70 năm Quốc hội Việt Nam- những trang lịch sử bằng hình ảnh

13/01/2016

Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946- 6/1/2016), Văn phòng Quốc hội phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam cho ra mắt bạn đọc “Sách ảnh 70 năm Quốc hội Việt Nam 1946- 2016”. Với hơn 500 bức ảnh đen trắng và ảnh màu tư liệu lịch sử, được xuất bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh, thể hiện chi tiết chặng đường 70 năm ra đời và hoạt động của Quốc hội Việt Nam gắn với những bước ngoặt lịch sử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 - 6/1/2016)

08/12/2015

Tài liệu phục vụ tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (06/01/1946 – 06/01/2016)

Hội trường Ba Đình lịch sử

25/11/2015

Hội trường Ba Đình là công trình đặc biệt, có nhiều công năng, được xây dựng trên một vị trí có ý nghĩa lịch sử: trước Quảng trường Ba Đình. Nơi đây, ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đây là công trình lớn mang dấu ấn kiến trúc của thời đại Hồ Chí Minh, giữa khu Trung tâm chính trị Ba đình có nhiều công trình kiến trúc theo phong cách Pháp. Không gian tự nhiên và những công trình xung quanh Hội trường Ba Đình cấu trúc tương đối hài hòa bao gồm: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Khu Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một cột, Trụ sở Bộ ngoại giao, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ… Tuy kiểu dáng không thật đặc sắc, nhưng trong tổng thể khối công trình kiến trúc liên hoàn đó, Hội trường Ba Đình vẫn tạo ấn tượng về sự giản dị, khiêm nhường và gần gũi với đời thường.

Lịch sử Quốc hội Việt Nam - Tập 4

20/11/2015

Trải qua 19 năm (1992-2011) với bốn khóa hoạt động, Quốc hội Việt Nam luôn là hiện thân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội luôn đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân. Trong chặng đường gần hai thập niên sinh động ấy, Quốc hội không ngừng đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, tiếp tục kiện toàn và tăng cường các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển ngày càng cao của đất nước. Vai trò của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội ngày càng được phát huy tốt hơn. Việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Sự gắn bó giữa Quốc hội với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng chặt chẽ và hiệu quả.

Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960) - Tập 1

07/06/2007

Việt Nam là một nước văn hiến từ ngàn x­a. Nhân dân Việt Nam vốn có truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất vì độc lập tự do của dân tộc. Từ giữa thế kỷ XIX trở đi, nhân dân Việt Nam đã không ngừng đứng dậy đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. Trong cao trào giải phóng dân tộc, ngày 16-8-1945 Đại hội đại biểu quốc dân họp tại Tân Trào. Đại hội là hình ảnh tiêu biểu của khối đoàn kết dân tộc, đã hiệu triệu toàn dân nổi dậy giành chính quyền dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945. Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Ngày 3-9, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Ngày 6-1-1946, tất cả công dân Việt Nam không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, v.v...

VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP VI(QUYỂN 2) 1984 - 1987

04/12/2013

Quốc hội khóa VII (1981-1987) hoạt động trong bối cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn “tiền đổi mới”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết một lòng, kiên trì phấn đấu thực hiện các mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra và đã đạt được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... Tuy vậy, đất nước ta cũng đứng trước vô vàn khó khăn, phức tạp. Trong khi hậu quả của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chưa được khắc phục xong, nhân dân ta lại phải tập trung giải quyết hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VI

07/12/2010

Quốc hội khóa VII (1981-1987) hoạt động trong bối cảnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta chuyển sang giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn “tiền đổi mới”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết một lòng, kiên trì phấn đấu thực hiện các mục tiêu do Đại hội lần thứ V của Đảng đề ra và đã đạt được những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh...

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VIII

25/07/2012

Quốc hội khoá IX (1992-1997) được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1992. Theo bản Hiến pháp này, thì trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta không có Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng như Hiến pháp năm 1980, thay vào đó là các cơ quan: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và Chính phủ. Quốc hội khoá IX có nhiệm vụ tiếp tục thể chế hoá Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6-1991) thông qua.

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập V

03/12/2013

Quốc hội khóa VI (1976-1981) là Quốc hội chung của cả nước, hoạt động trong bối cảnh đất nước hòa bình, thống nhất, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Văn kiện Quốc hội toàn tập - Tập VII

30/06/2011

Trong cuộc bầu cử ngày 19-4-1987 và cuộc bầu thêm ở 11 đơn vị bầu cử ngày 3-5-1987, cử tri cả nước đã lựa chọn được 496 đại biểu Quốc hội khóa VIII.