PHÁP LỆNH
ƯU ĐÃI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG,
LIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ, THƯƠNG BINH,
BỆNH BINH, NGƯỜI
HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN,
NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
Tổ
quốc và nhân dân đời đời nhớ ơn những người đã hy sinh cống hiến cho sự
nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Việc quan tâm chăm sóc
đời sống vật chất, tinh thần người có công với nước và gia đình họ là trách
nhiệm của Nhà nước và toàn xã hội;
Căn
cứ vào Điều 67 và Điều 91 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1992;
Pháp
lệnh này quy định chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia
đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có
công giúp đỡ cách mạng.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1
Người được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này bao gồm:
1.
Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945;
2.
Liệt sĩ và gia đình liệt sĩ;
3.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao
động;
4.
Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh;
5.
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
6.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế;
7.
Người có công giúp đỡ cách mạng.
Điều
2
Nhà
nước có chế độ ưu đãi đối với những người được quy định tại Điều 1 của Pháp
lệnh này phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời
kỳ. Hằng năm, Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện chế độ này.
Điều
3
1.
Các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên,
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người có
trách nhiệm vận động, tham gia chăm sóc người có công với nước và gia đình
họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực.
2.
"Quỹ đền ơn, đáp nghĩa" được xây dựng ở Trung ương và địa phương trong cả
nước bằng sự đóng góp theo tình cảm và trách nhiệm xã hội của mọi tổ chức và
cá nhân.
CHƯƠNG II
CHẾ
ĐỘ ƯU ĐÃI
Mục I
ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
Điều
4
Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 quy định tại
Điều 1 của Pháp lệnh này được hưởng chế độ ưu đãi là người tham gia các tổ
chức cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 về trước được cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền công nhận.
Điều
5
Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 quy định tại
Điều 4 của Pháp lệnh này được hưởng phụ cấp ưu đãi hàng tháng căn cứ vào
thâm niên và thời kỳ hoạt động; được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, tổ chức
sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp; tuỳ công lao và hoàn cảnh cụ thể của
từng người được Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ để có nhà ở; khi chết, người tổ
chức mai táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất và thân nhân được hưởng trợ
cấp tiền tuất.
Điều
6
Người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động
cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa tháng
Tám năm 1945 được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận thì được hưởng
phụ cấp thâm niên ưu đãi "tiền khởi nghĩa" theo quy định của Chính phủ.
Mục II
ĐỐI
VỚI LIỆT SĨ VÀ GIA ĐÌNH LIỆT SĨ
Điều
7
Liệt
sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân và
được Nhà nước truy tặng bằng "Tổ quốc ghi công".
Điều
8
1.
Đơn vị, cơ quan của liệt sĩ hoặc địa phương nơi liệt sĩ hy sinh có trách
nhiệm chôn cất, chăm sóc, giữ gìn phần mộ của liệt sĩ. Chính quyền địa
phương nơi liệt sĩ cư trú có trách nhiệm tổ chức trọng thể lễ truy điệu.
2.
Chính phủ quy định việc quy tập mộ liệt sĩ, xây dựng, quản lý nghĩa trang,
đài tưởng niệm, bia ghi tên liệt sĩ và thông báo cho gia đình liệt sĩ biết
về phần mộ của liệt sĩ.
Điều
9
1.
Gia đình liệt sĩ gồm những thân nhân của liệt sĩ: vợ hoặc chồng, con, cha mẹ
đẻ, người có công nuôi liệt sĩ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
"Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ".
2.
Gia đình liệt sĩ được hưởng các ưu đãi sau đây:
a)
Được giúp đỡ để có việc làm, phát triển kinh tế gia đình, ổn định đời sống
như: ưu tiên giao đất, vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất, miễn hoặc giảm
các loại thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật.
Tùy hoàn cảnh cụ thể của từng gia đình và khả năng của địa phương, gia đình
liệt sĩ được giải quyết đất ở, hỗ trợ để có nhà ở;
b)
Gia đình liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất một lần. Trong trường hợp gia
đình liệt sĩ không còn những thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này, thì
một trong những người thân của liệt sĩ (anh chị em ruột, bác, chú, cô,
dì,...) giữ bằng "Tổ quốc ghi công" và thờ cúng liệt sĩ được trợ cấp một lần
theo quy định của Chính phủ.
3.
Thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng bao gồm: vợ
hoặc chồng của liệt sĩ, cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sĩ, đến tuổi 55
đối với nam, 50 đối với nữ hoặc mất khả năng lao động, con liệt sĩ từ 16
tuổi trở xuống hoặc trên 16 tuổi nếu còn đi học hay bị tật nguyền.
4.
Thân nhân của liệt sĩ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
những thân nhân liệt sĩ quy định tại khoản 3 Điều này cô đơn hoặc mồ côi;
những thân nhân của 3 liệt sĩ trở lên đến tuổi 55 đối với nam, 50 đối với nữ
hoặc mất khả năng lao động.
Khi
thân nhân của liệt sĩ quy định tại khoản này chết, người tổ chức mai táng
được cấp tiền lễ tang, chôn cất.
5.
Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp nuôi dưỡng hoặc trợ cấp tiền tuất hàng
tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế.
6.
Con liệt sĩ được ưu tiên trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, miễn,
hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
Mục III
ĐỐI
VỚI ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN,
BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG VÀ ANH HÙNG LAO ĐỘNG
Điều
10
1.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tuyên dương anh
hùng vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến
đấu.
2.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
3.
Anh hùng Lao động quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này được hưởng chế độ ưu
đãi là người được Nhà nước tuyên dương anh hùng vì có thành tích đặc biệt
xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.
Điều
11
1.
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động được Nhà nước mua
bảo hiểm y tế, ưu tiên giao đất, vay vốn với lãi suất thấp để sản xuất. Tuỳ
hoàn cảnh cụ thể của từng người, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh
hùng Lao động được Nhà nước hỗ trợ để có nhà ở; khi chết, người tổ chức mai
táng được cấp tiền lễ tang, chôn cất.
2.
Bà mẹ Việt Nam Anh hùng được hưởng chế độ ưu đãi như đối với thân nhân liệt
sĩ; tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng người, được Nhà nước và địa phương làm nhà
tình nghĩa hoặc hỗ trợ để có nhà ở; nếu cô đơn thì được hưởng thêm một khoản
trợ cấp hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
3.
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lao
động được hưởng phụ cấp ưu đãi hàng tháng. Thân nhân của người được truy
tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng
được hưởng trợ cấp một lần. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng
Lao động từ trần trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thì thân nhân được
hưởng trợ cấp một lần.
4.
Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh
hùng Lao động được ưu tiên trong giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm.
Mục IV
ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH,
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH
Điều
12
1.
Thương binh là quân nhân, công an nhân dân do chiến đấu, phục vụ chiến đấu
trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc trong đấu tranh
chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn nguy hiểm vì lợi ích
của Nhà nước, của nhân dân mà bị thương, mất sức lao động từ 21% trở lên và
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận thương binh", tặng
"Huy hiệu thương binh".
2.
Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân,
công an nhân dân bị thương trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
này mà mất sức lao động từ 21% trở lên và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".
Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh sau đây được gọi chung
là thương binh.
Điều
13
Bệnh
binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh mà bị mất sức lao động từ 61%
trở lên do một trong các trường hợp sau đây và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh":
- Do
hoạt động ở chiến trường;
- Do
hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ từ 3 năm trở lên;
- Do
hoạt động ở địa bàn đặc biệt khó khăn, gian khổ chưa đủ 3 năm nhưng đã có
trên 10 năm công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
- Đã
công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 15 năm.
Điều
14
Thương binh, bệnh binh được hưởng trợ cấp, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức
độ mất sức lao động và tính theo mức lương do Chính phủ quy định.
Điều
15
Thương binh, bệnh binh được Nhà nước mua bảo hiểm y tế, phục hồi chức năng
lao động phù hợp với khả năng, trình độ phát triển kinh tế, khoa học - kỹ
thuật của đất nước; được cấp phương tiện chuyên dùng cần thiết. Thương binh
chết vì vết thương tái phát được xét xác nhận là liệt sĩ. Khi thương binh,
bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên chết vì ốm đau, tai nạn thì
thân nhân được cấp tiền lễ tang, chôn cất, trợ cấp tiền tuất.
Điều
16
1.
Thương binh được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học, cao đẳng, trung
học chuyên nghiệp và dạy nghề; được miễn hoặc giảm học phí và các khoản đóng
góp khác cho nhà trường.
2.
Con thương binh, con bệnh binh được ưu tiên trong giáo dục và đào tạo, giải
quyết việc làm. Thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên
thì con của họ được miễn hoặc hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp
luật.
Điều
17
1.
Chính phủ quy định tỷ lệ lao động là thương binh đối với một số nghề và công
việc mà doanh nghiệp phải nhận; nếu không nhận thì doanh nghiệp phải góp một
khoản tiền theo quy định của Chính phủ vào quỹ việc làm để góp phần giải
quyết việc làm cho thương binh. Doanh nghiệp nào nhận thương binh vào làm
việc vượt tỷ lệ quy định thì được Nhà nước hỗ trợ hoặc cho vay vốn với lãi
suất thấp để tạo điều kiện làm việc thích hợp cho người lao động là thương
binh.
2.
Thương binh, bệnh binh được ưu tiên giao đất, vay vốn với lãi suất thấp để
sản xuất; được miễn hoặc giảm các loại thuế, miễn hoặc giảm nghĩa vụ lao
động công ích theo quy định của pháp luật; tuỳ hoàn cảnh cụ thể của từng
người, khả năng của địa phương được xét giải quyết đất ở, hỗ trợ nhà ở.
3.
Trường, lớp dạy nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương
binh, bệnh binh, được Chính phủ hỗ trợ về cơ sở vật chất ban đầu, về nhà
xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị và được miễn thuế, vay với lãi suất
thấp.
Mục V
ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
HOẶC HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ ĐỊCH BẮT TÙ, ĐÀY
Điều
18
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày quy
định tại Điều 1 của Pháp lệnh này là người trong thời gian ở tù không khai
báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch và
được tổ chức, cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
được Nhà nước tặng "Kỷ niệm chương".
Điều
19
Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày có
vết thương thực thể được hưởng trợ cấp hàng tháng như thương binh cùng loại;
nếu không xác định được vết thương thực thể thì được hưởng trợ cấp một lần;
được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; khi chết, người tổ chức mai táng được cấp
tiền lễ tang, chôn cất.
Mục VI
ĐỐI
VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC, BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ
Điều
20
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa
vụ quốc tế quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này là người tham gia kháng
chiến được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương tổng kết thành tích
kháng chiến.
Điều
21
Người hoạt động kháng chiến đến tuổi 60 đối với nam, 55 tuổi đối với nữ được
hưởng trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần tính theo thâm niên tham gia
kháng chiến do Chính phủ quy định. Người hoạt động kháng chiến đang hưởng
trợ cấp hàng tháng mà không phải là người hưởng lương, lương hưu, trợ cấp
mất sức dài hạn thì khi chết, người tổ chức mai táng được cấp tiền lễ tang,
chôn cất.
Mục VII
ĐỐI
VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG
Điều
22
Người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này là
người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn nguy hiểm và
được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với
nước".
Điều
23
Người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng và chế độ ưu
đãi như đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này.
CHƯƠNG III
QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Điều
24
1.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chế độ ưu đãi đối với người hoạt
động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người
hoạt động kháng chiến, người có công giúp đõ cách mạng trong phạm vi cả
nước.
Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các
chế độ ưu đãi được quy định trong Pháp lệnh này.
Các
Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội để thực hiện chế độ ưu đãi người có công với nước.
2.
Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan nhà nước khác thực hiện quản lý nhà nước
về các chế độ ưu đãi trong phạm vi địa phương, ngành mình. Cơ quan Lao động
- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý
nhà nước về chế độ ưu đãi người có công với nước theo sự phân cấp của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Điều
25
Quản
lý nhà nước về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và
gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người
có công giúp đỡ cách mạng bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1.
Thống kê số lượng, sự biến động của các đối tượng quy định trong Pháp lệnh
này;
2.
Tổ chức sơ kết, tổng kết, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp
với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội từng thời kỳ;
3.
Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tổ chức,
hướng dẫn thực hiện các phong trào toàn dân chăm sóc đời sống người có công
với nước;
4.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc thi hành
Pháp lệnh này và các quy định có liên quan khác của Pháp lệnh.
Điều
26
Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và
kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện tốt chính
sách, chế độ ưu đãi được quy định trong Pháp lệnh này.
Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì việc vận động xây dựng "Quỹ đền ơn, đáp nghĩa"
và tham gia với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc quản lý,
sử dụng Quỹ này.
CHƯƠNG IV
KHEN
THƯỞNG, KỶ LUẬT,
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều
27
Tổ
chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định
của Pháp lệnh này được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Điều
28
1.
Người khai man để được cấp giấy chứng nhận, hưởng chế độ ưu đãi theo quy
định của Pháp lệnh này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng
nhận, bồi hoàn số tiền đã lĩnh, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
2.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái các quy định của Pháp lệnh
này thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều
29
1.
Người đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm tội bị kết án tù thì trong thời gian
chấp hành hình phạt không được hưởng các chế độ ưu đãi.
2.
Người đang hưởng chế độ ưu đãi mà phạm một trong các tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc phạm tội nghiêm trọng khác bị kết án phạt tù trên năm năm thì
vĩnh viễn không được hưởng chế độ ưu đãi kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp
luật.
Điều
30
1.
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm các quy định của
Pháp lệnh này.
2.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố
cáo vi phạm chế độ ưu đãi người có công với nước theo quy định của pháp
luật.
CHƯƠNG V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
31
Pháp
lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Những quy định trước đây trái với quy định của Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều
32
Chế
độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh này được áp dụng đối với những người
hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng đã được công
nhận trước ngày Pháp lệnh có hiệu lực và những người được tiếp tục xét công
nhận sau ngày Pháp lệnh có hiệu lực.
Điều
33
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 1994
TM.
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Chủ tịch
NÔNG ĐỨC MẠNH
Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội