LỄ TRAO QUÀ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ CHO BÀ CON VIỆT NAM TẠI 04 TỈNH NAM LÀO
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (thứ 4 từ trái sang) cùng lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ... tham dự Chương trình
Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đại diện các Ủy ban, các đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trước vận mệnh đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy việc động viên sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam là điều rất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.
Theo sáng kiến của Người, ngày 27/3/1948, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị đẩy mạnh phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi lực lượng tham gia kháng chiến và kiến quốc.
Sau đó, nhân kỷ niệm 1.000 ngày kháng chiến (Ngày Nam Bộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 23/9/1945), ngày 1/6/1948, Hồ Chủ tịch đã ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc”. Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sức lôi cuốn, động viên, hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, vượt qua mọi gian khổ, lập nên những chiến công hiển hách. Thi đua đã thực sự trở thành một động lực đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
75 năm qua, tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và Nhân dân ta vận dụng sáng tạo trong từng giai đoạn cách mạng; nhiều phong trào thi đua yêu nước được phát động mang lại hiệu quả thiết thực; nhiều điển hình tiên tiến, tiêu biểu xuất hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội…
Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền
Phát biểu khai mạc chương trình, Tổng biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền cho biết, thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, Ban tổ chức “mong muốn góp phần khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa trong mỗi người Việt Nam, đặc biệt trong thế hệ trẻ, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, khí phách hào hùng, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, khát vọng thi đua xây dựng Việt Nam ngày càng vững mạnh, phồn vinh, hạnh phúc, dưới ngọn cờ của Đảng”; đồng thời “cổ vũ, lan tỏa rộng rãi hơn nữa các phong trào thi đua yêu nước như Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh 75 năm trước”.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật “Vinh quang Tổ quốc Việt Nam” gồm 3 chương: Chương 1: Người đi tìm hình của nước; Chương 2: Màu hoa đỏ; Chương 3: Hãy đến với con người Việt Nam tôi, do NSND Quốc Hưng tổng đạo diễn. Những ca khúc đi cùng năm tháng một lần nữa ca ngợi những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự hy sinh xương máu của bao thế hệ người dân Việt Nam cho hòa bình, độc lập của đất nước, của dân tộc. Qua đó, bồi đắp lòng tự hào, nhân lên sức mạnh Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chương trình nghệ thuật “Vinh quang Tổ quốc Việt Nam”
Xen kẽ chương trình nghệ thuật là phóng sự “Vì một Việt Nam hùng cường”, khẳng định dù trong khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục đoàn kết, ra sức thi đua, nắm bắt mọi thời cơ, thuận lợi, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như Bác Hồ muôn vàn kính yêu hằng mong đợi.