TỔNG THUẬT SÁNG 24/10: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH (SỬA ĐỔI)
Hướng đến mục tiêu phục hồi và phát triển bền vững
Bàn về tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội cho biêt, hiện nay, động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn đến từ đầu tầu khu vực kinh tế đối ngoại (đóng góp lớn đến sản xuất sản phẩm chế biến chế tạo và xuất khẩu). Bên cạnh đó, bù đắp cho đầu tư khu vực tư nhân còn khó khăn, chưa thể hồi phục nhanh do tác động của đại dịch, đầu tư công được tăng cường sẽ đóng góp lớn vào tăng trưởng của năm 2022. Những chính sách đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm được thực hiện giúp tăng các mức chi tiêu, đóng góp lớn vào quy mô nền kinh tế. Về phía sản xuất, ngành dịch vụ có cơ hội hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022 với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế. Đây là ngành có vai trò lớn trong đóng góp vào tăng trưởng trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng năm 2022 cũng được dự báo ở mức cao hơn, thông qua dự báo tăng trưởng TFP và năng suất lao động được cải thiện.
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội XV
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế năm 2022 cũng đứng trước nhiều thách thức lớn, đặc biệt là những rủi ro bất ổn vĩ mô và tài chính vẫn còn hiện hữu. Những rủi ro này có thể tác động ngược trở lại đến khu vực kinh tế thực, ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
Theo các đại biểu cùng các chuyên gia, Chính phủ cần quán triệt ba quan điểm cơ bản sau khi đưa ra các chính sách. Thứ nhất, các chính sách cần tập trung hướng đến làm thế nào để hồi phục và phát triển nền kinh tế một cách bền vững trong bối cảnh “sống chung với COVID-19”. Thứ hai, để đảm bảo cân bằng bên trong của nền kinh tế thì sản lượng cần được duy trì gần mức tiềm năng; cần thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ hướng về tổng cầu trong ngắn hạn để đẩy nền kinh tế quay trở lại vị trí tiềm năng. Tuy nhiên, chính sách cần được nới lỏng một cách thận trọng để tránh gây rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô. Thứ ba, dư địa chính sách dần thu hẹp, các chính sách cần hướng nguồn lực ưu tiên đến khu vực doanh nghiệp, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong đại dịch; đặc biệt là những doanh nghiệp có ảnh hưởng lan tỏa lớn đến nền kinh tế.
Chính sách tài khóa phải được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất
Các chuyên gia cho rằng, chính sách tài khóa phải được coi là chính sách hỗ trợ quan trọng nhất. Theo đó, Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ tài khóa mạnh mẽ hơn (lên khoảng 5-6% GDP) trong bối cảnh đặc biệt hiện nay để hỗ trợ nền kinh tế trong ít nhất 2-3 năm tới đây. Như vậy, cần theo đuổi chính sách tài khoá nghịch chu kỳ trong giai đoạn 2022 - 2023: mở rộng chi tiêu, chấp nhận bội chi cao, ưu tiên cho tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách này chỉ hiệu quả khi chi tiêu đầu tư công hiệu quả. Hiệu quả chi tiêu công sẽ là nhân tố quyết định bền vững nợ công. Với lý do này, các khuyến nghị chính sách tập trung vào cải cách thể chế đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư công.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng, cần hỗ trợ đúng đối tượng và thiết thực hơn. Chính phủ cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ này dựa trên mức độ chịu tác động bởi đại dịch. Mở rộng hỗ trợ tài khóa cần hướng đến khu vực doanh nghiệp mạnh mẽ hơn, tập trung vào hai khó khăn lớn nhất với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay là đứt gãy chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất gia tăng. Vì vậy, cần thay thế các loại thuế dựa trên thu nhập và ưu tiên để giảm chi phí như giảm thuế GTGT ở mức cao hơn và bao phủ nhiều đối tương hơn. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ về chi phí cho doanh nghiệp cần được tiếp tục đẩy mạnh.
Liên quan đến an sinh xã hội, các gói an sinh xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng cần được tiếp tục duy trì, đối tượng thụ hưởng nên được mở rộng và chú trọng tới nhóm lao động thuộc khu vực phi chính thức. Cần đơn giản hóa và cụ thể hóa các tiêu chí xác định đối tượng được hưởng trợ cấp.
Đối với vấn đề chi tiêu đầu tư công, cần tiếp tục đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Đi kèm với thúc đẩy đầu tư công, cũng cần xây dựng cơ chế đặc biệt để giám sát việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo việc giải ngân nhanh chóng nhưng phải có hiệu quả cao, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng.
Theo các đại biểu, trong bối cảnh hiện nay, dự địa chính sách tiền tệ bị thu hẹp mạnh hơn, các công cụ lãi suất nói riêng và chính sách tiền tệ nói chung ít có tác dụng trong khi lại dẫn đến rủi ro lạm phát và bất ổn vĩ mô. Chính sách lãi suất nên tập trung vào việc cắt giảm lãi suất cho vay hơn là lãi suất huy động. Chính sách hỗ trợ tín dụng nên hướng đến cả các doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng do đại dịch nhưng có độ lan tỏa lớn, có tác động tích cực đến các ngành, các lĩnh vực khác để thúc đẩy sản xuất của cả thị trường.
Các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4
Do vậy, các đại biểu đề nghị cần chú trọng vào việc hướng chuyển các dòng vốn tín dụng vào các khu vực sản xuất và nền kinh tế thức, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản.
Ngoài ra, cần xem xét điều chỉnh lùi thời hạn tạm thời các quy định về các tỷ lệ an toàn của hệ thống ngân hàng, các quy định về cơ cấu lại nhóm nợ... để các ngân hàng có thể mở rộng hỗ trợ cho nền kinh tế, đến khi đại dịch được kiểm soát và tiềm lực của doanh nghiệp, ngân hàng đã vững hơn.