TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 09/11: THẢO LUẬN Ở HỘI TRƯỜNG VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ QUYẾT 53/2017/QH14 NGÀY 24/11/2017 CỦA QUỐC HỘI

09/11/2023

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, 8h00 sáng 09/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 08/11: CHÍNH PHỦ TRÌNH QUỐC HỘI DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẤU GIÁ TÀI SẢN VÀ DỰ ÁN LUẬT CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ ĐỘNG VIÊN CÔNG NGHIỆP

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp

Theo đó, Quốc hội Thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu; Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội liên tục cập nhật nội dung phiên họp:

8h02: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, nhân ngày Pháp luật Việt Nam 09/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi tới toàn thể các đại biểu Quốc hội và những người làm công tác xây dựng, thực thi pháp luật của cả nước lời chúc mừng tốt đẹp nhất, chúc các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, luôn nêu cao và lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng thực thi pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, phát triển đất nước ngày càng phồn vinh và thịnh vượng.

Theo chương trình Kỳ họp, sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

8h04: Đại biểu Nguyễn Trường Giang - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông: Bổ sung số vốn còn thiếu vào phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024.

Cho ý kiến về kéo dài thời gian giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Nguyễn Trường Giang đề nghị bổ sung số vốn còn thiếu của dự án vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 chuẩn bị trình Quốc hội thông qua. 

Đại biểu Nguyễn Trường Giang cho biết, theo quy định tại Điều 68 của Luật Đầu tư công, thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước đến hết ngày 31 tháng 1 của năm đầu tiên năm kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn sau. Thời gian thực hiện và giải ngân vốn kế hoạch đầu tư công hàng năm đến hết ngày 31 tháng 1 của năm sau; trường hợp bất khả kháng Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với vốn ngân sách trung ương, Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với vốn ngân sách địa phương cho phép kéo dài thời gian thực hiện nhưng không quá 31 tháng 12 của năm sau.

Như vậy số vốn kế hoạch của giai đoạn 2016 - 2020 phải được giải ngân chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 10 tháng 01 năm 2021 và số vốn kế hoạch của năm 2021 phải được giải ngân chậm nhất đến hết ngày 31 tháng 1 năm 2022 và có thể được kéo dài đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo quyết định của Thủ tướng.

Đại biểu tán thành bổ sung vốn nhưng đề xuất kéo dài thời gian thực hiện giải ngân số vốn như Chính phủ trình chưa thực sự phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước; thiếu cơ sở pháp lý để Quốc hội xem xét quyết định nội dung này. Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung số vốn còn thiếu của dự án vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024 chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, trên cơ sở cân đối nguồn lực trong dự toán.

8h08: Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Cần nhìn nhận rõ nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, về nguyên nhân dẫn đến điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, trong Tờ trình của Chính phủ có nêu nhiều nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài thời gian thực hiện dự án, tuy nhiên hầu như đều là những nguyên nhân khách quan, không có nguyên nhân chủ quan. Thậm chí có nguyên nhân chưa có tính thuyết phục cao, như do đại dịch Covid-19.

Đại biểu đề nghị cần có những đánh giá sát thực hơn nguyên nhân dẫn đến việc triển khai dự án bị chậm nhiều so với tiến độ, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh việc đã gia hạn nhưng vẫn tiếp tục chậm trễ trong thời gian tới. 

Ngoài ra, công tác triển khai đề án đào tạo nghề giải quyết việc làm và tổ chức lại đời sống cho người dân được tiến hành quá chậm, trong khi đây là nội dung quan trọng của dự án. Đại biểu đề nghị cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng và có giải pháp cụ thể cho vấn đề này.

8h12: Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc: Cần có chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích đã thu hồi vào mục đích khác

Tham gia phát biểu, đại biểu đánh giá cao sự nỗ lực cố gắng của tỉnh Đồng Nai trong công tác giải phóng mặt bằng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, kinh tế xã hội khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Đồng Nai đã quyết tâm vừa chống dịch, vừa giải phóng mặt bằng, vừa phát triển kinh tế xã hội. Đến nay công tác này đã đạt được kết quả rất đáng ghi nhận. 

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, như: giải phóng mặt bằng đến nay chưa xong; tiến độ đầu tư kéo dài; giải ngân vốn đầu tư chậm… Từ những hạn chế trên nên, đại biểu cho rằng, một số chỉ tiêu cần phải điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và để hoàn thành dự án đảm bảo chất lượng. Cụ thể, cần giảm tổng mức đầu tư, giảm diện tích đất thu hồi, bổ sung tái định cự một số hộ dân do phát sinh vào khu dân cư, tái định cư Lộc An- Bình Sơn…

Đại biểu cho rằng, việc điều chỉnh này là cần thiết bởi thời hạn giải phóng mặt bằng đã hết nhưng công tác này còn chưa thực hiện xong, thời gian thực hiện vốn đầu tư và giải ngân đã hết trong khi nhiều dự án thành phần đang dở dang chưa hoàn thành.

Đánh giá hồ sơ trình của Chính phủ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, đại biểu cho biết, việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khu dân cư Bình Sơn và đất khu nghĩa trang đã hoàn thành bằng vốn ngân sách nhà nước, nay không có nhu cầu sử dụng vào mục đích của dự án. Đại biểu đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai báo cáo Quốc hội cho chủ trương cho chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích đã thu hồi vào mục đích khác, nhằm tránh gây khiếu kiện vì đất không sử dụng đúng mục đích.

8h16: Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Đẩy nhanh tiến độ bảo đảm chất lượng công trình

Về sự cần thiết và thẩm quyền điều chỉnh một số nội dung liên quan tới Nghị quyết 53/2017/QH14, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa cơ bản đồng tình với đề nghị của Chính phủ và ý kiến thẩm tra về việc cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn. Đại biểu cho rằng đây là cơ sở pháp lý để có thể tiếp tục triển khai hoàn thành các dự án thành phần có cấu phần xây dựng cũng như là triển khai công tác giải ngân các dự án. Việc xem xét điều chỉnh này đưa vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6 là phương án này là hợp lý. 

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa chia sẻ với Chính phủ cũng như tỉnh Đồng Nai vì dự án sân bay Long Thành là một công trình trọng điểm quốc gia có vai trò vô cùng quan trọng, kết nối các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung Đồng Nai nói riêng với các trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước, đồng thời kết nối với quốc tế.
 
Đại biểu ghi nhận trong thời gian triển khai thực hiện dự án,  tỉnh Đồng Nai cũng đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có cả việc tạm ứng ngân sách địa phương để tiếp tục chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư để hoàn thành công tác thu hồi đất cho dự án và bàn giao toàn bộ mặt bằng giai đoạn một. Điều này cho thấy quyết tâm chính trị rất lớn và là một giải pháp rất là hợp lý của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, qua nghiên cứu hồ sơ và ý kiến một số đại biểu đã phát biểu trước vẫn còn một số băn khoăn.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu rõ trên thực tế thì tiến độ dự án sân bay Long Thành đang rất chậm và gặp nhiều khó khăn. Lý do nêu là khi triển khai dự án rơi vào thời điểm xảy ra đại dịch COVID - 19, đại biểu cho rằng đây không phải lý do chính. Bởi vì quyết tâm của tỉnh Đồng Nai và Chính phủ khi trình Quốc hội khóa XIV là sẽ bàn giao mặt bằng vào năm 2020, tức là trước năm 2021. COVID-19 diễn ra tại Đồng Nai là vào giữa năm 2021. Như vậy, đây không phải là lý do chính. Đại biểu cho rằng còn có nhiều nguyên nhân và Chính phủ cũng như tỉnh cần phải có những phân tích để có thêm những bài học kinh nghiệm và sau này khi chúng ta triển khai những dự án tương tự thì chúng ta sẽ có những giải pháp phù hợp.

Về yêu cầu việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được triển khai một lần và hoàn thành trước năm 2021 là nội dung được quy định trong Nghị quyết 53/2017/QH14. Tuy nhiên, theo đề nghị trình Quốc hội tại kỳ họp này là từ hết năm 2021 cho đến hết năm 2024, tức là dự kiến sẽ chậm tới 3 năm. Đại biểu Nguyễn Thi Mai Hoa đặt vấn đề việc điều chỉnh thời gian của dự án thành phần này đã và sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tiến độ hoàn thành đưa vào khai thác giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành dự kiến là sẽ xong vào năm 2025. Đại biểu cho rằng cần phải có một sự cam kết thật rõ từ phía Chính phủ. Đại biểu cũng đặt câu hỏi liệu dự án có bị chậm, bị chậm trong bao lâu và ngoài việc điều chỉnh thời gian lần này thì còn có thể sẽ phải trình nội dung nào khác không?
Về đề xuất kéo dài thời hạn giải ngân đối với nguồn vốn, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa đặt vấn đề nội dung này có đủ điều kiện để có thể xem xét kéo dài ngân sách vốn đã giao từ năm 2021 sang năm 2024 có phù hợp với Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước không? Điều này Chính phủ cần làm rõ cho Quốc hội.

Nêu rõ dự án sân bay Long Thành là một dự án rất là lớn và vắt qua 3 nhiệm kỳ Quốc hội. Quốc hội khóa XIII đã thông qua chủ trương đầu tư. Quốc hội khóa XIV thì ban hành Nghị quyết 53/2017/QH14 đồng ý cho tách dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Lần này Quốc hội khóa XV xem xét chấp thuận sẽ đưa vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 6 cho phép lùi thời hạn giải ngân dự án thành phần. Điều này là một sự cố gắng, nỗ lực và sự đồng hành của Quốc hội đối với Chính phủ để thực hiện một dự án lớn và hy vọng là tiến độ hoàn thành giai đoạn một vào năm 2025 sẽ được bảo đảm và không có thêm một lần trình lùi hoãn thời gian nào nữa, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa nêu rõ.

08h23: Đại biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Việc xin kéo dài thời gian dự án là để hoàn thành các cấu phần xây dựng

Góp ý vào nội dung này, đại biểu biểu Bùi Xuân Thống - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nêu rõ, tại khoản 1, khoản 3, Điều 1 Nghị quyết số 53 đã quy định việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư được tiến hành một lần và hoàn thành trước năm 2021, tính tới thời điểm hiện tại, dự án đã trễ hạn gần hai năm. 

Tuy nhiên, qua giám sát tại tỉnh, đại biểu thấy rằng, cấp ủy, UBND tỉnh ủy các cấp của tỉnh đã có sự chủ động, quyết liệt trong việc triển khai các nội dung rất lớn của dự án này. Cụ thể, ngày 25/9/2017, Tỉnh ủy Đồng Nai đã có Chỉ thị số 55 tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai thự hiện chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để tập trung chỉ đạo triển khai các công việc với tinh thần “cả nước vì Đồng Nai, Đồng Nai vì cả nước” trong triển khai thực hiện các dự án, không có vùng cấm trong việc xử lý nghiêm các vi phạm trong quá trình thực hiện dự án.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện biệt phái 113 lượt cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh để tăng cường cho UBND huyện Long Thành thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường của dự án. Đến nay, tiến độ của dự án đạt gần 98,7%.

Vì vậy, đại biểu Bùi Xuân Thống cho rằng, việc thu hồi phần diện tích còn lại không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện giai đoạn 1 của dự án và chủ yếu việc xin kéo dài thời gian dự án là để hoàn thành các cấu phần xây dựng. 

Đại biểu Bùi Xuân Thống cũng chỉ rõ có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ, kéo dài dự án. Đối với tác động của giai đoạn 1 của dự án, đại biểu khẳng định, hiện nay phần giai đoạn 1 gồm 2500 ha đã được UBND tỉnh bàn giao cho ACV để triển khai chứ không nên vì kéo dài dự án đến 2024 thì không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của giai đoạn 1. Và việc kéo dài này chỉ chủ yếu để hoàn thành các cầu phần xây dựng.

8h35: Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai tranh luận

Phát biểu tranh luận với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga và đại biểu Nguyễn Trường Giang, đại biểu Trịnh Xuân An cho biết, cử tri và nhân dân Đồng Nai mong mỏi dự án này được hoàn thành sớm từng ngày. 

Về ý kiến cho rằng phần chuyển vốn chưa hợp lý, đại biểu cho rằng, theo quy định tại Điều 68 Luật Đầu tư công, những nội dung này không thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, không quy định việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn sau, nên nếu quyết định chuyển phải qua thẩm quyền của Quốc hội, đặc biệt, hiện nay chúng ta đang còn khoản kết dư trong ngân sách Đồng Nai, nếu cho chuyển thì Đồng Nai có thể sử dụng được ngay mà không làm tăng dự toán của năm 2024.

Thực tế, quyết định này có tiền lệ ở Dự án hồ Ka Pét ở Bình Thuận, Quốc hội cũng đã cho phép. Đại biểu cho rằng việc cho phép sẽ vừa phù hợp về thẩm quyền, vừa phù hợp về quy trình, thủ tục, không phát sinh những vấn đề lớn, ứng phó kịp thời trong tình hình cấp bách. 

Về trách nhiệm, đại biểu cho biết, đây là dự án lớn, cả nước đang dõi theo, nên cần làm hết trách nhiệm để đẩy nhanh tiến độ. Trong thời gian qua, có những cán bộ vi phạm đã bị xử lý. Về nguyên nhân khách quan, đại biểu khẳng định dịch bệnh Covid-19 thực sự có ảnh hưởng nặng nề đến tiến độ triển khai dự án.

8h30: Đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương: Cân nhắc thẩm quyền quyết định đối với các dự án tương tự 

Phát biểu ý kiến tại hội trường, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương bày tỏ quan điểm về việc nhiều đại biểu không hài lòng về tiến độ của dự án. Về vấn đề này, đại biểu Huân cho rằng, đối với các dự án lớn trước nay, không có dự án nào là không chậm tiến độ, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng không ngoại lệ. Do vậy, đại biểu bày tỏ nhất trí với đề xuất kéo dài gian giải ngân vốn đầu tư công đến 2024. Bởi thời gian kéo dài như vậy cũng không ảnh hưởng gì đến tiến độ giai đoạn 1 của dự án. 

Tuy nhiên, đại biểu Huân cho rằng, liên quan đến vấn đề tiến độ các dự án là thuộc công tác điều hành của Chính phủ. "Do vậy, đối với các dự án tương tự, đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc về thẩm quyền, hoặc nếu thực sự phải thực hiện Nghị quyết Quốc hội đối với các dự án như thế này thì Quốc hội nên ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cơ quan thường trực của Quốc hội xem xét", đại biểu Huân nêu quan điểm.

8h39: Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Nội dung chi đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa được giải ngân

Đại biểu Nguyễn Thị Như Ý bày tỏ thống nhất với việc kéo dài các nội dung tại Nghị quyết 53. Đề cập tới nội dung giải quyết đề án việc làm, tổ chức lại cuộc sống cho người dân thuộc diện di dời, giải toả và đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân ở khu vực bị thu hồi đất, đại biểu cho biết, thực hiện cái Quyết định số 1487 ngày 6/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/7/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 2281 về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm và tổ chức lại cuộc sống cho người dân trong vùng thuộc dự án sân bay quốc tế Long Thành. Với mục tiêu đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, hỗ trợ miễn phí học phí cũng như học tập giáo dục phổ thông, đại học với kinh phí dự kiến khoảng trên 300 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2022, nội dung chi đào tạo nghề và giải quyết việc làm chưa được giải ngân do giai đoạn 2019-2022, các hộ dân đã nhận quyết định thu hồi đất, nhận suất tái định cư để xây dựng nhà. Như vậy, bước đầu đã ổn định được cuộc sống nên chưa có nhu cầu đăng ký học nghề và giải quyết việc làm.

Trong năm 2023 và những năm tiếp theo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã tiếp tục phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Long Thành để tổ chức tuyên truyền, tổng hợp các cái nhu cầu về đăng ký đào tạo nghề, giải quyết việc làm của người dân. Trong thời gian này, Bộ Giao thông vận tải cũng đã có chỉ đạo về khảo sát nhu cầu việc làm trong các lĩnh vực cho người dân ở các cơ sở cung ứng việc làm, đồng thời yêu cầu các đơn vị này cam kết với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ưu tiên sử dụng lao động là người của địa phương với tỉ lệ nhất định.

Đến thời điểm hiện tại, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã có kế hoạch và Trung tâm giới thiệu việc làm cũng đã tổ chức được ba sàn giao dịch với số lượng đăng ký nhu cầu là khoảng là 9473 người, đã tư vấn việc làm cho 725 lượt người, tiếp nhận hồ sơ là 576 hồ sơ của người có nhu cầu giải quyết việc làm.

Theo đại biểu, hầu như các hộ dân trong vùng dự án đều đang ở tuổi lao động và đang có việc làm. Do vậy, khi giải tỏa, nhu cầu việc làm không phải là quá lớn. Do đó, việc thực hiện giải ngân trong đề án giải quyết việc làm đạt không nhiều.

8h45: Đại biểu Phạm Văn Thịnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang: Đề xuất Quốc hội thông qua chủ trương kéo dài giải ngân vốn.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Phạm Văn Thịnh đánh giá cao sự cố gắng vượt khó của Chính phủ, cấp ủy chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng như sự đồng thuận của nhân dân khu vực giải phóng bằng của dự án. 

Qua ý kiến của các đại biểu, đại biểu Phạm Văn Thịnh đề xuất phương án, đó là Quốc hội thông qua chủ trương kéo dài để có cơ sở tiếp tục chi trả hoàn thiện hồ sơ thanh toán quyết toán dự án giải phóng bằng đến hết năm 2024.

Trung ương sẽ cấp bổ sung vốn cho dự án, nếu không kéo dài thời hạn thanh toán thì Trung ương nên cấp bổ sung và chia làm hai đợt: đợt 1 cấp ngay trong năm 2004; đợt 2 sẽ cấp khi có quyết định phê duyệt quyết toán và số vốn cấp đợt 1 do Chính phủ đề xuất và đưa ngay vào kế hoạch năm 2024 và giao quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. 

Lý do đại biểu nêu ra là dự án vẫn có sự thay đổi về số liệu thanh quyết toán do chưa kết thúc công việc chi trả đầy đủ các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng. Lý do thứ hai là sự điều chỉnh về phạm vi giải phóng bằng và đặc biệt là địa phương sẽ sử dụng một phần diện tích đã giải phóng bằng vào nhiệm vụ tạo quỹ đất phát triển kinh tế -  xã hội của tỉnh ngoài quỹ đất tái định cư cho người dân và bố trí các thiết chế xã hội phục vụ người dân tái định cư. Như vậy, khi quyết toán sẽ minh bạch hơn.

8h48: Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu tranh luận

Phát biểu tranh luận với ý kiến của đại biểu Trịnh Xuân An, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn cho biết, qua theo dõi nội dung thảo luận, đa phần các ý kiến đều thống nhất cần bố trí đủ vốn để dự án này hoàn thành trong năm 2024, vấn đề khác nhau chỉ là yếu tố kỹ thuật. Dự toán ngân sách năm 2021 đã được Quốc hội bấm nút quyết toán. Dự toán từ năm 2021 trở về trước đã bị hủy, Quốc hội chỉ có thể kéo dài nguồn vốn của năm 2022 chưa quyết toán trở về sau.

Đại biểu đề nghị bổ sung bố trí vào dự toán ngân sách năm 2024 để đảm bảo đủ vốn cho dự án này, đồng thời tăng bội chi tương ứng để đảm bảo giải quyết đúng quy định, tạo thuận lợi cho dự án hoàn thành.

8h50: Đại biểu Nguyễn Trường Giang – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông phát biểu tranh luận

Đại biểu Nguyễn Trường Giang nêu rõ quan điểm là cần phải bố trí bổ sung, bố trí nguồn vốn cho dự án này. Đồng thời nhất trí với đại biểu Nguyễn Hữu Toàn về vấn đề là ngân sách năm 2021 đã được Quốc hội quyết toán. Như vậy nếu nay trình kéo dài vốn của năm 2021 là không hợp lý bởi không thể bố trí khoản mà Quốc hội đã quyết toán, đã “chốt” và không có chuyển nguồn.

Do đo, đại biểu cho rằng đến nay phải bố trí vốn vào dự toán của năm 2024 để từ đó cân đối thu chi, tính toán bội chi và sau này có quyết toán. Đại biểu nêu rõ để tạo vừa tạo điều kiện cho việc mà sau này Quốc hội quyết toán cũng như được việc giải ngân của địa phương của dự án này bố trí vào dự toán ngân sách của năm 2024 vừa đảm bảo coi như là đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật vừa tạo điều kiện cho việc giải ngân sách và quyết toán sau này.

08h51: Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam phát biểu tranh luận

Phát biểu tranh luận, đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, dự án này không thể dừng lại được. Trước đây, Quốc hội khóa 13 đã ban hành chủ trường đầu tư dự án này. Nghị quyết số 26 năm 2016 của Quốc hội khóa 14 chủ trương cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng thành một dự án riêng để giải quyết.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn Binh Dương, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, Nghị quyết 26 quy định cho chủ trương nhưng yêu cầu phải báo cáo nghiên cứu khả thi trình Quốc hội. Sau đó, Quốc hội phê duyệt Nghị quyết 53, Báo cáo nghiên cứu khả thi quy định thời gian giải phóng mặt bằng đến năm 2021 phải hoàn thành. Do đó, đòi hỏi Quốc hội phải xem xét kỹ càng hơn. Và Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi nên dẫn đến tình trạng “sửa một chút cũng phải trình Quốc hội”. Trong khi đó, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021- 2025, Dự án này lại thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Vì vậy, đại biểu Tạ Văn Hạ đề nghị nghiên cứu phương án: Quốc hội cho chủ trương kéo dài dự án này đến năm 2025 để trùng với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Các vấn đề còn lại thì do Chính phủ quyết định.

8h55: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Phát biểu giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cảm ơn các ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận tại Tổ và tại phiên thảo luận tại hội trường hôm nay đối với dự án này. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, ngay sau phiên thảo luận tại Tổ, cơ quan soạn thảo đã có Báo cáo tiếp thu, giải trình đối với các nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm… 

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, nguyên nhân tăng, giảm tổng mức đầu tư của dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trình bày chi tiết trong Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh đã được Hội đồng thẩm định nhà nước và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, rà soát bảo đảm đầy đủ cơ sở chính xác và trung thực theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai... Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai là chủ đầu tư chịu trách nhiệm trong việc tổ chức triển khai thực hiện. 

Về nguyên nhân dự án chậm tiến độ, Bộ trưởng cho biết, ngoài các nguyên nhân khách quan như cơ quan chủ trì trình, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu rõ nguyên nhân chủ quan là do nhân sự chủ chốt của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai trong thời gian thực hiện dự án có nhiều thay đổi, thủ tục lập quy hoạch tái định cư, thiết kế đấu thầu kéo dài và lực lượng lao động khan hiếm sau giãn cách của đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các gói thầu xây dựng…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, qua các góp ý của các đại biểu Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục đánh giá, xác định các nguyên nhân chủ quan để từ đó rút kinh nghiệm và có các giải pháp khắc phục triệt để trong thời gian tới.

Về giải pháp triển khai, xử lý dứt điểm các nội dung còn tồn tại sau khi được Quốc hội cho phép kéo dài thời gian thực hiện, Bộ trường cho biết, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để khẩn trương có các giải pháp xử lý dứt điểm. Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư lập tiến độ thi công tổng thể, chi tiết, theo dõi, đôn đốc kịp thời, và có các biện pháp tăng cường. Nếu bị chậm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ theo dõi sát sao, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo theo các nội dung Nghị quyết của Quốc hội để tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, góp phần để dự án triển khai đúng tiến độ.

9h07: Phó Chủ tịch Quốc hội  Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội  Nguyễn Đức Hải cho biết, trong phiên thảo luận đã có 7 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu tranh luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã giải trình, làm rõ một số ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội. Qua thảo luận, các đại biểu thống nhất sự cần thiết phải điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 53. 

Các đại biểu cũng cho rằng, bên cạnh những cố gắng của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng cũng còn những nguyên nhân chậm trễ trong việc giải phóng mặt bằng của dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành, chủ yếu là do 2 năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng cũng đề nghị đánh giá thêm các nguyên nhân khác để rút kinh nghiệm. 

Có đại biểu đề nghị làm rõ hơn nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm trong việc tăng, giảm tổng mức đầu tư, diện tích sử dụng đất kéo dài thời gian thực hiện dự án. Có đại biểu đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát và đề nghị kịp thời xử lý các vướng mắc đối với dự án trọng điểm.

Đa số các đại biểu thống nhất cần điều chỉnh thời gian thực hiện dự án. Có đại biểu đề nghị đánh giá kỹ tính khả thi khi chỉ cho phép kéo dài việc thực hiện đến hết năm 2024. Có đại biểu đề nghị đánh giá rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ, có giải pháp quyết liệt hơn, không để xảy ra tình trạng tiếp tục trình Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn tiếp theo...

Có đại biểu đề nghị đánh giá rõ việc điều chỉnh thời gian thực hiện sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc thực hiện mục tiêu giai đoạn 1 đến năm 2025 đưa Cảng Hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác. Các đại biểu đều thống nhất phải bố trí đủ vốn cho dự án và thống nhất với đề nghị của Chính phủ cho phép kéo dài thời gian giải ngân vốn đến hết năm 2024. 

Nhưng cũng có nhiều đại biểu cho rằng số vốn chưa giải ngân đã hủy dự toán, quyết toán kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020 đã kết thúc nên không thể kéo dài thời gian giải ngân vốn và đề nghị Chính phủ khẩn trương đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến như hình thức quyết định của Quốc hội, Nghị quyết chung hay cần có nghị quyết riêng về vấn đề này. Cụ thể hơn thông tin, số liệu điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng và triển khai hiệu quả đề án giải quyết việc làm, tổ chức lại đời sống cho người dân vùng ảnh hưởng của dự án, thực hiện đền bù, hỗ trợ, tái định cư công khai, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, chú ý đến vấn đề đảm bảo các cơ sở hạ tầng xã hội. 

Có đại biểu cũng đề nghị một số nội dung tương tự thì Quốc hội nên ủy quyền giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, giải quyết. Đồng thời cũng lưu ý các cơ quan của Chính phủ, Quốc hội cần rút kinh nghiệm trong công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời đề xuất xử lý các vấn đề tồn tại, không để kéo dài nhiều năm. 

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ khẩn trương chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến tham gia để xây dựng Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý các nội dung trình Quốc hội xem xét, thông qua.

9h32: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, tiếp tục chương trình Kỳ họp, Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

9h33: Đại biểu Hà Sỹ Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn: Đề xuất chuyển mục đích sử dụng rừng xây dựng công trình giao thông cũng được áp dụng cơ chế đặc thù

Đại biểu Hà Sỹ Huân đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện. 

Về cơ chế đặc thù sử dụng nguồn tăng thu ngân sách năm 2022 tại Điều, đại biểu nhất trí với thiết kế của các nội dung áp dụng cơ chế đặc thù gồm bốn khoản như trong dự thảo và nhất trí với việc phải có danh mục kèm theo nghị quyết, để phù hợp với nguyên tắc thí điểm được nêu tại khoản 3 Điều 3 là có địa điểm, thời gian thực hiện rõ ràng cụ thể.

Đối với các dự án chưa đủ điều kiện đề nghị tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư trình Quốc hội hoặc trình Ủy ban Thường vụ quốc hội nếu được Quốc hội ủy quyền xem xét quyết định trong thời gian nghị quyết có hiệu lực thi hành. Đại biểu cho rằng, quy định này rất linh hoạt và đúng với quan điểm hiện nay là phải thích ứng linh hoạt để tạo điều kiện cho các địa phương giảm bớt thủ tục hành chính và giảm các chi phí không chính thức.

Về việc chuyển mục đích sử dụng rừng, mặc dù nội dung này không được Chính phủ đưa vào cơ chế đặc thù trình tại kỳ họp nhưng đại biểu cho biết, hầu hết các địa phương thực hiện các dự án đầu tư công liên quan đến đất rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng đang là rào cản lớn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, nhất là những diện tích có rừng tự nhiên. Nội dung này Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ghi nhận tại phiên Trả lời chất vấn sáng ngày 7 tháng 11 vừa qua.

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình giao thông ở một địa phương phải làm rất nhiều thủ tục hành chính. Vì vậy, đại biểu đề nghị trong khi Luật Đất đai đang sửa đổi một số điều của Luật Lâm nghiệp chưa được Quốc hội thông qua, nếu được tại kỳ họp này Quốc hội bổ sung nội dung này, phân cấp cho các địa phương việc chuyển mục đích sử dụng rừng cũng được áp dụng cơ chế đặc thù, để tiến độ thực hiện tất cả các dự án đầu tư công đã và đang triển khai được thực hiện thuận lợi hiệu quả hơn.

9h38: Đại biểu Nguyễn Phi Thường - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong triển khai thực tế, cơ bản nhất trí với 5 nhóm cơ chế, chính sách trong dự thảo. Hơn 1 năm qua kể từ khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội, đây là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức và nguồn vốn, đã và đang được triển khai rất tích cực.

Từ thực tế triển khai đường vành đai 4 vùng Thủ đô, đại biểu cho biết, về khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35. Cụ thể, chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công. 

Đại biểu cho rằng, với đặc thù dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau, đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm dự án khó được thực hiện hoàn thành, gây khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các hạng mục dự án. 

Đại biểu đề nghị cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án theo hướng tách nội dung bồi thường hỗ trợ tái định cư giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể, giao các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện.

9h45: Đại biểu Lại Văn Hoàn - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Nhất trí quy định tăng tỉ lệ vốn của Nhà nước trong dự án PPP

Đại biểu Lại Văn Hoàn ghi nhận thời gian qua Chính phủ đã tập trung quyết liệt và có những kết quả quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ, đưa các công trình hạ tầng thiết yếu, một số tuyến cao tốc vào khai thác sử dụng.

Đại biểu Lại Văn Hoàn thống nhất về sự cần thiết ban hành 5 nhóm cơ chế chính sách áp dụng thí điểm nhằm để tiếp tục giải quyết những vướng mắc tồn tại hiện nay, tháo gỡ những nút thắt trong đầu tư, tạo đột phá trong đầu tư phát triển kế cấu hạ tầng, đặc biệt là giải quyết ách tắc về giao thông để tăng kích cầu phát triển kinh tế. 

Theo đó, đại biểu đồng tình với các chính sách: thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường Quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương; về các dự án giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương; cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương năm 2022.

Đồng tình việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP, đại biểu Lại Văn Hoàn lý giải qua xem xét lại một số loại hình giao thông mang tầm chiến lược, tổng mức đầu tư rất lớn gồm nhiều hợp phần khác nhau đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư cơ bản về hạ tầng; đồng thời kêu gọi đầu tư vận hành và khai thác theo hình thức PPP. Vì vậy nguồn lực Nhà nước sẽ phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng mức đầu tư. Một số dự án đầu tư ở vùng kinh tế xã hội chưa phát triển, địa bàn trọng điểm về an ninh quốc phòng đòi hỏi tổng mức đầu tư lớn, trong khi nhu cầu vận tải chưa cao, vận hành khai thác khó đảm bảo phương án tài chính…cũng cần được quan tâm bố trí tỷ lệ nguồn lực nhà nước cao hơn.

Ngoài ra, một số dự án hạ tầng kết nối liên vùng dầu tư theo hình thức PPP được phê duyệt và triển khai trước khi luật PPP ban hành (năm 2020) có hiệu lực, trong đó nguồn lực Nhà nước chiếm tỷ trọng cao theo quy định của Luật và của Nghị định 63/2018/NĐCP về đầu tư theo phương thức PPP vẫn được tiếp tục triển khai thực hiện và cần được phân bổ đủ nguồn.

Dẫn chứng từ thực tiễn triển khai dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình, đây là tuyến đường quan trọng giúp kết nối các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thành phố Hải Phòng và các tỉnh ven biển, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các tỉnh có tuyến đường đi qua. Dự án này được thực hiện trước khi Luật PPP ban hành, vì vậy tại thời điểm đó chưa có các quy định pháp luật ràng buộc về tỷ lệ phần vốn của Nhà nước tham gia dự án. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện dự án do ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như COVID-19, xung đột, khan hiếm nguyên vật liệu, giá cả tăng cao, chi phí nhân công, chi phí giải phóng mặt bằng lớn hơn dẫn đến chi phí thực hiện dự án tăng cao, chủ yếu tăng vào phần khối lượng do phần vốn Nhà nước đảm nhận, tăng lên 80% so với tổng mức đầu tư điều chỉnh.

Như vậy nếu theo Tờ trình của Chính phủ, chỉ tăng phần vốn Nhà nước lên 70% thì cũng không tháo gỡ tồn tại, vướng mắc của dự án tuyến đường bộ ven biển Thái Bình. Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội mà ngay từ khi thảo luận dự thảo đã thấy rõ không khả thi để tổ chức thực hiện thì cần phải được cân nhắc, thận trọng, vì dự án đang được triển khai với phần vốn Nhà nước là 66,7% và thực tế chi phí phần vốn Nhà nước đã tăng đến 80%, đại biểu chỉ rõ.

Từ những phân tích trên, đại biểu Lại Văn Hoàn đề nghị các đại biểu ủng hộ phương án đề xuất theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, tăng tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia đầu tư theo phương thức đối tác công tư đối với các dự án thí điểm lên 80% tổng mức đầu tư, riêng đối với dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình đề nghị chấp thuận điều chỉnh tỷ lệ nguồn vốn nhà nước 80% tổng mức đầu tư của dự án, hoặc cho phép tiếp tục tăng phần vốn Nhà nước so với chủ trương đầu tư dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

09h52: Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng bày tỏ thống nhất cao với dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ nhằm tháo gỡ vướng mắc, nút thắt về đầu tư. 

Đại biểu nhận thấy, lĩnh vực giao thông đường bộ là một trong những lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công rất lớn chiếm tỉ lệ vốn cao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2026. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đầu tư những công trình, dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải, trong đó đã hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc từng bước hình thành mạng lưới giao thông đường bộ thuận lợi với các tuyền đường cao tốc và tỉnh lộ. 

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ băn khoăn với Luật PPP chỉ quy định tỉ lệ vốn của Nhà nước không quá 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án. Dẫn đến các nhà đầu tư không mặn mà với dự án đầu tư theo hình thức này. 

Do đó, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị việc hợp tác đầu tư công tác cần cân nhắc tỉ lệ vốn góp, trình tự thủ tục đầu tư, tránh việc kéo dài dự án, thời gian từ khi đề xuất đến khi khởi công dự án quá dài.

Để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, đại biểu cho rằng, cần có Nghị quyết đặc thù như lần này, cơ bản thống nhất 4 nhóm chính sách chính của cơ chế PPP: tỉ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia các dự án PPP; cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án tăng thu nguồn ngân sách Trung ương, giao cho một số địa phương quyết định chủ trương đầu tư các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương, sử dụng ngân sách của địa phương này hỗ trợ cho địa phương khác…

10h00: Đại biểu Nguyễn Danh Tú - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang: Thực hiện thí điểm cần có địa chỉ, thời gian, giới hạn cụ thể

Góp ý về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Danh Tú - Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang cho biết, hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã được chuẩn bị công phu, cẩn thận. 

Góp ý hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Danh Tú bày tỏ nhất trí với kết luận của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội là việc thực hiện thí điểm cần phải có địa chỉ, thời gian, giới hạn cụ thể, không quy định như một đạo luật khác. 

Song song với các luật hiện hành, về các nội dung của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Tú cho biết, về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm, dự thảo nghị quyết quy định 04 nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm. Đại biểu cho rằng, việc xác định các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn dự án thí điểm rất quan trọng, là cơ sở để xem xét, quyết định một dự án có thuộc diện được áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù trong dự thảo Nghị quyết hay không. “Do vậy cần xác định rõ đây là thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù mà các dự án nào đáp ứng đủ tiêu chí thì được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đó, hay đây là quy định về một số dự án được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù…?”, đại biểu Tú nêu quan điểm. 

Theo đại biểu, trường hợp là thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thì chỉ cần quy định cụ thể các tiêu chí để các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đó xác định dự án nào đáp ứng đủ tiêu chí để được áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù và sau thời gian thí điểm sẽ tiến hành tổng kết. Nếu phù hợp thì xem xét sửa đổi, hoàn thiện pháp luật có liên quan. Còn trường hợp quy định một số dự án được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù thì chỉ cần quyết định cụ thể các dự án nào được hưởng cơ chế đặc thù đó và lý do tại sao các dự án đó được áp dụng cơ chế đặc thù.

10h06: Đại biểu Lê Hoàng Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ

Đại biểu Lê Hoàng Hải bày tỏ tán thành với chủ trương xây dựng Nghị quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc quy định tại một số luật liên quan tới đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Về bản chất là cho phép được làm khác với luật trong thời hạn nhất định đối với các dự án, công trình đường bộ đã được chỉ định tên tại phụ lục kèm theo dự thảo Nghị quyết. 

Với tính chất như vậy, đại biểu cho rằng hình thức Nghị quyết là phù hợp do nội dung chỉ áp dụng cho những công trình giao thông đường bộ đã được chỉ định. Đồng thời bày tỏ nhất trí về hồ sơ dự thảo Nghị quyết thí điểm này, quá trình xây dựng hồ sơ dự thảo Nghị quyết đã được thực hiện kỹ lưỡng, đầy đủ...

Về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương, Điều 6 dự thảo Nghị quyết được thiết kế theo logic các địa phương trao đổi sau đó Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định. Tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, khoản 2 Điều 6 có đưa ra ba nguyên tắc để xác định cơ quan chủ quản thực hiện dự án trong trường hợp dự án giao thông đường bộ đi qua từ hai địa phương trở lên. 

Theo đó, tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn; khối lượng công việc nhiều hơn và theo thỏa thuận giữa các địa phương. Đại biểu đề nghị thiết kế lại quy định tại Điều 6 theo hướng đối với dự án giao thông đường bộ qua nhiều tỉnh, nguyên tắc ưu tiên là nguyên tắc thỏa thuận giữa các địa phương, sau đó mới đến nguyên tắc tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn và khối lượng công việc nhiều hơn.

Theo đại biểu, phải ưu tiên nguyên tắc thỏa thuận bởi giữa các địa phương, lợi ích của địa phương sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh đó ưu tiên trước. Khi nguyên tắc thỏa thuận được áp dụng nhưng không thành công thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của các địa phương sẽ báo cáo Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trường hợp này, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo nghiên cứu, cân nhắc và lựa chọn giữ nguyên tắc tỷ trọng vốn đầu tư lớn hơn và khối lượng công việc nhiều hơn để giao cho Ủy ban nhân dân một địa phương làm cơ quan chủ quản áp dụng theo quy định tại khoản 1.

10h12: Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long: Nhà nước cần tăng biên độ hỗ trợ tài chính cho các dự án

Nhấn mạnh tốc độ phát triển kinh tế luôn gắn liền với hạ tầng giao thông, đại biểu bày tỏ tán thành với nội dung dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, để góp phần hoàn thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông quan trọng.

Đại biểu cho biết, thực tiễn trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư PPP trong thời gian qua, theo báo cáo của Chính phủ còn nhiều khó khăn vướng mắc, cần cấu trúc tài chính phù hợp trong mô hình hợp tác PPP do đặc thù rủi ro cao của các dự án hạ tầng giao thông. Nhà nước cần mở rộng biên độ hỗ trợ về tài chính, nhằm tăng khả năng về tài chính của dự án, giúp nhà đầu tư mau hoàn vốn, nhất là với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, triển khai giai đoạn tới nhằm tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.

Đại biểu thống nhất với phương án tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án, điều này sẽ tạo thêm sức hấp dẫn cho các loại dự án này khi phương án tài chính khả thi hơn, rút ngắn thời gian hoàn vốn, tạo động lực thu hút, huy động đầu tư tư nhân trong xây dựng các dự án đường bộ, tiết kiệm nguồn lực và bộ máy quản lý nhà nước do chi phí vận hành, bảo trì khai thác trong vòng đời dự án do nhà đầu tư thực hiện. 

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cần xây dựng tiêu chí cho phép các dự án đường bộ được áp dụng mức trần nhà nước trên 50% vốn đầu tư. Đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan thẩm định tính khả thi của dự án trước khi kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia, qua đó xác định được mức độ hấp dẫn của dự án đối với nhà đầu tư tư nhân, kiểm soát được quá trình triển khai, đo lường được mức độ ảnh hưởng của dự án tới người dân.

10h19: Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định tranh luận

Đồng tình với ý kiến một số đại biểu nêu liên quan đến chính sách đặc thù trong khai thác mỏ, khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại Điều 7, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng, để dự án triển khai nhanh và hiệu quả thì các dự án liên quan tới vấn đề đẩy nhanh tiến độ cũng như góp phần vào hiệu quả của dự án cũng cần phải được hưởng cơ chế đặc thù này.

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh nêu ví dụ muốn đẩy nhanh tốc độ, dự án tái định cư cũng phải thực hiện nhanh do vậy cần được hưởng chế độ về khoáng sản là vật liệu thông thường; hay muốn nâng cao hiệu quả của đường cao tốc thì dự án trạm dừng nghỉ cũng phải cần được hưởng cơ chế đặc thù. Nếu chính sách này được áp dụng, đại biểu đề nghị tại Điều 1 về phạm vi điều chỉnh, bổ sung các dự án liên quan giúp đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hiệu quả của các dự án đường bộ thì cũng trong phạm vi điều chỉnh.

Trao đổi thêm về triển khai trạm dừng nghỉ, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên nhân tiến độ triển khai các trạm dừng nghỉ chậm do chưa cơ chế xã hội hóa và trạm dừng nghỉ chỉ 1ha không đủ. Đại biểu cho rằng, để xã hội hóa thì bố trí 1ha xây dựng trạm dừng nghỉ là không đủ, nhưng nếu chỉ là trạm dừng chân thì 0,5ha cũng đủ.

Đại biểu cho biết, ở các quốc gia khác có ba dạng trạm dừng nghỉ, vì vậy Việt Nam cũng cần tham khảo triển khai hiệu quả, đề nghị Bộ trưởng quan tâm đến khoảng cách giữa các trạm dừng nghỉ và có quy hoạch bố trí các loại trạm dừng nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế.

10h22: Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh tranh luận

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết khi thảo luận tổ các đại biểu nhất trí có cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại biểu còn băn khoăn về danh mục các dự án kèm theo dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội lần này. 

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa chỉ rõ, Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định về nguyên tắc, tiêu chí nhưng lại không có các tiêu chí cần phải có như tính hiệu quả, tính hợp lý và tính cấp thiết. Dự thảo Nghị  quyết không có những nội dung cụ thể tiêu chí này nhưng lại có danh mục dự án thì vấn đề đặt ra là các dự án có trong danh mục có bảo đảm yêu cầu.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết thêm, dự thảo Nghị quyết quy định về quy trình nếu như muốn xin bổ sung dự án để đưa vào danh mục thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét. Đại biểu đặt vấn đề các dự án có trong danh mục lần này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra hay chưa?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa phản ánh thực trạng có những dự án PPP yêu cầu Nhà nước phải giải cứu với lý do phản khoa học là đường huyết mạch nhưng lưu lượng xe quá ít nên thu không đủ và đề nghị Nhà nước phải mua.  Trong khi đó, một số dự án BOT, xe quá nhiều, thậm chí là quá tải thì Bộ Giao thông vận tải lại tìm cách bớt thời hạn thu phí, trái với lại hợp đồng đã thỏa thuận. Đại biểu đặt vấn đề về người chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hiệu quả của các dự án. 

Do đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị để đại biểu Quốc hội an tâm bấm nút thông qua danh mục dự án thì cần phải có thẩm tra khẳng định được những dự án này là hợp lý, cấp thiết và hiệu quả. Nếu không thì đề nghị giao cho Chính phủ quyết định.

10h25: Đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang: Cần có cơ chế áp dụng riêng cho dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Trần Thị Thanh Hương - Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang bày tỏ cơ bản đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu cho biết, cử tri, nhân dân các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long rất phấn khởi khi Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm triển khai các dự án đường cao tốc, góp phần tháo gỡ các điểm nghẽn giao thông, tạo không gian phát triển kinh tế xã hội, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm với các địa phương còn nhiều khó khăn. Hiện tại dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng đang triển khai và đây là dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của vùng. 

Để đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án đường cao tốc vào khai thác, sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư, đại biểu cho rằng cần có cơ chế áp dụng riêng cho dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng. Theo đó, việc cho phép dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được chuyển nguồn để tiếp tục thực hiện là hết sức cần thiết, nếu không sẽ gây áp lực cho việc cân đối các năm sau, ảnh hưởng đến nguồn bố trí cho các dự án trung hạn, có thể dẫn đến các dự án đường cao tốc phải dừng lại do điều chỉnh chủ trương đầu tư, dẫn đến chậm tiến độ. 

Đại biểu kiến nghị Quốc hội chấp thuận phương án cho phép dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng được chuyển nguồn toàn bộ từ nguồn tăng thu, cắt giảm tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để bố trí dự toán kế hoạch đầu tư công hàng năm trong các năm 2023, 2024, 2025 đối với dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Mê Thuột, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.

10h28: Đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình: Đề nghị Chính phủ cân nhắc nâng tỉ lệ góp vốn của Nhà nước tham gia dự án PPP lên 80%

Góp ý vào nội dung này, đại biểu Phan Đức Hiếu - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình đề cập vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách về tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP. Hiện nay Chính phủ đang đệ trình tỉ lệ vốn Nhà nước cao hơn so với tỉ lệ quy định trong Luật PPP là 70%.

Cơ sở quan trọng nhất, mấu chốt nhất để xác định “như thế nào là hợp lý”, đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng cần không làm mất đi tính chất hợp tác công tư và cần cân bằng tính khả thi của tỉ lệ này. Nếu cơ chế đưa ra không khả thi thì sẽ không có công trình, không có dự án và không có lợi ích khác. 

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ nên cân nhắc kỹ lưỡng nâng tỉ lệ góp vốn của Nhà nước khi tham gia dự án PPP lên 80% để giải quyết khó khăn, vướng mắc. 

Đại biểu nhận thấy, Chính phủ có thể tham chiếu Nghị quyết thí điểm của TP.HCM với tỉ lệ góp vốn 70% là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên không nhất thiết lấy đúng tỉ lệ này của TPHCM. Vì đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng, bối cảnh các công trình, dự án của TPHCM rất khác, bài toán về hiệu quả kinh tế, bài toán về các nhà đầu tư cũng khác, tham chiếu nhưng không nhất thiết áp dụng tỉ lệ vốn góp 70%.

Do đó, đại biểu Phan Đức Hiếu kiến nghị cần nâng cao tỉ lệ này lên 80% vì đây là tỉ lệ tối đa phần vốn Nhà nước có thể tham gia, dư địa để cho các địa phương đàm phán các nhà đầu tư. Mỗi địa phương tùy từng hoàn cảnh có những phương án riêng và tỉ lệ tham gia góp vốn của Nhà nước có thể dưới tỉ lệ tối đa cho phép.

Vì vậy, đại biểu mong muốn Chính phủ nên cân nhắc thận trọng, kỹ lưỡng tăng tỉ lệ  cho phép phần vốn Nhà nước thực hiện các dự án PPP lên 80%.

10h31: Đại biểu Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái: Khơi thông các nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm

Góp ý về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận - Đoàn ĐBQH tỉnh Yên Bái cho rằng, việc ban hành và thực hiện Nghị quyết  này sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông các nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, qua đó tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, các vùng biển của cả nước. 

Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn là dự án thí điểm, đại biểu cho biết, tại Khoản 4, Điều 3 quy định các dự án đề xuất phải thuộc một trong các nhóm chính sách đang đề xuất thí điểm của nghị quyết này. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là chưa đầy đủ, chưa rõ ràng. Do đó, đề nghị xem xét, sửa lại theo hướng các dự án đề xuất phải thuộc đối tượng có thể áp dụng một trong các nhóm chính sách thí điểm quy định tại Điều 1 của dự thảo Nghị quyết này.

10h36: Đại biểu Trần Văn Tiến - Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tranh luận

Tranh luận tại phiên họp, đại biểu Trần Văn Tiến bày tỏ không đồng tình với một số ý kiến về chính sách tại Điều 5, Điều 6 tại dự thảo Nghị quyết. Theo đó, tên Điều 5 và một số nội dung sử dụng cụm từ "đường quốc lộ", đại biểu đề nghị sửa lại là "Quốc lộ".

Bên cạnh đó, khoản 5 quy định Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương. Đại biểu cho rằng quy định như vậy có thể gây hiểu nhầm là tất cả các dự án giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương đều do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngoài ra, tại điểm a, khoản 4 Điều 5, địa phương đầu tư xong bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, khai thác, sử dụng. Đại biểu Trần Văn Tiến đề nghị Bộ Giao thông vận tải phải có trách nhiệm hoàn trả vốn đầu tư cho địa phương theo kế hoạch, trừ trường hợp có thoả thuận giữa địa phương với Bộ.

10h38: Đại biểu Nguyễn Đại Thắng - Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên: Cần giải pháp kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu cho biết, quá trình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng công trình giao thông đường bộ sẽ phát sinh những nội dung chưa phù hợp với bối cảnh, yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn trong đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp tháo gỡ ngay trong khi chờ sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan, nhằm bảo đảm thực hiện thành công các mục tiêu Đảng, Quốc hội đã đề ra, tạo hành lang pháp lý để tháo gỡ những khó khăn, bất cập do yêu cầu của thực tiễn đặt ra mà chưa có pháp luật điều chỉnh trong đầu tư xây dựng các dự án giao thông đường bộ. Qua đó, thúc đấy việc giải ngân vốn đầu tư công, đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu cho rằng, thời gian thực hiện thí điểm nên kéo dài đến hết tháng 6/2026, thời điểm sắp kết thúc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, sau đó tiến hành tổng kết, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả của các chính sách thí điểm. Việc quy định thời gian thực hiện Nghị quyết chỉ hơn 2 năm là ngắn, chưa đủ thời gian để kiểm nghiệm, đánh giá toàn diện sự phù hợp và tính hiệu quả của các chính sách thí điểm. 

Đại biểu đề nghị, sau khi Nghị quyết được thông qua và có hiệu lực, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thi hành ngay, tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của từng chính sách thí điểm đề ra trong Nghị quyết. Sau thời gian áp dụng thí điểm, cần có sự tổng kết việc thi hành Nghị quyết, nhất là cần có đánh giá xem những chính sách nào phù hợp, được thực tiễn đánh giá là đúng, thì kịp thời thể chế hóa thành pháp luật để thực hiện thống nhất. Chính sách nào không phù hợp sau thời gian thí điểm thì cần ngừng thí điểm.

10h43: Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre: Nghiên cứu các tiêu chí của các dự án được hưởng cơ chế đặc thù.

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn tán thành cao việc trình Quốc hội về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Thời quan qua, Quốc hội đã thông qua các cơ chế đặc thù tại các tỉnh, thành phố; dự thảo nghị quyết này giống như cơ chế đặc thù cho một ngành cụ thể, đây là điểm mới. 


Qua tham khảo các chính sách, đa phần chính sách đã nhận được sự đồng thuận, thống nhất triển khai và đã từng triển khai thí điểm, ví dụ như chính sách PPP đã triển khai ở TP. Hồ Chí Minh. Vì vậy, đề xuất của Chính phủ phù hợp với thực tế, góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án giao thông đường bộ. 

Đại biểu cũng kiến nghị, với những dự án đáp ứng tiêu chí của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu trong dự thảo nghị quyết, có thể xem xét bổ sung vào danh mục. Với dự án rõ nguồn vốn, chuẩn bị triển khai, chưa hoàn thành thủ tục, sử dụng vốn đầu tư công nên xem xét áp dụng cơ chế đặc thù ngay. 

Về thời gian thực hiện, đại biểu cho rằng, dự án đầu tư công tốn rất nhiều thời gian, nếu các danh mục như Chính phủ trình triển khai, đại biểu cho rằng việc áp dụng cơ chế đặc thù sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ.

10h54: Đại biểu Bế Minh Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng: Cần thực hiện thí điểm trên tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh 

Tham gia ý kiến tại hội trường, đại biểu bày tỏ đồng thuận với việc thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ với mục tiêu giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế trong triển khai thực hiện các dự án giao thông đường bộ quan trọng, cấp thiết.

Đại biểu cho biết, thời gian qua, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng đã được cải thiện, tuy nhiên, Cao Bằng vẫn là tỉnh khó khăn, tồn tại nhiều điểm nghẽn, cản trở sự phát triển, nhất là vấn đề phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông. Cao Bằng đang đứng trước cơ hội để phát huy tiềm năng sẵn có, tỉnh cần những giải pháp, động lực mạnh mẽ từ cả bên trong và bên ngoài để bứt phá, phát triển, trong đó việc triển khai sớm tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) là giải pháp tối ưu để tháo gỡ điểm nghẽn phát triển cho tỉnh Cao Bằng.

Đại biểu đề nghị Quốc hội nghiên cứu, xem xét, bổ sung dự án tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh vào danh mục các dự án thí điểm chính sách về tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án PPP. Tỉnh Cao Bằng đã có nhiều văn bản gửi Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan liên quan, do vậy, tỉnh Cao Bằng kiến nghị, về phần vốn còn thiếu của dự án theo các văn bản đã báo cáo, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét bố trí thêm cho tỉnh Cao Bằng nguồn vốn ngân sách trung ương theo cơ chế thí điểm trong dự thảo Nghị quyết.

10h50: Đại biểu Vũ Tiến Lộc - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội tranh luận

Trước hết ý kiến của một số đại biểu Quốc hội băn khoăn về việc trong nhiệm kỳ này ban hành quá nhiều các nghị quyết đặc biệt, đặc thù, đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng việc ban hành nghị quyết đặc biệt, đặc thù trong bối cảnh hiện nay là một sáng kiến lập pháp rất quan trọng. Bởi trong khi chờ đợi cải cách toàn diện đồng bộ cả hệ thống thì những biện pháp đặc biệt, đặc thù sẽ giúp giải quyết tháo gỡ những khó khăn vướng mắc và cũng là bước thử nghiệm quan trọng để có được thực tiễn để có thể tạo nên bước đột phá về hệ thống pháp luật trong thời gian tới. 

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng không nên ban hành một danh mục các dự án, cũng như không nên để cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay là Ủy ban Kinh tế quá nặng nề với nhiệm vụ phải khảo sát, đánh giá và cam kết trước Quốc hội về những dự án này đảm bảo đủ các điều kiện. Đại biểu đề nghị Quốc hội chỉ ban hành những tiêu chí, điều kiện cho những dự án được áp dụng cơ chế. Khi đó, dự án nào hội đủ các điều kiện thì được áp dụng các quy chế đặc biệt, đặc thù. Chính phủ chịu trách nhiệm về việc công nhận danh mục dự án. Đại biểu cũng cho rằng cần tăng cường phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương.

Về tỷ lệ vốn đầu tư của Nhà nước trong dự án PPP, đại biểu Vũ Tiến Lộc bày tỏ ủng hộ một quan điểm, nếu như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội mà có thể đề ra yêu cầu là không vượt quá 70% thì những dự án ở vùng xa xôi, những vùng núi Tây Nguyên hay là Tây Bắc thì cũng nên được hưởng điều kiện ưu tiên như vậy, thậm chí có thể tăng tỉ lệ vốn Nhà nước lên 80 – 85% cũng là hợp lý. 

Đại biểu Vũ Tiến Lộc cũng đề nghị đánh giá tác động môi trường dự án nên giao cho chủ đầu tư không nên giao cho nhà thầu; đồng thời việc giải tỏa mặt bằng cho các mỏ cũng rất quan trọng.

11h00: Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Thống nhất tỉ lệ góp vốn Nhà nước tham gia vào các dự án PPP là 70%

Phát biểu tại hội trường, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đánh giá cao sự cần thiết của dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xem xét thời gian tới Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật PPP để sửa đổi, bổ sung luật, tháo gỡ những bất cập. 

Quan tâm đến các dự án PPP, đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, xem xét lại cơ chế,  chính sách đặc thù trong đầu tư công, đầu tư PPP. Và đại biểu bày tỏ thống nhất tỉ lệ góp vốn NSNN tham gia các dự án PPP là 70%.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đồng tình với các ý kiến của đại biểu Phan Đức Hiếu và đại biểu Vũ Tiến Lộc, đồng thời cho rằng nên nghiên cứu thêm. Với những địa phương có lưu lượng giao thông ít, giải phóng mặt bằng khó mà Nhà nước cần có đầu tư PPP, cùng với Nhà nước tham gia, đại biểu cho rằng nên cho cơ chế tỉ lệ góp vốn NSNN 70%, các nhà đầu tư PPP sẽ thực hiện được. Còn những địa phương khác có đoạn đường lưu thông khó thì cần quan tâm. 

Về dự án các đường cao tốc trong thời gian tới, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị trong dự án đường cao tốc nên kèm luôn dự án trạm dừng nghỉ, quy định như vậy là phù hợp, Không nên tách riêng dự án cao tốc và dự án trạm dừng nghỉ. Đối với dự án PPP, đề nghị trong đấu thầu dự án giao cho chủ đầu tư dự án PPP thực hiện dự án này.

11h05: Đại biểu Huỳnh Thành Chung –Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước tranh luận

Phát biểu tranh luận tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Huỳnh Thành Chung –Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước cho cho biết, phương án sử dụng vật liệu khác nhau cũng sẽ dẫn đến tổng mức đầu tư khác nhau; phương án thiết kế khác nhau cũng dẫn tới tổng mức đầu tư khác nhau… Trong khi mục tiêu của các dự án PPP là làm sao để nhà đầu tư phải có trách nhiệm trong việc thiết kế cho đến biện pháp thi công, biện pháp sử dụng vật liệu… đảm bảo tổng mức đầu tư có hiệu quả. Do vậy, nếu ngân sách nhà nước tham gia từ 70- 80% là chưa phù hợp. Ngân sách nhà nước chỉ nên tham gia vào giải phóng mặt bằng thì sẽ đảm bảo phù hợp.

11h08: Đại biểu Tạ Đình Thi - Đoàn ĐBQH Tp. Hà Nội tranh luận

Tranh luận về Điều 3 dự thảo Nghị quyết quy định về nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn các dự án thí điểm, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng cần nghiên cứu thiết kế rõ nguyên tắc riêng và tiêu chí riêng. Trong trường hợp xác định danh mục dự án kèm theo dự thảo Nghị quyết, nêu đã xem xét kỹ lưỡng thì có thể đề xuất Quốc hội thông qua. Trong danh mục hiện đang để mở, đại biểu cho rằng có thể giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ xem xét, quyết định.

Đối với tỉ lệ vốn của Nhà nước tham gia các dự án PPP, đại biểu Tạ Đình Thi cho rằng có thể nghiên cứu bóc tách kinh phí giải phóng mặt bằng và kinh phí đầu tư dự án riêng. Như vậy có thể dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư tư nhân, tỉ lệ quy định sẽ hiệu quả và thiết thực hơn.

Đối với Điều 7 về cơ chế đặc thù trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ thi công dự án, đại biểu cho rằng cần rà soát kỹ lưỡng, đặc biệt là liên quan đến việc thăm dò, khai thác, đồng thời đề nghị bổ sung cụm từ "thăm dò".

11h11: Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh tranh luận

Phát biểu tranh luận tại hội trường, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho biết, Nghị quyết được trình kèm theo danh mục dự án, trong khi đó, Ủy ban Kinh tế không thể thẩm tra toàn diện tính hiệu quả, tính hợp lý, tính cấp thiết của từng dự án này, do vậy rất khó để các đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết đi kèm danh mục dự án. Đại biểu gợi mở nên chăng giao công việc thẩm định đó cho Chính phủ quyết định. 

Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho biết, Nghị quyết này chỉ áp dụng cho những dự án có trong danh mục, nhưng cũng trong dự thảo có nội dung, Chính phủ có thể trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bổ sung dự án vào danh mục. Đây là vấn đề mâu thuẫn trong dự thảo Nghị quyết. Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra cần xem xét, điều chỉnh để đảm bảo không mâu thuẫn trong văn bản pháp luật.

Ngoài ra, về miễn giấy phép khai thác khoáng sản, đại biểu cho biết, danh mục gồm nhiều dự án rất lớn, nếu “tháo khoán”, có thể dẫn đến nhiều bất cập trong vấn đề khai thác khoáng sản, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Nếu quy định như trong dự thảo Nghị quyết, Quốc hội phải có trách nhiệm bảo đảm đời sống và quyền lợi của người dân không bị ảnh hưởng, nếu xảy ra thiệt hại thì phải có người đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định này.

11h13: Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tranh luận

Về việc tăng tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, không nên quy định cứng tỷ lệ vốn của nhà nước là 70% mà nên giao Chính phủ quy định chi tiết, nhằm đảm bảo phù hợp với từng dự án thực hiện theo phương thức đối tác công tư PPP. 

Đại biểu Hà Sỹ Đồng phân tích, việc quy định cứng 70% và áp dụng cho 16 dự án thuộc danh mục Chính phủ trình chưa phù hợp, bởi mỗi địa phương và mỗi dự án khác nhau, có nguồn lực khác nhau, nên nghị quyết này mở đường cho việc huy động nguồn lực để giải ngân vốn đầu tư công, cũng như huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho hạ tầng giao thông. 

Về tên gọi, đại biểu cho rằng, sử dụng từ đặc thù quá nhiều trong khi chưa có tổng kết vì vậy có thể sửa tên gọi của Nghị quyết là đột phá hoặc chính sách đột phá hoặc chính sách đặc biệt. Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn tại Điều 3, đại biểu cho rằng quy định như dự thảo chưa cụ thể, trong đó cần quy định theo hướng: đề xuất bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đã xác định được nguồn lực đầu tư, cũng như sự cần thiết đầu tư và hiệu quả đầu tư; còn lại nên giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

11h15: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết qua thảo luận tại Tổ và Hội trường cho thấy về cơ bản các đại biểu ủng hộ đề xuất của Chính phủ với các chính sách như dự thảo Nghị quyết, đồng thời nêu nhiều vấn đề cần rà soát hoàn thiện. Bộ trưởng cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu ý kiến đại biểu để hoàn thiện dự thảo.

Về tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia vào dự án PPP là vấn đề khó và nhạy cảm, trước đây không quy định tỷ lệ, sau này có Luật PPP đưa ra tỉ lệ 50%, dù thời điểm đó đưa ra tỉ lệ này đều có căn cứ rõ ràng nhưng đến nay nhận thấy quy định này không còn phù hợp như các dự án đi qua các địa phương có lưu lượng xe thấp nhu cầu vận tải không cao thì nhà đầu tư không quan tâm, hay các dự án đi qua các đô thị thì chi phí giải phóng mặt bằng là rất lớn…Do đó sự cần thiết nâng tỉ lệ vốn Nhà nước với yêu cầu là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người dân và bảo đảm tính khả thi. Bởi nếu tỉ lệ thấp thì không thu hút nhà đầu tư, nhưng nếu nâng cao quá thì không còn ý nghĩa của dự án PPP nữa. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu rõ nâng tỉ lệ vốn Nhà nước lên là vấn đề cần tính toán, cân nhắc. Qua tính toán cho thấy mức 70 – 75% là hợp lý, tuy nhiên một số dự án có thể cao hơn song từng dự án cụ thể, tùy khả năng cân đối vốn của Nhà nước để quyết định tỉ lệ vốn Nhà nước tham gia. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đại biểu Quốc hội để trong thời gian tới rà soát nghiên cứu sửa đổi Luật PPP.

Về nguyên tắc, tiêu chí, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhất trí về việc cần có quy định về nguyên tắc và tiêu chí để có cơ sở để triển khai thực hiện. Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết sẽ phải rà soát lại để bảo đảm toát lên được tính đặc thù, đặc biệt riêng cần phải có một cơ chế này. Đó là tính hiệu quả hay tính hợp lý hay tính cấp bách. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ phối hợp với Ủy ban Kinh tế để rà soát, đồng thời có báo cáo lại Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước trình Quốc hội với tinh thần là phải rà soát kỹ nguyên tắc và tiêu chí. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng làm rõ các dự án trình lần này đều là những dự án đã được xác định trong đầu tư công trung hạn đã chuẩn bị thủ tục đầu tư, đã bố trí nguồn vốn nhưng có vướng mắc. Do đónếu khi được Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù thì sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ. Đồng thời, do nhiều địa phương có đề nghị nên Chính phủ đã thiết kế “quy định mở”. Theo đó, một số dự án mà chưa kịp hoàn thiện thủ tục với yêu cầu từ nay đến khi Quốc hội thông qua thì phải hoàn thiện; cũng như trong quá trình thực hiện tiếp theo có phát sinh một số dự án nữa thì căn cứ vào nguyên tắc tiêu chí để nếu đáp ứng đủ thì sẽ trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ mong muốn Quốc hội thông qua danh mục các dự án đã được rà soát và trình Quốc hội lần này. Đây đều là những dự án đã chuẩn bị xong, đủ điều kiện và đang triển khai.

11h30: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, trong phiên thảo luận đã có 14 đại biểu phát biểu, 9 lượt đại biểu tranh luận, còn 13 đại biểu chưa phát biểu do hết thời gian. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu gửi ý kiến qua Ban Thư ký để tổng hợp. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phát biểu giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu Quốc hội thống nhất với thẩm quyền và sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, tuy nhiên còn có một số ý kiến quan ngại, chưa đồng thuận việc ban hành một số chính sách, băn khoăn về tính đồng bộ của hệ thống pháp luật. Nhiều đại biểu đề nghị bổ sung hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, tiêu chí thí điểm để thực sự lựa chọn được những dự án cấp bách, cần thiết, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả. Có đại biểu đề nghị hoàn thiện bổ sung nguyên tắc tiêu chí liên quan đến năng lực quản lý của địa phương, nguồn vốn thực hiện dự án, cơ quan đề xuất dự án thí điểm, trách nhiệm triển khai chính sách thí điểm.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, ý kiến của các đại biểu đã được ghi âm, ghi chép đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ các ý kiến để xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua. Phiên thảo luận sáng 09/11 tại Kỳ họp thứ 6 đến đây kết thúc.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội