BÁO CÁO CỦA CHÍNH PHỦ
VỀ TỔNG QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1960
(Do ông
Hoàng Anh, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày
tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá II, ngày 24-10-1961)
Thưa các
vị đại biểu,
Tôi xin thay
mặt Chính phủ báo cáo trước Quốc hội quyết toán ngân sách năm 1960.
Trong kỳ họp
Quốc hội tháng 4 năm 1961 Chính phủ đã báo cáo những nét chính về tình
hình chấp hành ngân sách nhà nước năm 1960.
Đến nay, các
Bộ, các ngành và các địa phương đã làm xong quyết toán.
Dưới đây chúng
tôi xin báo cáo bản quyết toán chính thức của Nhà nước năm 1960.
Về thu:
kế hoạch đầu năm 1.445.806.000đ; quyết toán 1.480.232.495đ46 bằng 102,3%
kế hoạch, so với năm 1959 bằng 122,1%.
Về chi:
kế hoạch đầu năm 1.445.806.000đ; quyết toán 1.470.919.721đ09 bằng 101,7%
kế hoạch, so với năm 1959 bằng 129,2%.
Số thu nhiều
hơn chi 9.312.774đ37 thuộc kết dư của ngân sách địa phương.
So sánh số liệu
quyết toán chính thức với số ước tính trước đây có sự thay đổi như sau:
THU:
Quyết toán là:
1.480.232.495đ46
Tháng 4 ước
tính:
1.430.349.700đ00
Tăng:
49.882.795đ46
Do tăng thêm:
Về số thu về
viện trợ và vay nước ngoài: 32.225.785đ72
Thu trong nước
tăng thêm: 17.657.009đ74
Trong đó:
Thu về thuế
tăng: 2.196.388đ45
Thu khác tăng:
17.312.154đ75
Thu về xí
nghiệp sự nghiệp giảm: 1.851.546đ54
Số thu trong
nước, quyết toán tăng 17.657.009đ74, một phần là do, qua xác định lại
các số liệu, số thu tăng thêm về thuế 2.196.388đ45, so với số liệu tính
hồi tháng 4; nhưng chủ yếu là do một số ngành đã động viên được những
nguồn vốn ngoài số cấp phát ngân sách để chi dùng: Bộ Quốc phòng
10.692.694đ00; các Bộ Kinh tế 4.133.779đ18; các Bộ Văn hóa xã hội
354.856đ43. Các số tiền này trong lúc làm quyết toán mới tổng hợp được,
theo nguyên tắc quản lý tài chính, đều phải ghi vào quyết toán ngân sách
năm 1960. Số tiền ghi thu về Bộ Quốc phòng là do thu lại của các xí
nghiệp quốc phòng quản lý theo chế độ hạch toán kinh tế, thu về vận
chuyển hàng hóa cho các cơ quan khác, thu về các hoạt động của bộ đội
tham gia sản xuất làm đường, thu về bán tài sản cũ v.v.; số tiền ghi về
các Bộ khác là do thu hồi các khoản chi của những năm trước.
Số thu về viện
trợ và vay ngoài nước tăng 32.225.785đ72 là do tăng về số tiền ngân sách
nhà nước tạm sử dụng vào tiền hàng nhập siêu năm 1960, chưa phải thanh
toán cho các nước bạn.
CHI:
Quyết toán
là: 1.470.919.721đ09
Tháng 4 ước
tính:
1.423.770.300đ00
Tăng:
47.149.421đ09
Số chi về kiến
thiết kinh tế tăng:
35.412.132đ10
Số chi về văn
xã tăng: 1.821.953đ75
Số chi về quốc
phòng, hành chính và chi khác tăng: 9.915.335đ24
Phần lớn số chi
tăng trên đây là vốn kiến thiết cơ bản: 32.999.749đ94. Số tiền này đã
cấp ra trong năm 1960 và phải quyết toán vào số chi kiến thiết cơ bản
của ngân sách năm 1960. Nhưng một số khá lớn không sử dụng hết, đã
chuyển sang năm 1961.
PHẦN THU
Tổng số thu năm
1960 đã quyết toán là: 1.480.232.495đ46. Phần thu trong nước (không thể
kết dư) là: 1.185.939.496đ66 bằng 106,1% dự trù đầu năm, chiếm tỷ trọng
80,1% tổng số thu ngân sách. Phần thu về viện trợ và vay quyết toán là:
249.458.485đ72 bằng 87% dự trù đầu năm, chiếm tỷ trọng 16,85% tổng số
thu ngân sách.
Thu trong nước:
Như Chính phủ
đã báo cáo trước Quốc hội, vụ đông xuân năm 1960 thất bát đã làm giảm số
thu trong nước không ít, nhưng nhờ nhiều khoản thu về xí nghiệp tăng
lên, nên số thu trong nước vượt dự trù 6,1%.
Thu
trong nước |
Số dự toán |
Số thực hiện |
Tỷ lệ |
So với
dự toán |
So với năm 1959 |
Tổng số
Thu XN và SN
Thu về thuế
Thu nhập khác |
1.117.445.000đ
733.872.000
362.618.000
20.955.000 |
1.185.939.496đ66
802.424.353đ46
349.904.588đ45
33.610.554đ75 |
106,1%
109,3
96,4
160,3 |
119,6%
129,1
102,7
116,7 |
Thu xí
nghiệp và sự nghiệp.
Thực hiện vượt dự toán 9,3%, so với năm 1959 tăng 29,1%.
Số thu về sự
nghiệp và xí nghiệp vượt dự trù là nhờ sản lượng của nhiều ngành thực
hiện vượt mức kế hoạch đầu năm; về mặt phấn đấu hạ giá thành, hạ phí lưu
thông cũng có nhiều tiến bộ. Công tác quản lý năm 1960 có nhiều tiến bộ
hơn trước. Phong trào thi đua hợp lý hóa sản xuất, cải tiến kỹ thuật
trong nhiều xí nghiệp đã thu được kết quả tốt - nâng cao được công suất
thiết bị, tiết kiệm được nguyên liệu, tiết kiệm được nhân lực, hạ được
giá thành và tăng thêm nhiều tích lũy cho nhà nước.
Tuy nhiên, còn
nhiều khả năng chưa được khai thác.
Về sản xuất có
nhiều Bộ hoàn thành được vượt mức kế hoạch sản lượng nhưng phẩm chất sản
phẩm kém chưa bảo đảm kế hoạch mặt hàng nhà nước giao; tỷ lệ than cám ở
các mỏ than còn cao; sản phẩm đúc ngành cơ khí có lúc hư hỏng trên 30%;
nhà máy dệt Nam Định, sản lượng chung vượt kế hoạch, nhưng chăn hụt mức
5,36%, lụa hụt 2,27% v.v..
Trong ngành
giao thông, thời gian máy móc bị hư hỏng phải ngừng sản xuất còn nhiều:
ngành vận tải ô tô, tính trung bình mỗi xe chỉ chạy 4 giờ một ngày,
ngành vận tải đường sông cả năm chỉ hoạt động trung bình được năm tháng.
Chung trong các
ngành kinh tế, việc quản lý nhân lực chưa tốt. Việc làm thêm ca kíp
trong các xí nghiệp sản xuất là một hiện tượng phổ biến, trong khi tổng
số ngày công vắng mặt tăng lên nhiều.
Bộ Công nghiệp
nhẹ đã tăng thêm ca kíp bằng 20% tổng số ngày công làm việc thực tế,
trong khi đó tổng số ngày công vắng mặt bằng 11,03% số ngày công theo
chế độ. Bộ Công nghiệp nặng 75% tổng số tăng về sản lượng là do làm thêm
ca kíp trong khi đó thì tổng số ngày công vắng mặt bằng 15,5% tổng số
ngày công theo chế độ.
Chi về quản lý
hành chính trong các ngành sản xuất nhiều nơi còn quá cao. Bộ Công
nghiệp nặng vượt 8,2% so với kế hoạch. Có ngành như Điện lực đã vượt đến
25,9%.
Thu về thuế:
Số thu về thuế
quyết toán là 349.904.588đ45 bằng 96,4% kế hoạch và so với năm 1959 tăng
2,7%. Thuế thu hụt so với kế hoạch chủ yếu là do ảnh hưởng của vụ đông
xuân thất bát; thuế doanh nghiệp chỉ đạt 97,1% kế hoạch, thuế lợi tức
doanh nghiệp 98,3%, thuế sát sinh 94,5%, thuế nông nghiệp 97,7% và thuế
rượu 57,7% kế hoạch.
Thu về viện trợ và vay:
Số thu ngoài
nước đã quyết toán là 249.458.485đ72 bằng 87% so với dự toán, trong đó
phần viện trợ và vay thực hiện là 81,9% chủ yếu là do thiết bị không
nhập được, kế hoạch là 228.396.000đ thu được là 187.185.074đ89, phần sử
dụng nhập siêu kế hoạch là 58.000.000đ20 thực hiện là 62.273.410đ83 bằng
107,3%; số sử dụng nhập siêu này sang năm 1961, sẽ thanh toán vào tiền
vay.
PHẦN CHI
Tổng số chi năm
1960 quyết toán là 1.470.919.721đ09 bằng 101,7% kế hoạch so với năm 1959
tăng 29,2%.
Loại chi |
Số dự toán |
Số thực chi |
Tỷ lệ thực chi so với dự toán |
60/59 |
Tổng số
Chi về kiến thiết KT
Chi về VHGD xã hội
Chi về quốc phòng và quản lý hành chính
Chi về trả nợ
Chi phí khác
Tổng dự bị phí |
1.445.806.000đ
830.905.000
161.055.000
354.145.000
20.409.000
54.331.000
24.961.000 |
1.470.919.721đ09
902.674.235đ10
160.807.353đ75
337.379.769đ42
17.547.934đ67
52.510.428đ15 |
101,7%
108,6
99,8
95,3
85,9
96,6 |
129,2%
132,9
135,8
115,6
436,6
116,8 |
Trừ loại chi về
kiến thiết kinh tế vượt dự toán đầu năm, các loại chi khác đều thực hiện
dưới kế hoạch.
Chi về kiến
thiết kinh tế:
vượt 8,6%, tăng hơn năm 1959,32,9% và chiếm tỷ trọng 61,37%, cao hơn tỷ
trọng trong dự toán ngân sách (57,5%), cao hơn tỷ trọng dành cho kiến
thiết kinh tế năm 1959 (59,4%).
Sở dĩ chi về
kiến thiết kinh tế vượt kế hoạch nhiều là do ngân sách phải chi thêm để
thỏa mãn nhiều yêu cầu mới; giúp đỡ nông dân vượt qua những khó khăn
trong sản xuất và đời sống, tăng thêm vốn cho ngân hàng mở rộng cho vay
và thương nghiệp mở rộng ứng trước thu mua, bán chịu phân bón, cấp thêm
vốn lưu động cho xí nghiệp để dự trữ vật tư nhập ngoài kế hoạch, tăng
thêm vốn dự trữ vật tư của Nhà nước, cấp thêm kinh phí cho các địa
phương làm thủy lợi…
Trong tổng số
chi về kiến thiết kinh tế, số chi về công nghiệp vượt 11,9%, thủy lợi
vượt 19%, ngân hàng vượt 33,1%, dự trữ nhà nước vượt 17,3%.
Chi về văn xã:
bằng 99,8% kế hoạch, tăng 35,8% so với năm 1959 và chiếm tỷ trọng 10,9%
trong ngân sách mặc dầu chưa đạt kế hoạch phân chi về sự nghiệp văn xã
đã tăng với tốc độ khá nhanh:
Ngân sách trung
ương so với năm 1959:
Chi về sự
nghiệp văn hóa tăng 78%
Chi về sự
nghiệp giáo dục tăng 82%
Chi về sự
nghiệp y tế tăng 25%
Nghiên cứu
khoa học 31%
Chi về hành
chính và quốc phòng
bằng 95,3% dự toán.
Trong tổng số
chi ngân sách năm 1960, chi về kiến thiết cơ bản là 798tr203, chiếm tỷ
trọng 54,26% tổng số chi của Nhà nước so với kế hoạch bằng 102,1%, so
với năm 1959 tăng 38,1%. Cấp phát vượt mức kế hoạch một phần do phải
tăng thêm tiền chuẩn bị cho năm sau, trả tiền thiết kế và thiết bị ngoài
nước nhập ngoài kế hoạch, một phần quan trọng là cấp phát kiến thiết cơ
bản chưa được chặt chẽ.
Qua quyết toán
ngân sách năm 1960, 72,2% vốn ngân sách đã được tập trung vào sự nghiệp
kiến thiết kinh tế và phát triển văn hóa.
Tỷ trọng ấy rất
là lớn, năm 1959 chỉ tập trung có 70,1% vốn ngân sách vào sự nghiệp kinh
tế và văn hóa xã hội. Những nhu cầu vốn cần thiết của kế hoạch nhà nước
cũng như những nhu cầu vốn đột xuất phục vụ cho sản xuất đông xuân cuối
1960, đều được bảo đảm.
Nhìn chung ngân
sách năm 1960 từ đầu rất khẩn trương. Trong quá trình chấp hành do vụ
đông xuân thất bát, số thu bị hụt nhiều, ngân sách lại phải chi thêm để
thỏa mãn nhiều yêu cầu mới, nhưng đến cuối năm nhờ sự nỗ lực của nhân
dân, cán bộ và công nhân viên ra sức hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch nhà
nước nên kế hoạch thu chi căn bản giữ được thăng bằng.
Quyết toán ngân
sách năm 1960 chứng tỏ khả năng của nền kinh tế chúng ta rất lớn, và
phương hướng phân phối và sử dụng vốn của Nhà nước là đúng. Nhưng tỷ
trọng năm 1960 lúc làm dự trù ngân sách chưa đánh giá được đầy đủ những
khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình thực hiện
kế hoạch, công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính còn thiếu chặt
chẽ, nên chưa khai thác được đầy đủ những yếu tố tích cực để tăng thu và
tiết kiệm chi cho ngân sách. Việc thẩm tra và phân tích các báo cáo
quyết toán đã xác minh những nhận định trong báo cáo của Chính phủ và
trong nghị quyết của Quốc hội về ngân sách nhà nước năm 1960 trong kỳ
họp tháng 4 năm 1961 là hoàn toàn chính xác.
Chúng tôi xin
trân trọng đề nghị Quốc hội xét và phê chuẩn bản quyết toán ngân sách
nhà nước năm 1960 đính kèm.