VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP VIII (1992-1997) Quyển 2 1994-1995


NGHỊ QUYẾT CỦA KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHOÁ IX,
NGÀY 01-11-1994 VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1995

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ về Dự toán ngân sách nhà nước năm 1995; báo cáo thẩm tra của Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội; ý kiến của các đại biểu Quốc hội với tinh thần là tăng thu, tiết kiệm các khoản chi chưa cần thiết, tiến tới cân đối thu, chi, có dự trữ ngân sách nhà nước; sau khi nghe giải trình thêm của Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

I- Giao Chính phủ tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 1995 đã trình tại kỳ họp thứ 6, được Quốc hội xem xét thông qua với:

- Tổng số thu: 55.350 tỷ đồng (năm mươi nhăm nghìn, ba trăm năm mươi tỷ đồng).

- Tổng số chi: 63.080 tỷ đồng (sáu mươi ba nghìn, không trăm tám mươi tỷ đồng).

- Mức thiếu hụt ngân sách nhà nước: 7.730 tỷ đồng (bảy nghìn, bảy trăm ba mươi tỷ đồng).

(Các phụ lục số 1, 2, và 3 kèm theo).

Quốc hội nhấn mạnh các vấn đề sau:

1. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh cơ cấu thu, chi, đặc biệt tăng thu khu vực ngoài quốc doanh và phân bổ ngân sách nhà nước năm 1995 cho các Bộ, ngành, địa phương; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và thông báo đến các Đoàn đại biểu Quốc hội;

- Việc phân bổ ngân sách cho các Bộ, ngành và các địa phương cần bảo đảm thực hiện nhất quán chính sách tài chính và cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhằm vừa bảo đảm tập trung thống nhất của nền tài chính quốc gia, vừa phát huy tính chủ động, tích cực của các Bộ, ngành, các địa phương trong việc tạo nguồn thu, tiết kiệm chi.

2. Phấn đấu tăng thu ngân sách theo phương hướng và các biện pháp chủ yếu sau đây:

- Trong quá trình thực hiện ngân sách nhà nước năm 1995, phải tạo ra sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu ngân sách giữa tích lũy và tiêu dùng, thực hiện cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, giảm tỷ lệ bội chi trên cơ sở mở rộng, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh để tạo nguồn tăng quỹ dự trữ tài chính và bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản, xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật; quản lý chặt chẽ các nguồn thu và mọi khoản thu đều phải được thể hiện trong ngân sách nhà nước.

- Tích cực chống thất thu trong các lĩnh vực, đặc biệt đối với kinh tế ngoài quốc doanh và xuất - nhập khẩu. Giáo dục, động viên mọi tổ chức và cá nhân làm tròn nghĩa vụ đóng thuế.

- Điều chỉnh, mở rộng khung thuế suất và diện thu thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng, mặt hàng phù hợp với chính sách xuất - nhập khẩu. Tiếp tục nghiên cứu cải cách hệ thống thuế trên cơ sở sơ kết việc thí điểm áp dụng thuế trị giá gia tăng ở một số sản phẩm; hoàn thiện và thu gọn dần mức thuế suất thuế doanh thu để nghiên cứu xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (VAT). Hoàn chỉnh các Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập, v.v.; ban hành Pháp lệnh về phí và lệ phí.

Tính đúng, tính đủ giá trị tài sản cố định và sửa đổi quy định về khấu hao cơ bản để các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới thiết bị công nghệ hoặc có nguồn để trả nợ, đồng thời có cơ chế quản lý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

Xóa dần bao cấp qua giá, điều chỉnh giá một số vật tư hàng hóa, dịch vụ, nhưng phải chọn thời điểm và bước đi thích hợp để tránh gây ảnh hưởng đến việc kiềm chế lạm phát.

- Chính phủ tiếp tục có cơ chế khuyến khích các tỉnh, thành phố phấn đấu bằng các biện pháp bồi dưỡng nguồn thu và tăng thu, chống thất thu và thất thoát, tiết kiệm chi để có thêm nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các sự nghiệp giáo dục, y tế, v.v. ở địa phương.

Để lại cho ngân sách địa phương:

100% khoản thu về bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (kể cả tiền thu cấp quyền sử dụng đất đi theo nhà đó) để phát triển quỹ nhà ở;

70% số thu về giao quyền sử dụng đất để các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng;

50% số thu về thuế chuyển quyền sử dụng đất;

Phần lớn các tỉnh biên giới đất liền được giữ lại toàn bộ số thu về thuế xuất - nhập khẩu qua biên giới đất liền để chi vào xây dựng, củng cố cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở biên giới. Đối với một số tỉnh có nguồn thu tương đối lớn về xuất -nhập khẩu qua biên giới đất liền, Chính phủ sẽ định tỷ lệ điều tiết một phần để hỗ trợ cho các tỉnh biên giới khác.

Đối với số tăng thu vượt kế hoạch, ngoài việc để lại số thu vượt kế hoạch của những sắc thuế mà địa phương được hưởng 100%, nay để lại thêm cho địa phương toàn bộ số thu vượt kế hoạch về thuế lợi tức, thuế xuất - nhập khẩu qua biên giới đất liền; đối với khoản thu thuế doanh thu, ngoài phần ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết, còn được hưởng 60% số thu tăng thêm của ngân sách trung ương cho địa phương để đầu tư phát triển và tăng dự trữ tài chính.

- Củng cố và kiện toàn hệ thống bộ máy thu thuế, hải quan; tăng cường sự chỉ đạo và kiểm tra của các ngành chức năng ở Trung ương và của chính quyền địa phương các cấp, có sự phối hợp của các ngành, các đoàn thể trong công tác quản lý và thu thuế.

3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu.

Các khoản chi ngân sách nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, chi đúng mục tiêu, đúng đối tượng, có hiệu quả và tiết kiệm theo đúng dự toán đã được duyệt; chỉ giải quyết chi khi đã có nguồn bảo đảm chắc chắn; thực hiện việc kiểm soát trước khi cấp phát vốn, cải cách hệ thống kế toán, từng bước thực hiện chế độ kiểm toán nhà nước đối với các khoản chi từ ngân sách nhà nước. Khẩn trương rà soát sửa đổi các chế độ chi tiêu không còn phù hợp với tình hình thực tế. Quản lý chặt chẽ các khoản chi hành chính, chi xây dựng trụ sở, mua sắm trang bị đắt tiền, tránh mọi biểu hiện phô trương hình thức. Chỉ đạo các ngành, các cấp sắp xếp lại biên chế, tổ chức bộ máy gọn nhẹ, bảo đảm có hiệu lực, nâng cao hiệu suất công tác.

Về thực hành tiết kiệm, mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi cơ quan, đơn vị phải có phương án tiết kiệm đăng ký với cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính để tổng hợp trình Chính phủ và Ủy ban thường vụ Quốc hội. Số tiết kiệm được để lại cho đơn vị đó sử dụng vào những việc có hiệu quả thiết thực.

Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, cần rà soát chặt chẽ, tập trung đầu mối quản lý, cấp phát vốn kịp thời để bảo đảm tiến độ công việc, có hiệu quả, tránh thất thoát; những chương trình mục tiêu gắn với địa phương thì cân đối trong ngân sách địa phương và giao cho địa phương trực tiếp quản lý, chỉ đạo thực hiện.

Củng cố và kiện toàn hệ thống kho bạc nhà nước, hệ thống quản lý cấp phát, tín dụng nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, bảo đảm mọi khoản chi đúng chế độ trước khi xuất quỹ ngân sách nhà nước.

4. Khẩn trương ban hành các văn bản dưới Luật để triển khai thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước, có cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ bằng cách để lại toàn bộ khấu hao cơ bản và có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp huy động vốn, vay vốn bằng các hình thức thích hợp để phát triển sản xuất, tạo nguồn thu tăng thêm cho ngân sách, đồng thời cần có cơ chế chính sách tạo nguồn cho doanh nghiệp trả được nợ khi đến hạn.

Trên cơ sở xây dựng chính sách tài chính quốc gia phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật ngân sách nhà nước để trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 1995.

5. Trong quá trình chỉ đạo điều hành ngân sách nhà nước, Chính phủ cần tiếp tục tìm nguồn vay ODA để bổ sung vào nguồn vốn cho vay với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển, nhưng phải bảo đảm sử dụng có hiệu quả, trả được nợ.

II- Chính phủ chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện ngay từ đầu năm dự toán ngân sách nhà nước đã được phân bổ; tăng cường và thường xuyên kiểm tra và thanh tra tài chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính quốc gia.

Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước, nếu số thu, số chi và mức thiếu hụt ngân sách không phù hợp với tinh thần Nghị quyết này thì Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét để trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 7 những điểm cần điều chỉnh, bổ sung.

III- Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 1995; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên các lĩnh vực và phạm vi thuộc trách nhiệm của mình.

_________________________

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 01 tháng 11 năm 1994.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
NÔNG ĐỨC MẠNH

Phụ lục số 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1995

 Đơn vị: Tỷ đồng

 

 

Kế hoạch năm 1995

A- TỔNG SỐ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

55.350

- Thuế và phí

- Thu cấp quyền sử dụng đất

- Thu bán nhà

- Thu viện trợ

52.400

1.500

250

1.200

B- TỔNG SỐ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

63.080

1. Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư xây dựng cơ bản

  Trong đó: + Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung

                   + Chi xây dựng cơ bản từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất

2. Chi thường xuyên

3. Chi trả nợ

4. Chi viện trợ

5. Chi dự phòng

14.000

12.850

11.550

 

1.050

36.700

10.300

80

2.000

C- BỘI CHI

-7.730

D- NGUỒN BÙ ĐẮP

- Vay trong nước

- Vay ngoài nước

- Vay quỹ bảo hiểm xã hội

7.730

4.000

2.730

1.000

 

 

 


 

Phụ lục số 2

KẾ HOẠCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1995

Đơn vị: Tỷ đồng

 

 

Kế hoạch

năm 1995

TỔNG SỐ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

55.350

A- Thu trong nước:

1. Thu thuế và phí:

- Thuế thu từ kinh tế quốc doanh

- Thu từ xí nghiệp liên doanh với nước ngoài

Trong đó: Thu từ liên doanh dầu khí

- Thuế xuất, nhập khẩu

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh

- Thuế đất

- Thuế thu nhập

- Thu hợp tác lao động

- Thu xổ số kiến thiết

- Thu phí giao thông

- Các loại phí, lệ phí

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất

- Thu khác

54.150

52.400

15.600

8.570

6.600

16.250

1.250

5.900

 

250

340

60

1.100

550

1.280

350

900

2. Thu cấp quyền sử dụng đất

1.500

3. Thu bán nhà ở

250

B- Thu viện trợ không hoàn lại:

- Viện trợ cho chi thường xuyên

- Viện trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản

1.200

840

360

Phụ lục số 3

KẾ HOẠCH CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1995

Đơn vị: Tỷ đồng

 

 

Kế hoạch 1995

 

Tổng số

Trong đó: viện trợ

TỔNG SỐ CHI

63.080

590

Trong đó:

I- Chi đầu tư phát triển

1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn thu bán nhà ở

2. Chi vốn lưu động

3. Chi dự trữ nhà nước

4. Chi Chương trình 327

5. Chi sắp xếp lao động và bổ sung quỹ quốc gia giải quyết việc làm (không kể chống ma túy)

 

14.000

12.850

11.550

 

1.050

 

250

 

300

200

400

250

 

 

II- Chi trả nợ và viện trợ

1. Trả nợ trong nước

- Trả lãi

- Trả gốc

2. Trả nợ nước ngoài

- Trả lãi

- Trả gốc

3. Chi viện trợ nước ngoài

10.380

5.000

1.600

3.400

5.300

1.370

3.930

80

 

III- Chi thường xuyên

1. Chi quốc phòng

Trong đó: chi quốc phòng địa phương

2. Chi nội vụ:

Trong đó: chi an ninh địa phương

3. Chương trình phát triển kinh tế biển

4. Chi đặc biệt

5. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

6. Chi y tế

7. Chi dân số kế hoạch hóa gia đình

8. Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học

9. Chi văn hóa - thông tin

10. Chi phát thanh, truyền hình

11. Chi thể dục thể thao

12. Chi công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

13. Lương hưu và đảm bảo xã hội

   Trong đó: chương trình chống ma túy

14. Chi sự nghiệp kinh tế

15. Chi cho hoạt động của Quốc hội

16. Chi quản lý hành chính Đảng, đoàn thể

17. Trợ giá các mặt hàng chính sách

18. Chi cho ngân sách xã

19. Chi khác

36.767

5.875

225

2.680

125

500

100

6.240

2.220

255

505

450

445

200

35

7.380

50

3.820

67

4.230

250

1.200

315

590

 

 

 

 

 

 

60

270

10

5

 

15

 

 

 

 

80

 

80

 

 

70

IV- Dự phòng

2.000

 

     

 

 

 

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội