Tham dự phiên họp có: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Phó Trưởng ban Thường trực; các ủy viên Ban Chỉ đạo Đề án; Tổ Biên tập Đề án;…
Đảm bảo đúng định hướng, chất lượng và tiến độ
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Đề án cho biết, trong các nhiệm kỳ vừa qua, và từ đầu nhiệm kỳ XV đến nay, thực hiện Quy định, Quyết định của Bộ Chính trị, Kết luận của BCHTW, Đảng đoàn Quốc hội đã giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; có nhiều chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc UBTVQH, Tổ đảng ở Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, Tổ đảng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối, nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng, góp phần quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước...
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng ban Chỉ đạo Đề án
Đảng đoàn Quốc hội luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban Đảng Trung ương, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự đảng Tòa án Nhân dân tối cao, Ban Cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương và các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao…
Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội nhấn mạnh, để tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của Đảng đoàn Quốc hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, UBTVQH trong nhiệm kỳ khóa XV và các nhiệm kỳ tiếp theo, Đảng đoàn Quốc hội đã đưa vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng và đã ban hành Quyết định số 730-QĐ/ĐĐQH15 ngày 15/6/2022 thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội”.
Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án tập trung trí tuệ, thời gian triển khai xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội” bảo đảm đúng định hướng, chất lượng và tiến độ.
Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Phó Trưởng ban Thường trực
Tại cuộc họp, báo cáo một số nội dung về việc triển khai xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Phó Trưởng ban Thường trực cho biết, mục đích của Đề án nhằm đánh giá toàn diện tổ chức, hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội trong thời gian vừa qua, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay; làm rõ kết quả đạt được, nhận diện những điểm cần phát huy, những điểm cần tiếp tục cải tiến, đổi mới, đồng thời, trên cơ sở căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Về bố cục của Đề án gồm 4 phần cơ bản, bao gồm: Mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội; Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội, trọng tâm là trong nhiệm kỳ khóa XIV đến nay; Mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; Tổ chức thực hiện.
Liên quan đến tiến độ, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu dự kiến, việc xây dựng Dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội ” hoàn thành dự thảo báo cáo trước ngày 30/10 và hoàn thiện Đề án trình Đảng đoàn Quốc hội dự kiến cuối tháng 12/2022.
Hoàn thiện Đề cương chi tiết, cân nhắc tên gọi Đề án
Trên cơ sở gợi ý nội dung trọng tâm thảo luận của Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, các thành viên Ban Chỉ đạo Đề án tập trung cho ý kiến về: Sự cần thiết, mục đích, quan điểm chỉ đạo của việc xây dựng Đề án; Tên gọi của Đề án; Nội dung nghiên cứu, bố cục của Đề án; Công việc, tiến độ cần triển khai; Phân công nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo, tổ biên tập….
Đánh giá cao nỗ lực của Tổ Biên tập xây dựng Đề án, các thành viên Ban Chỉ đạo cơ bản tán thành với Dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án; Đề cương, tiến độ Đề án; nhất trí phạm vi nghiên cứu (từ nhiệm kỳ khóa XIV đến nay); … Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị Tổ Biên tập: Cần làm rõ cơ chế phối hợp trong từng nhiệm vụ; bổ sung nội dung phần đánh giá trên cơ sở tổng kết thực tiễn; chú trọng phần giải pháp/kiến nghị; nêu rõ vấn đề cần tập trung sửa đổi quy chế;…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa - Ủy viên Ban Chỉ đạo
Bên cạnh đó, các thành viên Ban Chỉ đạo cũng cho rằng, Đề án cần phân tích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ phối hợp công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với các cơ quan; căn cứ xây dựng dự thảo Đề án nên căn nhắc bổ sung 02 văn bản liên quan trực tiếp đến Đảng đoàn Quốc hội như: Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; Quy định của Bộ chính trị về phòng chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật;…
Kết luận phiên họp, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn – Trưởng ban Chỉ đạo ghi nhận tinh thần khẩn trương, tích cực cũng như nỗ lực của Tổ biên tập trong xây dựng, triển khai Đề án.
Để hoàn thiện, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, quá trình xây dựng Đề án cần đặt trong tổng thể, có sự liên thông với các Đề án: “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”, các Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động khác Quốc hội đang triển khai. Đồng thời, nội dung đề xuất các giải pháp phải thiết thực, hiệu quả; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; tăng cường và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Quốc hội.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng lưu ý, Đề án cần có sự đánh giá tổng thể, toàn diện vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền của Đảng đoàn Quốc hội; làm rõ những hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm; đề xuất, kiến nghị giải pháp, tổ chức thực hiện.
Nhận định Quốc hội khóa XV sẽ hoạt động trong bối cảnh đất nước tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấn mạnh, với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của đất nước, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Quốc hội trong nhiệm kỳ tới là rất nặng nề và vai trò của Đảng đoàn Quốc hội trong lãnh đạo, chỉ đạo cần tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ về năng lực, hiệu lực, hiệu quả phải cao, phải rõ, thực chất, ... đây là nhiệm vụ số 1 của Đề án.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết, thời gian từ nay đến cuối năm 2022 không còn nhiều, trong khi khối lượng công việc theo kế hoạch và đột xuất phát sinh lớn. Do đó, đề nghị Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập nỗ lực phấn đấu như cam kết trong kế hoạch trình Đảng đoàn Quốc hội vào cuối tháng 12/2022 (chậm nhất là quý I/2023).
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, Thường trực Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện dự thảo các văn bản ký ban hành; hoàn thiện Đề cương chi tiết trình xin ý kiến Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước khi triển khai xây dựng Đề án. Đồng thời, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo triển khai các công việc theo kế hoạch, bảo đảm tiến độ.
Ngoài ra, Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng lưu ý: tinh thần các báo cáo và bài viết cần đề xuất quan điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp có tính khả thi cao; có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; Tiếp tục cụ thể hóa, chi tiết hóa một bước, trong đó các đầu công việc gắn với mốc thời gian cụ thể cần có sự tính toán hợp lý, khả thi; Các bước tiến hành cần có sự phối hợp và cơ chế họp linh hoạt, hiệu quả; Nêu cao hơn nữa trách nhiệm cá nhân của từng thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ biên tập, …
Một số hình ảnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án:
Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội”
Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, để tiếp tục phát huy, nâng cao hơn nữa vị trí, vai trò của Đảng đoàn Quốc hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, UBTVQH trong nhiệm kỳ khóa XV và các nhiệm kỳ tiếp theo, Đảng đoàn Quốc hội đã đưa vào Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp về công tác xây dựng Đảng và đã ban hành Quyết định số 730-QĐ/ĐĐQH15 ngày 15/6/2022 thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội”.
Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Đảng đoàn Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường – Phó Trưởng ban Thường trực cho biết, mục đích của Đề án nhằm đánh giá toàn diện tổ chức, hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội trong thời gian vừa qua, nhất là nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay; làm rõ kết quả đạt được, nhận diện những điểm cần phát huy, những điểm cần tiếp tục cải tiến, đổi mới, đồng thời, trên cơ sở căn cứ vào chủ trương, đường lối của Đảng, đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Các Ủy viên Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội” tham dự phiên họp
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành - Ủy viên Ban Chỉ đạo cho rằng, cần phân tích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ phối hợp công tác giữa Đảng đoàn Quốc hội với các cơ quan; phân định rõ một số nội dung cần tập trung thể hiện tại dự thảo Đề cương,...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa - Ủy viên Ban Chỉ đạo tán thành với phạm vi nghiên cứu, đồng thời kiến nghị, đối với căn cứ xây dựng dự thảo Đề án cần căn nhắc bổ sung 02 văn bản liên quan trực tiếp đến Đảng đoàn Quốc hội như: Đề án chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; Quy định của Bộ chính trị về phòng chống lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật;…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Chỉ đạo đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, kỹ lương của Tổ Biên tập, đồng thời đề xuất cần làm rõ hơn nội dung đánh giá, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp sát thực, hiệu quả,...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức - Ủy viên Ban Chỉ đạo kiến nghị Ban Chỉ đạo cân nhắc, tên Đề án theo hướng: “Nâng cao hơn nữa chất lượng của Đảng đoàn Quốc hội”;…
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Toàn - Ủy viên Ban Chỉ đạo bày tỏ cơ bản đồng tình với dự thảo Kế hoạch xây dựng Đề án, đồng thời đề nghị, đánh giá tổng thể, toàn diện hơn vai trò, thẩm quyền của Đảng đoàn Quốc hội; làm rõ những hạn chế, khó khăn, bài học kinh nghiệm
Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, Thường trực Tổ biên tập khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện dự thảo các văn bản ký ban hành; hoàn thiện Đề cương chi tiết trình xin ý kiến Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trước khi triển khai xây dựng Đề án. Đồng thời, tham mưu, giúp Ban Chỉ đạo triển khai các công việc theo kế hoạch, bảo đảm tiến độ./.