VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP VIII (1992-1997) Quyển 3 1995-1996


TỜ TRÌNH QUỐC HỘI
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ DOANH THU,
LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
VÀ BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU

(Do ông Hồ Tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính đọc
tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa IX, ngày 09-10-1995)
 

Quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI về đổi mới nền kinh tế, từ năm 1990 đến nay, Quốc hội khóa VIII và khóa IX đã xác định và lần lượt ban hành chín sắc thuế áp dụng chung cho các thành phần kinh tế. Ngoài ra, còn có một số loại phí, lệ phí... Đối chiếu với mục tiêu đã đạt được kết quả như sau:

- Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, việc áp dụng hệ thống thuế mới đã đem lại kết quả số thu về thuế và phí chiếm trên 96% tổng số thu trong nước của ngân sách nhà nước và tăng nhanh qua các năm 1992/1991: 188%, 1993/1992: 150,8%, 1994/1993: 125%, dự kiến 1995/1994: 130% và gấp 5 lần so với năm 1990. Bảo đảm về cơ bản yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng của ngân sách nhà nước, giảm tỷ lệ bội chi, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả và đã giành một phần chi cho tích lũy.

Tỷ lệ động viên thuế và phí so với GDP đạt được 1993: 20,9%; 1994: 21,4%, dự kiến 1995: 21,9%. Về số GDP những năm đầu tính chưa đủ, nhưng những năm sau này có bổ sung gần sát với thực tế hơn.

- Bước đầu đã phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Việc ban hành và áp dụng chung một hệ thống các luật thuế đã tạo ra môi trường bình đẳng về pháp luật cho sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế. Với chính sách ưu đãi về thuế đã khuyến khích thành lập cơ sở sản xuất mới, khuyến khích tái đầu tư mở rộng sản xuất, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu, khuyến khích đầu tư nước ngoài, khuyến khích vùng kinh tế chậm phát triển, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước tăng cường hạch toán kinh tế, củng cố sắp xếp lại sản xuất.

- Về mặt xã hội, hệ thống thuế bước đầu đã bảo đảm được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư.

- Về mặt pháp lý: các loại thuế được ban hành chủ yếu dưới hình thức luật, pháp lệnh nên mang tính pháp luật cao hơn trước đây.

- Về mặt nghiệp vụ, chính sách thuế được thường xuyên sửa đổi, bổ sung ngày một cụ thể, rõ ràng hơn, giúp cho đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thuế chấp hành tốt hơn, hạn chế dần những sơ hở dẫn đến tiêu cực thất thu thuế.

- Việc tổ chức thực hiện các luật thuế, pháp lệnh thuế ngày càng tốt hơn do bộ máy quản lý thuế này càng được củng cố, trình độ cán bộ thuế ngày càng được nâng cao, biện pháp quản lý thu thuế ngày càng được cải tiến và tăng cường kiểm tra chống thất thu thuế.

Tuy nhiên, đến nay nền kinh tế nước ta đã chuyển sang giai đoạn mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, quan hệ song phương, đa phương ngày càng phát triển, Việt Nam đã tham gia vào khối ASEAN..., hệ thống chính sách thuế hiện hành đã bộc lộ một số nhược điểm.

- Chưa bao quát được hết các nguồn thu phát sinh do phát triển của nền kinh tế thị trường như: thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, lãi tiền gửi ngân hàng, v.v. chưa bao quát được các hoạt động dịch vụ kinh doanh như: kinh doanh tín phiếu, chứng khoán, hoạt động chuyển giao công nghệ, các hoạt động đầu tư vốn ra nước ngoài.

- Trong một sắc thuế còn thu trùng lắp thể hiện rõ nhất là thuế doanh thu, tuy đã có xử lý bằng cách định thuế suất thấp, doanh thu tính thuế đối với hoạt động thương nghiệp là chênh lệch giữa giá bán và giá mua nhưng vẫn chưa giải quyết được cơ bản việc đánh trùng thuế, ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Hệ thống chính sách thuế hiện hành vừa nhằm mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách, vừa là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời giải quyết nhiều chính sách xã hội khác nhau, được rải đều cho tất cả các loại thuế, làm cho chính sách thuế phức tạp, nhiều thuế suất, nhiều trường hợp miễn giảm. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đều kinh doanh tổng hợp nhiều ngành nghề, việc xác định đúng doanh thu, lợi tức chịu thuế và thuế suất gặp rất nhiều khó khăn. Đây là điểm làm giảm tác dụng chính của từng loại thuế, nếu có sơ hở tạo điều kiện cho đối tượng nộp thuế có cơ hội tránh thuế và trốn thuế.

- Trong hệ thống chính sách thuế hiện hành, có loại thuế suất còn cao do gộp nhiều loại thuế (thuế nhập khẩu gộp cả thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt gộp cả thuế doanh thu) gây tâm lý thuế nặng và không phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Sự phân biệt giữa thuế và lệ phí chưa rõ ràng, còn có một số loại thuế mang tính chất lệ phí như: môn bài, sát sinh. Có loại lệ phí mang tính chất thuế như lệ phí trước bạ. Từng ngành, từng cấp còn tự đặt ra các loại lệ phí, phí một cách tùy tiện, có trường hợp người kinh doanh phải nộp phí, lệ phí còn cao hơn cả thuế.

Từ việc tổng kết đánh giá hệ thống chính sách thuế hiện hành nêu trên, Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 6 (từ ngày 20-10-1994 đến ngày 01-11-1994) đã quyết nghị: “... điều chỉnh, mở rộng khung thuế suất và diện thu thuế nhập khẩu đối với một số nhóm hàng, mặt hàng phù hợp với chính sách xuất nhập, khẩu. Tiếp tục nghiên cứu cải cách hệ thống thuế trên cơ sở sơ kết thí điểm áp dụng thuế trị giá gia tăng ở một số sản phẩm; Hoàn thiện và thu gọn dần thuế suất thuế doanh thu để nghiên cứu xây dựng Luật thuế giá trị gia tăng (VAT). Hoàn chỉnh các luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập... ban hành Pháp lệnh về lệ phí.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng đề án cải cách hoàn thiện hệ thống chính sách thuế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đến năm 2000 và những năm tiếp theo. Trong Đề án cải cách thuế đã nêu rõ những yêu cầu và nội dung chính sau đây:

1. Khắc phục một số nhược điểm cơ bản của hệ thống thuế hiện hành.

2. Mục tiêu, yêu cầu của việc cải cách hệ thống chính sách thuế được xác định như sau:

- Thuế và phí phải bảo đảm nguồn thu đáp ứng yêu cầu chi cần thiết của đất nước. Tỷ lệ động viên về thuế và phí trên GDP từ 19%-20%, còn dành phần thích đáng để các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

- Về mặt kinh tế, thuế phải là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở đó mở rộng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

- Về mặt xã hội, thuế phải bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các tầng lớp dân cư.

- Các quy định về thuế phải đơn giản, rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cải cách thủ tục hành chính thuế, hiện đại hóa công tác quản lý thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

3. Về hướng cải cách hoàn thiện hệ thống chính sách thuế:

- Nghiên cứu ban hành Luật thuế giá trị gia tăng thay cho Luật thuế doanh thu hiện hành.

- Hoàn thiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở mở rộng diện đánh thuế kể cả đối với hàng hóa nhập khẩu.

- Hoàn thiện Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phù hợp với chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ thương mại đối với các nước.

- Nghiên cứu ban hành Luật thuế thu nhập công ty thay cho Luật thuế lợi tức hiện hành.

- Nghiên cứu ban hành Luật thuế thu nhập dân cư thay cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

- Hoàn thiện Pháp lệnh thuế tài nguyên và nâng cao lên thành Luật thuế tài nguyên.

- Sửa đổi căn cứ tính thuế đất trong Pháp lệnh thuế nhà, đất theo giá đất và thuế suất thay cho căn cứ tính thuế đất hiện nay là dựa vào mức thuế sử dụng đất nông nghiệp.

- Ban hành Pháp lệnh về lệ phí, Pháp lệnh về tổ chức ngành thuế, tổ chức cưỡng chế thuế.

4. Về thời gian tiến hành bắt đầu từ năm 1995 và được chia các công việc để thực hiện trong từng năm: 1995, 1996, 1997...

Để thực hiện chương trình cải cách thuế nêu trên, kỳ này Chính phủ trình Quốc hội cho thực hiện bước đầu sửa đổi một số điều của Luật thuế doanh thu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

1. Về thuế doanh thu:

Theo Nghị quyết của Quốc hội và trong nội dung bước một của đề án hoàn thiện hệ thống chính sách thuế đã nêu: hoàn thiện và thu gọn dần số lượng thuế suất thuế doanh thu. Việc thu gọn này nhằm các mục đích:

- Khắc phục bớt tính phức tạp của Biểu thuế là vừa chi tiết theo ngành nghề, vừa chi tiết theo sản phẩm, vừa chi tiết theo công dụng và theo mục đích sử dụng sản phẩm. Sở dĩ Biểu thuế doanh thu hiện hành phức tạp như vậy là do thời gian qua còn phải kế thừa chế độ thu quốc doanh (áp dụng đối với khu vực kinh tế quốc doanh), thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa (áp dụng đối với khu vực ngoài quốc doanh), đồng thời có xem xét đến khả năng nộp thuế của từng doanh nghiệp trong thời kỳ đầu mới chuyển đổi sang kinh tế thị trường. Nhưng đến nay thấy cần thiết và có điều kiện thu gọn dần số lượng thuế suất cho phù hợp với tính chất của loại thuế này.

Tạo điều kiện để chuyển dần sang áp dụng thuế giá trị gia tăng là loại thuế chỉ có một hoặc tối đa ba thuế suất, mới khắc phục được tình trạng đánh thuế trùng lắp hiện nay.

Vì vậy, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho giảm số lượng thuế doanh thu từ 18 mức (0%-40%) xuống còn 11 mức (0%, 0,5%, 1%, 2%, 4%, 6%, 8%, 10%, 15%, 20%, 30%).

Bỏ các thuế suất 3%, 5%, 12%, 14%, 16%, 25% 40%. Do giảm số lượng thuế suất sẽ có một số ngành, nghề, nhóm hàng, mặt hàng phải xếp vào các thuế suất thích hợp (có biểu giải trình đính kèm). Việc sắp xếp này dựa trên cơ sở:

a) Căn cứ vào tình hình thực tế sản xuất, kinh doanh của từng ngành, nghề, mặt hàng. Ví dụ:

Ngành dệt, thuế suất hiện hành là 5% trong đó riêng dệt đay, chiếu, cói, mành và các sản phẩm dệt thủ công, bán cơ khí thuế suất hiện hành là 3%. Do bỏ thuế suất 5%, 3% và hiện nay, ngành Dệt gặp khó khăn nên xếp ngành Dệt vào thuế suất 4% tạo điều kiện cho ngành Dệt cạnh tranh được với hàng ngoại. Trong đó, riêng dệt đay, chiếu, cói, mành và các sản phẩm dệt thủ công, bán cơ khí thuế suất từ 3% xuống 2%.

- Điều chỉnh thuế suất đối với sản xuất nước ngọt, nước giải khát từ 6% lên 8%, vì hiện nay ngành sản xuất này phát triển do các công ty nước ngoài đầu tư, phát sinh lãi lớn cần thiết phải điều tiết bằng thuế doanh thu.

- Điều chỉnh thuế suất đối với hoạt động sản xuất sữa các loại từ 4% lên 6% vì hiện nay sữa là mặt hàng tiêu dùng phổ thông cho mọi đối tượng, không còn phải phân phối theo chính sách xã hội như trước đây. Mặt khác, mặt hàng này đang có tỷ suất lợi nhuận cao có tăng thuế doanh thu cũng không ảnh hưởng đến lợi nhuận của xí nghiệp.

Đối với sản xuất lắp ráp ô tô là một ngành sản xuất mới phát triển, đang có lãi nhưng do chưa áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với ô tô nhập khẩu, nên cần thiết phải điều chỉnh thuế suất từ 2% lên 4% để điều tiết thêm đối với ngành sản xuất này.

b) Có xem xét đến mối tương quan giữa các nhóm mặt hàng có thuế suất khác nhau để giảm bớt sự chênh lệch quá bất hợp lý giữa các nhóm hiện nay. Ví dụ:

- Chế biến thủy sản thuế suất hiện hành là 3% nay xếp vào thuế suất 4%, vì ngành chế biến thủy sản có khả năng chịu đựng được mức thuế suất này và nhằm giảm bớt khoảng cách với chế biến thực phẩm đang có thuế suất 6%. Cụ thể như: chế biến nước mắm nếu để thuế suất 3% thì quá chênh lệch so với chế biến nước tương, xì dầu thuế suất hiện hành là 6%, vì vậy, đề nghị nâng thuế suất đối với chế biến nước mắm lên 4% và giảm thuế suất đối với nước tương, xì dầu thuế suất từ 6% xuống 4%.

- Dịch vụ khoa học - kỹ thuật thuế suất hiện hành là 2%. Mức thuế này là quá thấp so với hoạt động tương tự là chuyển giao công nghệ với mức thu hiện hành là 10%. Mặt khác, thuế doanh thu đối với dịch vụ khoa học - kỹ thuật chỉ tính thu trên tiền công nên đề nghị nâng mức thuế suất lên 4%.

c) Giảm bớt sự phức tạp của biểu thuế do trước đây quy định quá chi tiết. Ví dụ:

- Sản xuất nước đá, hiện hành có phân biệt nước đá dùng cho đánh bắt thủy sản thuế suất 2%, nước đá cho tiêu dùng thuế suất 6%. Sự chênh lệch giữa hai mức thuế suất rất khó quản lý và dễ bị lợi dụng để trốn thuế. Đề nghị đối với sản xuất nước đá áp dụng chung một mức thuế suất là 4%.

- Hoạt động xây dựng hiện hành quy định: có bao thầu nguyên vật liệu thuế suất 3%; không bao thầu nguyên vật liệu thuế suất là 5%. Do bỏ hai mức thuế suất này và trong thực tế rất khó phân biệt rạch ròi giữa trường hợp có bao thầu và không bao thầu nguyên vật liệu để áp dụng mức thuế suất cho đúng, vì vậy, đề nghị thuế suất áp dụng chung là 4% cho hoạt động xây dựng (không phân biệt có bao thầu hay không bao thầu nguyên vật liệu). Hoặc áp dụng chung một thuế suất 6% trên giá trị mới do lao động sáng tạo ra trong giá trị công trình xây dựng.

- Đối với hoạt động kinh doanh bán hàng đang áp dụng nộp thuế trên chênh lệch giữa giá bán và giá mua, thuế suất hiện đang áp dụng theo mức 12%, 14%, 16% nay xếp chung vào một mức 15%. Riêng đối với các mặt hàng cần ưu đãi thì vẫn giữ nguyên các mức thuế suất hiện hành như: kinh doanh muối 4%, phát hành sách báo 4%, kinh doanh hàng nông sản 10%.

d) Giảm bớt đánh thuế trùng lắp và điều chỉnh các mức thuế suất bất hợp lý. Ví dụ:

- Khai thác vàng, đá quý thuế suất hiện hành là 8%, đến khi luyện, cán, kéo, kim loại quý (vàng bạc) lại đánh tiếp 8% nữa thì hoạt động này không chịu được mức thuế suất theo quy định. Vì vậy, đề nghị luyện, cán, kéo kim loại quý (vàng bạc) xếp vào cùng nhóm với luyện, cán, kéo kim loại mầu thuế suất 4%.

- Đối với kinh doanh bán hàng nhập khẩu nộp thuế trên doanh thu như: rượu, bia, mỹ phẩm, đầu video, ô tô du lịch, xăng, tivi, xe gắn máy, đồ hộp, nước giải khát thuế suất hiện hành là 4%, 6%, 8%, 10%. Đối với các mặt hàng này thuế nhập khẩu đã điều tiết cao và thực tế khó phân biệt với hàng nội trong một đơn vị kinh doanh. Vì vậy, đề nghị xếp cùng nhóm với bán hàng tiêu dùng sản xuất trong nước thuế suất 2%.

- Về vận tải hành khách nội thành, nội thị, thuế suất hiện hành là 1%. Đề nghị thuế suất này chỉ áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe buýt theo giá vé Nhà nước quy định, không áp dụng cho vận tải bằng tắc xi, xe lam có giá cước cao và có lãi lớn.

Việc thu gọn số lượng thuế suất thuế doanh thu và sắp xếp lại một số thuế suất nêu trên, số thuế doanh thu dự kiến không thay đổi.

Về thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng thực chất là đang thu trên số chênh lệch giữa số thu lãi tiền cho vay và trả lãi tiền đi vay, chứ không phải là thu trên doanh thu. Có ý kiến đề nghị vẫn đánh thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng như hiện nay. Vì:

- Thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng thu trên chênh lệch giữa số thu lãi tiền cho vay với số trả lãi tiền đi vay đã tạo điều kiện cho ngân hàng hạ được lãi suất cho vay đối với sản xuất, kinh doanh.

- Mặt khác, phù hợp với các nước gần Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc cũng đánh thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng. Các nước khác đã áp dụng thuế trị giá gia tăng tuy không đánh thuế trị giá gia tăng đối với hoạt động tín dụng ngân hàng nhưng lại đánh thuế thu nhập trên lãi tiền gửi ngân hàng với thuế suất 20%, 25%.

- Ngoài ra, có đánh thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng mới bảo hộ được các ngân hàng trong nước có vốn tự có ít, chủ yếu đi vay để cho vay. Thực tế thời gian qua, đánh thuế doanh thu nhưng các đơn vị ngân hàng vẫn còn lãi lớn.

Ý kiến thứ hai cho rằng, các đơn vị sản xuất, kinh doanh của ta hiện nay đang còn gặp nhiều khó khăn, vốn tự có ít, phải đi vay để hoạt động, nếu duy trì lãi suất ngân hàng như hiện nay thì nhiều doanh nghiệp không chịu đựng được. Chính phủ đề nghị bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời ngành ngân hàng cần phải thực hiện ngay các biện pháp sau đây:

a) Giảm lãi suất cho vay bình quân hiện nay từ 1,77%/tháng xuống bình quân còn 1,42%/tháng (giảm bình quân 0,35%/tháng).

Cùng với việc bỏ thuế doanh thu, ngành ngân hàng phải giảm các khoản chi phí hiện còn quá cao, bất hợp lý như: chi phí tiền lương, chi phí khác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi về mua sắm tài sản, chi phí quản lý khác..., để giảm lãi suất cho vay khoảng 0,35%/tháng, trên cơ sở:

+ Bỏ thuế doanh thu giảm 0,11%;

+ Giảm chi phí của ngân hàng 0,13%;

+ Giảm lợi nhuận của ngân hàng 0,11%.

b) Khống chế mức chênh lệch giữa đầu ra và đầu vào ở mức 0,3%/tháng và đầu vào về lãi suất của ngân hàng chỉ ở khoảng 0,2% đến 0,25%. Trong điều kiện ở Việt Nam giá cả, tiền tệ chưa ổn định các ngân hàng chỉ được phép cộng thêm mức chênh lệch là 0,3% đối với từng khoản đi vay theo từng thời điểm vay để cho vay. Các ngân hàng phải phấn đấu tăng mức huy động để cho vay, tăng vòng quay vốn, giảm chi phí kinh doanh để thực hiện được mức khống chế hợp lý theo quy định trên.

Việc bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động tín dụng ngân hàng sẽ giảm thu khoảng 500 tỷ đồng. Từ việc giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ giảm được chi phí, tăng được lợi nhuận nên tăng thuế lợi tức 317 tỷ đồng. Như vậy, chỉ còn giảm thu 183 tỷ đồng (500 tỷ đồng - 317 tỷ đồng).

2. Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

Mục đích của việc đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hóa với các nước, đồng thời, bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã quán triệt được mục đích nêu trên thể hiện ở mức thuế suất đối với từng nhóm hàng, mặt hàng xuất, nhập khẩu. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số mặt hàng là nguyên liệu nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, còn đại bộ phận các mặt hàng công nghiệp sản xuất để xuất khẩu thuế suất đều bằng 0%. Đối với thuế nhập khẩu, hàng là nguyên liệu, thiết bị máy móc thì áp dụng thuế suất thấp (0% hoặc tối đa không quá 5%); hàng tiêu dùng thiết yếu thuế suất từ 10% đến 20%; hàng tiêu dùng cao cấp, hàng tiêu dùng xa xỉ cần hạn chế và hướng dẫn tiêu dùng thuế suất rất cao từ 60% đến 200%. Những mặt hàng trong nước đã sản xuất được thì có thuế suất phù hợp đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, đồng thời, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành đã có quy định chính sách ưu đãi về thuế suất đối với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi song phương trong quan hệ buôn bán với Việt Nam (Điều 9). Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành chưa quy định chính sách ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu khi Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như khối mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA).

Từ năm 1988, đối với hàng nhập khẩu đã áp dụng hai loại thuế, đó là thuế nhập khẩu và thuế hàng hóa. Đến năm 1990, do Liên Xô và khối SEV giải thể, hoạt động thương mại của Việt Nam mở rộng dần sang khu vực 2, Nhà nước bãi bỏ thuế hàng hóa, chỉ áp dụng thuế nhập khẩu nhưng thuế suất được nâng lên và tính theo tỷ giá thị trường. Một số mặt hàng cần điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng như thuốc lá điếu, rượu, bia, ô tô, xăng có thuế suất cao thực chất là gộp cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu để tiện cho công tác tính thuế. Đến nay, việc này không còn thích hợp vì:

- Xu thế chung hiện nay là các nước đều tiến hành mở rộng kinh tế đối ngoại, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong nước. So với các nước, mức thuế nhập khẩu của ta cao hơn nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc đàm phán về hợp tác thương mại. Để thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh tế thương mại, Đảng và Nhà nước cần tách thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia các tổ chức thương mại quốc tế.

- Phù hợp với cách đánh thuế của các nước trên thế giới và các nước trong khối ASEAN như: Thái Lan, Inđônêxia, Philíppin... đều có hai loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu.

- Mặt khác, tách thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế nhập khẩu để Việt Nam không bị thiệt thòi về kinh tế trong quan hệ buôn bán với các nước có ký điều khoản ưu đãi thuế, đồng thời, vẫn bảo vệ được sản xuất trong nước, không bị ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách vì không bị cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Qua nghiên cứu mức thuế nhập khẩu của các nước, nhất là các nước trong khu vực thì mức thuế nhập khẩu của ta nên để ở mức quãng 60% là vừa phải. Mặt khác, với mức 60% khi ký kết ưu đãi thuế quan trong quan hệ buôn bán với các nước theo Điều 9 Luật thuế nhập khẩu, mức thuế phải giảm 50%, nhưng chỉ ảnh hưởng đến thuế nhập khẩu, không giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Nên vẫn giữ được nguyên tắc bảo vệ sản xuất trong nước, không ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Chính phủ trình Quốc hội sửa thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng: rượu, bia (có thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành 150%); thuốc lá điếu, xì gà (có thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành 120%); pháo (thuế suất hiện hành 70%); ô tô loại 24 chỗ ngồi trở xuống (dạng nguyên chiếc thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành cao nhất 200%, dạng SKD có thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành cao nhất 180%) hạ xuống 60%, xăng hạ từ 70% xuống 50%. Phần chênh lệch giữa mức thuế nhập khẩu hiện hành với mức thuế nhập khẩu dự kiến mới sẽ chuyển sang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế như hàng sản xuất trong nước chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể:

Mặt hàng nhập khẩu

% thuế NK hiện hành trên giá CIF

Mức thuế dự kiến sửa đổi

So sánh mức thuế sửa đổi với mức thuế NK hiện hành

% thuế NK trên giá CIF

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Tổng cộng hai loại thuế trên giá CIF

% thuế TTĐB trên giá CIF +thuế NK

% thuế TTĐB quy đổi theo giá CIF

A

1

2

3

4

5=2+4

6=5-1

- Thuốc lá điếu, xì gà

120

60

70

112

172

+52

- Rượu

 

 

 

 

 

 

+ Rượu mạnh

150

60

90

144

204

+54

+ Các loại rượu khác

120

60

75

120

180

+60

- Bia các loại

150

60

70

112

172

+24

- Pháo

70

60

100

160

220

+150

- Ô tô

 

 

 

 

 

 

+ Loại 5 chỗ trở xuống

200

60

100

160

220

+20

+ Từ 5 đến 15 chỗ

150

60

65

104

164

+14

+ Từ 16 đến 24 chỗ

100

60

30

48

108

+8

- Xăng

70

50

15

22,5

72,5

+2,5

- Đối với các mặt hàng khác hiện có thuế nhập khẩu cao hơn 60% như: nước giải khát 80%, xe đạp 70%, quần áo cũ 70% là những mặt hàng không thuộc diện điều tiết và hạn chế tiêu dùng nên không chuyển sang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nên đề nghị giữ nguyên thuế nhập khẩu như hiện hành để bảo vệ sản xuất trong nước.

Việc điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu của mặt hàng nói trên dự kiến (tính theo kim ngạch 1995) sẽ giảm thu về thuế nhập khẩu khoảng 1.410,0 tỷ đồng, nhưng sẽ được thu lại bằng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với nhiều mặt hàng khác hiện đang có thuế suất thuế nhập khẩu thấp, khi có điều kiện sẽ điều chỉnh tăng dần để bảo đảm nguyên tắc bảo vệ khuyến khích sản xuất trong nước, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Những mặt hàng trong nước đã sản xuất được thì Chính phủ sẽ nâng dần thuế suất thuế nhập khẩu lên. Ví dụ, sẽ điều chỉnh các nhóm hàng: khuôn đúc, dụng cụ cầm tay, bình đun nước bằng ga, máy sấy, máy rửa chai lọ, cân các loại, lên 5%. Dầu thực vật, khí đốt, kính xây dựng, bàn ghế, giường tủ các loại, máy giặt, ổn áp, bóng hình và một số đồ dân dụng khác từ 10%, 20%, 25%, 30% lên 20%, 30%, 40% để bảo vệ sản xuất trong nước và hướng dẫn tiêu dùng. Dự kiến sẽ tăng thu (tính theo kim ngạch năm 1995) khoảng 80 tỷ đồng.

Như vậy, do sửa đổi thuế nhập khẩu, dự kiến làm giảm thu ngân sách 1.330,0 tỷ đồng nhưng lại tăng thu ở thuế tiêu thụ đặc biệt 1.506,0 tỷ đồng. Bù trừ tăng giảm, còn tăng khoảng 176 tỷ đồng.

3. Về thuế tiêu thụ đặc biệt:

Hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt mới thu vào bốn mặt hàng sản xuất trong nước là thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo. Chính phủ đề nghị Quốc hội cho mở rộng diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cả đối với hàng nhập khẩu do tách và chuyển phần thuế nhập khẩu cao hơn 60% và 50% đối với xăng sang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đề nghị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu bằng (=) giá nhập khẩu (CIF) cộng (+) thuế nhập khẩu; thuế suất áp dụng bằng mức thuế suất như hàng sản xuất trong nước. Riêng đối với các mặt hàng ô tô (kể cả dạng SKD), xăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt được xác định bằng (=) chênh lệch giảm giữa số thuế nhập khẩu hiện hành với số thuế nhập khẩu dự kiến sửa đổi chia cho giá tính thuế của từng mặt hàng. Thì thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với:

- Ôtô 5 chỗ ngồi trở xuống (nguyên chiếc và dạng SKD) 100%.

- Ôtô từ 6 chỗ đến 15 chỗ ngồi (nguyên chiếc và dạng SKD) 65%.

- Ôtô từ 16 đến 24 chỗ ngồi (nguyên chiếc và dạng SKD) 30%.

- Xăng 15%.

Với mức thuế suất dự kiến như trên thì mức thuế suất mới so với mức thuế suất thuế nhập khẩu hiện hành không giảm, có mặt hàng còn tăng hơn.

Riêng đối với ôtô sản xuất lắp ráp trong nước là một ngành sản xuất mới, ta đang áp dụng thuế suất thuế doanh thu 2% để khuyến khích phát triển. Nếu chuyển sang đánh thuế tiêu thụ đặc biệt thì ngành sản xuất này sẽ lỗ lớn mặc dù đã tính cả phương án không thu thuế nhập khẩu vào phụ tùng lắp ráp ôtô. Vì vậy, đề nghị ôtô sản xuất lắp ráp trong nước tạm thời chưa thu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ điều chỉnh nâng thuế suất thuế doanh thu lên 4% cho phù hợp với tỷ suất lãi của ngành này.

Ví dụ: phương án tính thuế đối với một số loại ôtô dưới 15 chỗ ngồi do Liên doanh ôtô Hòa Bình lắp ráp.

Đơn vị tính 1000đ

Loại xe

Giá bán

Tổng giá thành SX

Chênh lệch giá bán với giá thành

Nếu thuế TTĐB
như xe nhập khẩu

Tính thuế doanh thu dự kiến 4%

Giá tính thuế

%

Tiền

Lỗ

Thuế doanh thu

lãi

MAZDA323

300.000

275.974

23.026

157.894

100

157.894

134.868

12.000

11.026

MAZDAEBUS

384.000

264.814

18.981

149.473

100

149.473

130.492

11.360

7.621

 

Việc giảm thuế nhập khẩu, mở rộng diện thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu như nêu trên, (theo kim ngạch năm 1995) tăng thu thuế tiêu thụ đặc biệt khoảng 1.506,0 tỷ đồng, nhưng do giảm mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt của bia hơi (từ 90% xuống còn 70%) giảm thu 10 tỷ đồng, nên chỉ còn tăng thu 1.496,0 tỷ đồng.

4. Về mức độ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách do sửa đổi, bổ sung hai Luật thuế và Biểu thuế nhập khẩu như sau:

- Thuế doanh thu: giảm thu                                - 183,0 tỷ đồng

- Thuế nhập khẩu: giảm thu                             -1.330,0 tỷ đồng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt: tăng thu                     +1.496,0 tỷ đồng

Tổng cộng giảm thu:                                             -17,0 tỷ đồng

Chính phủ tiếp tục rà soát điều chỉnh tăng các mức thuế nhập khẩu trong phạm vi khung thuế suất mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc bảo vệ, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng để bù đắp nguồn thu giảm do sửa đổi, bổ sung hai Luật thuế và Biểu thuế nhập khẩu nêu trên.

Chính phủ trình Quốc hội về việc dự kiến sửa đổi, bổ sung hai Luật thuế và Biểu thuế nhập khẩu nêu trên và mức độ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách. Kèm theo tờ trình có từng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung và Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung Biểu thuế nhập khẩu để Quốc hội xem xét quyết định và cho thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1996.

 

 

 


 

GIẢI TRÌNH CÁC THUẾ SUẤT THUẾ DOANH THU
DỰ KIẾN SỬA ĐỔI

(Theo nhóm hàng của Biểu thuế doanh thu)

 

STT (theo nhóm hàng)

NGÀNH NGHỀ

THUẾ SUẤT (%)

LÝ DO SỬA

Hiện hành

Dự kiến sửa

1

2

3

4

5

I

NGàNH SảN SUấT

 

 

 

2

Khai thác hầm mỏ

2

2

 

 

Riêng khai thác than hầm lò

1

1

 

4

Luyện kim loại:

Luyện, cán, kéo kim loại quý (vàng, bạc)

 

8

 

4

 

- Vàng, bạc, đá quý khâu khai thác đã thu thuế doanh thu 8%, luyện, cán, kéo chỉ tính thêm tiền công thu tiếp 8% trên giá bán ra là rất cao không nộp được, xin để 4% như kim loại màu.

5

Sản xuất, lắp ráp cơ khí:

 

 

 

 

- Máy móc, thiết bị, công cụ

1

1

- Thay từ “công cụ” bằng “phương tiện vận tải” vì công cụ đã nằm trong nhóm 30 -Các loại công cụ sản xuất.

 

Riêng ôtô con dưới 16 chỗ

2

4

- Do ôtô nhập khẩu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, ôtô sản xuất trong nước chưa thể áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt được, nhưng thuế doanh thu cũng cần phải nâng lên một ít. Sửa lại ôtô loại từ 24 chỗ ngồi trở xuống.

6

Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử

8

8

 

 

Riêng: máy móc thiết bị điện tử chuyên dùng

4

4

- Bổ sung máy vi tính, cần khuyến khích sản xuất lắp ráp trong nước thay thế nhập khẩu, là sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế.

7

Sản phẩm hóa chất:

4

4

 

 

- Thuốc trừ sâu và các hóa chất khác phục vụ sản xuất nông nghiệp

0,5

0,5

- Tiếp thu ý kiến không điều chỉnh lên thuế suất 1%, vẫn giữ thuế suất 0,5%.

8

Thuốc chữa bệnh

1

1

- Bổ sung cả bông, băng vệ sinh y tế vào nhóm thuế suất này.

9

Vật liệu xây dựng, kể cả clanhke

5

4

- Do bỏ thuế suất 5% và 3%, gộp chung vào nhóm vật liệu xây dựng 4%, kể cả vữa bê tông, bê tông đúc sẵn. Nhằm đỡ phức tạp trong phân loại vật liệu xây dựng, đồng thời hỗ trợ sản xuất vật liệu xây dựng.

 

Riêng:

Vữa bê tông

 

3

 

4

 

- Nộp 3% còn lãi lớn, mức 4% là hợp lý.

10

Chế biến lâm sản và sản xuất đồ gỗ

5

6

- Do bỏ thuế suất 5%, điều chỉnh lên 6% nhằm tăng điều tiết thu đối với sản xuất đồ gỗ, lâm sản, phù hợp với chính sách bảo vệ, phát triển rừng. Sản xuất, chế biến lâm sản (mây, song, tre...) xuất khẩu không thu thuế doanh thu.

12

Giấy và sản phẩm bằng giấy

 

 

 

 

- Giấy các loại

2

2

 

 

- Sản phẩm bằng giấy

4

2

Điều chỉnh thuế suất sản phẩm bằng giấy cùng thuế suất giấy các loại 2% nhằm hạn chế sự phức tạp trong phân biệt sản phẩm là giấy với sản phẩm bằng giấy. Mặt khác sản phẩm làm bằng giấy nếu mua giấy đã có thuế suất 2% để sản xuất nộp tiếp 4% là cao.

13

Gốm, sành, sứ, thủy tinh

4

4

 

 

- Riêng thủy tinh dùng cho y tế

1

1

- Tiếp thu ý kiến vẫn giữ thuế suất 1% đối với thủy tinh y tế.

15

Công nghiệp thực phẩm (bao gồm cả thuốc lá lá, thuốc lá sợi, thuốc lào, cồn, cà phê, chè, mỳ chính, đường bánh kẹo và các loại thực phẩm khác)

6

6

- Nhóm 15: sửa từ “Công nghiệp thực phẩm” để bao quát hơn các sản phẩm thuộc nhóm này.

 

Riêng:

 

 

 

 

- Muối

0,5

0,5

 

 

- Nước đá

6

4

 

 

- Nước đá dùng cho đánh bắt thủy sản

2

4

- Nước đá không quy định hai loại thuế suất khác nhau: dùng cho thủy sản 2%, tiêu dùng 6% - gộp chung 4% tránh phức tạp trong quản lý thu và lợi dụng “lách” thuế.

 

- Bột canh, nước chấm các loại, dầu thực vật, chè

6

4

Là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nộp 6% nhiều cơ sở đang lỗ.

 

- Sữa các loại

4

6

- Sản phẩm sữa nay được tiêu dùng rộng rãi như một loại thực phẩm, cho mọi đối tượng và mọi nhu cầu, nay nhiều công ty trong nước và liên doanh sản xuất sữa các loại với thuế suất 6% sản phẩm sữa vẫn còn lãi khá.

 

- Nước ngọt, nước giải khát các loại

6

8

- Nuớc ngọt, giải khát điều chỉnh lên 8%, vì nhiều công ty đầu tư sản xuất mặt hàng này và đang có lãi lớn, thuế nhập khẩu mặt hàng này nay đang thu 80%.

17

Chế biến thủy sản

3

4

- Chế biến thủy sản cũng là một loại chế biến thực phẩm để thuế suất 3% là thấp so với chế biến các loại thực phẩm ở nhóm 15 thuế suất 6%, thí dụ sản xuất đồ hộp là thịt lợn 6%, là cá 3%, nước mắm 3%, nước tương 6% (cũng vì bỏ thuế suất 3%). Nay đề nghị thuế suất 4% tương ứng với thuế suất một số loại thực phẩm ở nhóm 15.

 

Sợi, dệt, bông.

 

 

 

 

- Dệt các loại

5

4

- Ngành dệt giảm thuế suất từ 5% xuống 4%, 3% xuống 2% giảm khó khăn cho ngành dệt vì nay nhiều xí nghiệp dệt bị hàng ngoại cạnh tranh sản xuất khó khăn không tiêu thụ được sản phẩm; đồng thời bỏ thuế suất 5% và 3%.

 

Riêng: dệt đay, chiếu, cói, mành và các sản phẩm dệt thủ công, bán cơ khí

3

2

22

In và xuất bản

 

 

(Không bao gồm hoạt động quảng cáo).

 

- In và xuất bản sách chính trị, sách giáo khoa, sách khoa học kỹ thuật, sách phục vụ thiếu nhi, sách báo in bằng tiếng dân tộc thiểu số

0

0

- Bổ sung báo Nhân dân, Quân đội nhân dân: 0%, thực tế đang không thu thuế doanh thu.

 

- In và xuất bản báo các loại

0,5

0,5

 

23

Dụng cụ thí nghiệm, y tế, giáo dục, đồ chơi trẻ em.

0,5

0,5

- Tiếp thu ý kiến không điều chỉnh, vẫn giữ thuế suất 0,5%.

29

Kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp.

Riêng: Sản xuất cây giống, con giống gia súc, gia cầm.

 

 

 

1

 

 

 

 

1

 

 

 

- Bỏ từ “gia súc, gia cầm”.

31

Bài lá, vàng mã, hương:

 

 

 

 

- Hương

6

6

- Bổ sung mặt hàng nến cũng 6%.

II

NGàNH XÂY DựNG

 

 

 

1

Có bao thầu nguyên vật liệu

3

4

- Bỏ thuế suất 3% và 5%, quy định thuế suất chung là 4% tránh phức tạp trong việc xác định thuế suất đối với từng công trình. Vì nay nhiều công trình vật tư một phần do chủ công trình lo, một phần do bên xây dựng lo (Bộ Xây dựng cũng đề nghị áp dụng một thuế suất chung). Hoặc thu 6% nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm (không tính giá trị vật tư, thiết bị trong giá trị công trình xây dựng).

2

Không bao thầu nguyên vật liệu, hoạt động khảo sát, thiết kế và hoạt động khác trong xây dựng.

5

III

NGÀNH VẬN TẢI

 

 

 

3

Vận tải hành khách nội thành, đô thị

1

1

- Vận tải bằng tắc xi, xe lam... giá cước cao và có lãi lớn. Vẫn áp dụng thuế suất chung như vận tải hành khách 4%, chỉ quy định 1% đối với vận tải hành khách bằng xe buýt áp dụng giá vé Nhà nước quy định nhằm hỗ trợ xe buýt.

IV

NGÀNH
THƯƠNG NGHIỆP

 

 

 

2

Bán vàng, bạc, đá quý

2

1

- Phù hợp với thực tế kinh doanh, thực tế chênh lệch giữa giá bán với giá mua vàng chỉ khoảng 1,1% đến 1,3% trên giá trị bán.

 

Bán hàng tiêu dùng nhập khẩu (trừ những mặt hàng đã ghi trong điểm 1, điểm 2 mục IV này)

4

2

- Đề nghị hàng nhập khẩu tính chung một thuế suất 2% thống nhất với hàng sản xuất trong nước vì hàng nhập khẩu cần điều tiết thu đã phải nộp thuế nhập khẩu với mức thuế suất cao, một số mặt hàng còn phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Nay kinh doanh tổng hợp khó phân biệt hàng nhập ngoại với hàng sản xuất trong nước.

 

Riêng:

 

 

 

- Rượu, bia

10

2

 

- Mỹ phẩm, đầu video, xăng

8

2

 

- Ô tô du lịch, tivi màu, xe gắn máy, đồ hộp, nước giải khát

6

2

6

Cung ứng tàu biển

4

-

Bỏ hai thuế suất này vì cung ứng hàng hóa cho tàu biển và buôn chuyến áp dụng thuế suất kinh doanh thương nghiệp. Dịch vụ khác, đối với tàu biển áp dụng theo thuế suất dịch vụ.

7

Buôn chuyến

2

-

8

Đại lý bán hàng, bán hàng ký gửi, ủy thác mua bán hàng (tính trên tiền hoa hồng)

12

15

- Là hoạt động kinh doanh bán hàng như kinh doanh thương nghiệp, nhưng không phải bỏ vốn như mua bán hàng, vì vậy, áp dụng cùng thuế suất như kinh doanh thương nghiệp nộp thuế doanh thu trên chênh lệch giá bán với giá mua, tránh lợi dụng lách thuế.

10

Cơ sở kinh doanh (trừ buôn chuyến) có sổ sách kế toán, hóa đơn đúng chế độ được cơ quan thuế công nhận thì được tính thuế doanh thu trên số chênh lệch giữa giá bán hàng và giá mua hàng

14

15

- Do bỏ thuế suất 14%, nên áp dụng tỷ lệ chung thu trên chênh lệch là 15%.

 

Riêng:

 

 

 

 

- Kinh doanh muối

4

4

 

 

- Phát hành sách báo, phim ảnh

4

4

 

 

- Kinh doanh nông sản, thực phẩm, rau quả tươi sống và thủy sản.

10

10

 

 

- Kinh doanh rượu, bia, hàng điện tử, hàng điện lạnh, xe gắn máy, ô tô du lịch từ 15 chỗ ngồi trở xuống, xăng, mỹ phẩm

16

15

- Sửa từ “ô tô du lịch” thành từ “ôtô từ 24 chỗ ngồi trở xuống” cho phù hợp với danh mục thuế tiêu thụ đặc biệt ôtô nhập khẩu.

 

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý

15

20

- Kinh doanh các mặt hàng này cần điều tiết mức cao hơn, thuế suất 20%. Bỏ thuế suất 16% và 25%.

 

- Kinh doanh ngoại tệ, bất động sản

25

20

V

ĂN UỐNG

 

 

 

 

Kinh doanh ăn uống

4

6

- Nâng mức điều tiết thu đối với kinh doanh ăn uống, giảm mức chênh lệch giữa kinh doanh ăn uống với ăn uống cao cấp vì nay nhiều nhà hàng chưa xếp được vào mức thuế ăn uống cao cấp 10%, nếu thu 4% là quá thấp.

 

Riêng:

Cửa hàng ăn uống cao cấp

10

10

VI

NGÀNH DỊCH VỤ

 

 

- Chỉ thu trên tiền công, dịch vụ vì vậy đưa thuế suất một số dịch vụ ở mức thấp lên mức thuế phổ thông là 4%.

1

Sửa chữa cơ khí, phương tiện vận tải, máy kéo

2

2

- Tiếp thu ý kiến vẫn giữ thuế suất 2%.

2

Dịch vụ khoa học, kỹ thuật, bưu điện

4

4

 

 

Riêng:

Dịch vụ khoa học, kỹ thuật

2

4

- áp dụng 4% vì nay các dịch vụ khoa học như chuyển giao công nghệ thu tới 10% (theo quy định về thuế đối với hoạt động chuyển giao công nghệ).

6

Dịch vụ dạy nghề, văn hóa, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, tư vấn pháp luật:

 

 

 

 

Cơ sở kinh doanh dạy nghề, y tế, thể dục thể thao, văn hóa, nghệ thuật

0,5

0,5

- Tiếp thu ý kiến vẫn giữ thuế suất 0,5%

 

- Tư vấn pháp luật:

 

 

 

 

+ Cho nước ngoài

4

4

- Không phân biệt phức tạp, thực tế khó tách được doanh thu tư vấn cho nước ngoài hay cho trong nước, mức 4% cũng chỉ tính trên tiền thu từ dịch vụ

 

+ Cho trong nước

2

4

 

- Chiếu phim nhựa

1

0

- Đang gặp khó khăn

 

Riêng: chiếu phim tài liệu, khoa học, đề tài thiếu nhi và phục vụ miền núi

0

0

 

9

Chiếu video, in băng, thu băng, sang băng, quảng cáo...

 

 

 

 

- Chiếu video

6

6

- Sửa lại thuế suất nhóm này 6%, cũng như quy định thuế suất đối với chụp, in, phóng ảnh hiện hành 6% và bổ sung thêm hoạt động quay băng vào thuế suất này.

 

- In băng, thu băng, sang băng

8

6

 

- Quảng cáo

8

10

- Nhằm tăng điều tiết thu đối với hoạt động này, kinh doanh lãi lớn.

10

Cho thuê cửa hàng, đồ dùng, phòng cưới, hội trường, xe hơi du lịch

8

10

- Xếp cho thuê cửa hàng, phòng cưới, hội trường, xe hơi, thuê nhà vào cùng thuế suất 10%.

11

Kinh doanh khách sạn, phòng ngủ, dịch vụ du lịch, tham quan

10

10

- Các hoạt động gắn với kinh doanh khách sạn như giặt là, tắm hơi, karaoke... vào thuế suất chung 10%.

13

Mỹ viện

8

10

- Điều chỉnh thuế suất và xếp vào dịch vụ đặc biệt 10%.

14

Dịch vụ khác

4

4

 

 

Riêng: dịch vụ công cộng

1

0

- Quy định cụ thể đối với dịch vụ vệ sinh, thoát nước đường phố, tang lễ 0%.

Các dịch vụ khác như trông giữ xe ôtô, xe đạp... áp dụng chung 4%.

15

Đại lý tàu biển

40

30

- Bỏ thuế suất 40%, nay đã có nhiều công ty hoạt động đại lý tàu biển, hạ thuế suất này cũng tạo điều kiện giảm chi phí dịch vụ thu hút tàu nước ngoài vào các cảng Việt Nam vận chuyển hàng.

16

Dịch vụ đặc biệt:

- Kinh doanh sân gôn

20

15

- Phù hợp với kinh doanh và thuế suất các nước trong khu vực và đây cũng là một loại thể thao có đầu tư lớn. Cũng nhằm thu hút đầu tư và người vào chơi để tăng thu từ các hoạt động dịch vụ khác như du lịch, nhà nghỉ... gắn với hoạt động kinh doanh này.

 

 

 

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội