Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có: Đại diện các tổ chức công đoàn cơ sở: Công đoàn Y tế Việt Nam; Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Viện Công nhân và công đoàn; Hội Nông dân Việt Nam; Công đoàn Văn phòng Quốc hội; Công đoàn Viện Nghiên cứu lập pháp và Tòa án Nhân dân tối cao.
Cùng các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Bộ Lao động Thương binh và xã hội; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; Trường Đại học Lao động xã hội; Trường Đại học Công đoàn; Trường Đại học Luật Hà Nội; Hội Luật gia Việt Nam;…
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển cho biết, Luật Công đoàn được ban hành năm 2012, sau nhiều năm thi hành đã bộc lộ những hạn chế bất cập. Trong thời gian hơn 10 năm kể từ khi ban hành Luật này, nước ta đã có nhiều chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn cũng như tham gia rất nhiều các công ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực này. Do vậy, thời điểm này việc sửa đổi Luật Công đoàn được xem là vấn đề cấp bách.
Với vai trò là cơ quan nghiên cứu khoa học về lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quóc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp phối hợp với cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tổ chức việc tham vấn ý kiến các chuyên gia. Các ý kiến của chuyên gia sẽ được Viện Nghiên cứu lập pháp tổng hợp gửi cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội gần nhất.
Các đại biểu tham dự Hội thảo
Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Nguyễn Văn Hiển mong các chuyên gia, nhà khoa, với kinh nghiệm, chuyên môn sâu sắc tham dự Hội thảo lần này sẽ tập trung cho ý kiến về các vấn đề: chính sách, quan điểm đường lối của Đảng đã được thể hiện trong Luật Công đoàn rõ hay chưa; các nội dung sửa đổi trong Luật đã phúc đáp được các yêu cầu của thực trong bối cảnh tiễn phát triển rất nhanh hiện nay và đưa công đoàn – tổ chức đại diện cho người lao động ở Việt Nam phát triển phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội tiếp tục cập nhật nội dung Hội thảo…