội tham gia đầy đủ các hoạt động tại kỳ họp. Từng ĐBQH trong Đoàn đều tập trung nghiên cứu; tích cực tham gia ý kiến đóng góp, thể hiện chính kiến của mình, phản ánh đúng thực tiễn kiến nghị của cử tri, góp phần hoàn chỉnh các báo cáo, luật, nghị quyết của Quốc hội tại các kỳ họp. Các vị ĐBQH tỉnh còn tham gia hội nghị, hội thảo tiến hành thẩm tra, đóng góp ý kiến đối với các luật, nghị quyết trình và thông qua tại các Ủy ban của Quốc hội như: Hội đồng Dân tộc; Ủy ban Kinh tế; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục; Ủy ban Xã hội Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

Về các hoạt động khác: Trong năm 2023, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh luôn tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy và thường xuyên duy trì tốt mối quan hệ phối hợp hoạt động với Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan liên quan bảo đảm sự thống nhất theo đúng các nguyên tắc và nhiệm vụ, quyền hạn pháp luật quy định. Tiếp tục thực hiện tốt Quy chế phối hợp với Thường trực Tỉnh ủy; HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trong các hoạt động. Lãnh đạo Đoàn ĐBQH tỉnh tham dự các Hội nghị thường kỳ do Tinh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh tổ chức và các hội nghị khác để theo dõi, tham gia ý kiến và có cơ sở phát biểu thảo luận đóng góp tại các Kỳ họp Quốc hội. Với sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa Đoàn ĐBQH tỉnh với Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các ngành liên quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra.

Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh thường xuyên duy trì và tăng cường mối quan hệ với các cơ quan của Quốc hội. Các ĐBQH tỉnh là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Dân tộc, Ủy viên các Ủy ban của Quốc hội đã tích cực tham gia các phiên họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cuộc hội nghị, hội thảo do các cơ quan của Quốc hội tổ chức và có nhiều đóng góp quan trọng, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân đến các lĩnh vực mà Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban phụ trách. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh còn duy trì việc tổ chức thăm hỏi các gia đình ĐBQH qua các thời kỳ nhân dịp mừng Xuân Quý Mão năm 2023; thăm, tặng quả các chùa Nam tông nhân dịp Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh,... tạo sự gắn kết giữa ĐBQH với cử tri và các đơn vị có liên quan, giúp cho Đoàn ĐBQH hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình nhận định: Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ban, Ủy ban của Quốc hội, của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, mà trực tiếp Thường trực Tỉnh ủy, sự phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, cấp ủy, chính quyền địa phương và trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao, Đoàn ĐBQH tỉnh đã thực hiện tốt chương trình công tác đề ra. Đoàn đã tham dự đầy đủ các Kỳ họp Quốc hội, tích cực tham gia góp ý nhiều nội dung quan trọng được trình tại các kỳ họp của Quốc hội; tham gia các hoạt động khác của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tổ chức giữa kỳ họp. Tổ chức giám sát các nội dung chuyên để theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại địa phương và báo cáo kết quả giám sát đến Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo yêu cầu. Chế độ sinh hoạt của Đoàn ĐBQH được duy trì 02 kỳ/năm (06 tháng, năm) nhằm đánh giá kết quả hoạt động và đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới, cũng như chuẩn bị các nội dung để tham dự các kỳ họp của Quốc hội nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn. Bên cạnh đó, các ĐBQH trong Đoàn đều tham gia đầy đủ các cuộc tiếp xúc cử tri lắng nghe, ghi nhận những tâm tư nguyện vọng của cử tri, trên cơ sở đó tổng hợp đầy đủ, chuyển đến các ngành chức năng để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình Khuyết cho biết, trong năm 2023, hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh vẫn còn có những hạn chế. Theo đó, việc nghiên cứu, tham gia đóng góp xây dựng, thẩm định, thẩm tra các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuy được quan tâm nhưng một số nội dung chất lượng chưa cao do có những lĩnh vực của Quốc hội chuyên môn sâu đại biểu không hiểu biết nhiều. Công tác tổ chức lấy ý kiến xây dựng pháp luật chưa thực sự rộng rãi đến tầng lớp nhẫn dân và các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.

Việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các ngành chức năng đối với các dự thảo luật được thông qua và cho ý kiến tại các kỳ họp của Quốc hội tuy được tổ chức nhưng hiệu quả góp ý chất lượng chưa được như yêu cầu, chưa tổ chức được nhiều cuộc Hội nghị lấy ý kiến trực tiếp, phần lớn là lấy ý kiến qua văn bản đồng góp của ngành chức năng.

Hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh chủ yếu là tiếp xúc cử tri định kỳ (trước và sau các kỳ họp Quốc hội), việc tiếp xúc cử tri chuyên đề, tiếp xúc cử tri nơi cư trú, nơi công tác còn ít và chưa được duy trì thường xuyên; chưa phối hợp với các địa phương khác để tổ chức cho ĐBQH tiếp xúc cử tri ngoài tỉnh theo quy định. Công tác giám sát chủ yếu thực hiện giám sát chuyên đề theo Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ít tổ chức các cuộc giám sát chuyên đề tại địa phương do số ĐBQH ít. Việc giám sát của cá nhân ĐBQH tại địa phương chưa được triển khai thực hiện.

Việc xử lý đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân đôi lúc chưa được kịp thời, đơn của công dân ngoài tỉnh còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đa phần đơn (có nội dung trùng lặp, gửi nhiều nơi, nhiều lần) đang được cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết hoặc đã được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng công dẫn tiếp tục gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Đoàn ĐBQH nên phải được phân loại, xử lý gây tốn kém thời gian.

Theo Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh Thạch Phước Bình, nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế là do một số ít đại biểu trong Đoàn chưa sắp xếp thời gian hợp lý để nghiên cứu, tìm hiểu sâu các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các dự án luật, nghị quyết, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn đến một số nội dung tham gia xây dựng pháp luật chất lượng chưa cao. Nguồn kinh phí được Văn phòng Quốc hội cấp còn hạn chế làm ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thực hiện một số hoạt động của Đoàn (hoạt động khảo sát, giảm sát, đóng góp xây dựng pháp luật, việc tham gia các hoạt động hội nghị, hội thảo do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức).

Chất lượng công tác tham mưu, phục vụ của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, nhất là Phòng Công tác Quốc hội tuy được nâng lên và đảm bảo hoạt động của Đoàn ĐBQH nhưng còn thiếu đội ngũ có trình độ chuyên môn sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong các hoạt động của Quốc hội.

Những đề xuất nhằm nâng cao hoạt động trong thời gian tới

Để phát huy những kết quả đã đạt được và giải quyết được những bất cập nêu trên, thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, Phó Trưởng Đoàn Thạch Phước Bình đã có những đề xuất, đề nghị tới Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Đoàn trong thời gian tới.

Thứ nhất: Đối với các giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong thời gian tới đề nghị nên phân bổ đều vào các thời gian trong năm, tránh dồn vào một thời điểm nhất định là quý I của năm, ảnh hưởng đến công tác triển khai giảm sát và chất lượng báo cáo kết quả các cuộc giám sát.

Thứ hai: Tiếp tục nghiên cứu, có quy định cụ thể về hoạt động giám sát, tránh chồng chéo, có khoảng thời gian đủ đế các địa phương tiến hành giám sát; với các chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có giám sát tại địa phương thì Đoàn ĐBQH tổ chức giám sát song song với Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc tham gia cùng các Tổ giám sát của Đoàn giám sát mà trong thời gian gần đây các Đoàn giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang chỉ đạo thực hiện; có quy định cụ thể hơn về việc sử dụng các kết quả giám sát nếu có cùng nội dung liên quan.

Thứ ba: Ban hành quy định cụ thể về bảo đảm các điều kiện để ĐBQH thực hiện tốt hơn các hình thức giám sát của cá nhân như: Quy định cụ thể hơn về quy trình, thủ tục; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức; truyền thông về quyền và trách nhiệm của ĐBQH đối với nhiệm vụ giám sát của cá nhân; dành nhiều thời gian hơn cho chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội; tăng số lượng phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung chất vấn và trả lời chất.

Thứ tư: Tiếp tục chỉ đạo tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong hoạt động của ĐBQH, trong đó có tổ chức các phiên họp trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đại biểu tham gia hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH; trong các cuộc tiếp xúc cử tri để kết nối ĐBQH với các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền địa phương để chia sẻ, giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc lĩnh vực ngành chịu trách nhiệm.

Ngoài ra, Đoàn ĐBQH cũng có những đề nghị với Văn phòng Quốc hội:

Một là: Quan tâm tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ nguồn kinh phí hoạt động cho Đoàn ĐBQH hàng năm được đảm bảo hơn, để triển khai có hiệu quả các hoạt động của Đoàn trong đó có hoạt động xây dựng pháp luật và hoạt động tiếp xúc cử tri,... Đồng thời, tiếp tục quan tâm công tác tập huấn, hướng dẫn công tác tham mưu phục vụ, hành chính, quản trị, công tác lập dự toán, thanh toán, quyết toán kinh phí theo quy định đối với Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Trà Vinh.

Hai là: Tiếp tục có các giải pháp nhằm tăng cường cung cấp thông tin cho ĐBQH cả trong và ngoài kỳ họp; nội dung thông tin đáp ứng nhiệm vụ của đại biểu, trong đó chú trọng thông tin nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực trình Quốc hội Tiếp tục hiện đại hóa hoạt động của Thư viện Quốc hội, kết nối hiệu quả các cơ sở dữ liệu số phục vụ hoạt động của Quốc hội; phát triển mạng lưới chuyên gia độc lập và cơ chế để ĐBQH sử dụng chuyên gia nhiều hơn.

Ba là: Đề nghị Ban Công tác đại biểu sớm nghiên cứu, tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành hướng dẫn về công tác thi đua khen thưởng đối với ĐBQH chuyên trách, nhất là ĐBQH chuyên trách địa phương. Tiếp tục quan tâm hơn nữa công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho ĐBQH, giúp ĐBQH lựa chọn vấn đề để tham vấn, góp ý đúng, trúng vấn đề. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH./.

Bích Lan