BÁO CÁO CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VỀ HOẠT ĐỘNG NĂM 1995
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 1996
CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
(Do Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh trình bày
tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa IX, ngày 12-10-1995)
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội, tôi xin báo cáo với Quốc hội về hoạt động trong năm 1995 và phương hướng hoạt động năm 1996 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
PHẦN THỨ NHẤT
HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI TRONG NĂM 1995
I- VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT
Trước yêu cầu từng bước tạo khuôn khổ pháp lý cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, tập trung thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân sách, sản xuất, kinh doanh, hoạt động dân sự, cải cách hành chính..., Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 6 đã quyết định trong năm 1995 thông qua 8 bộ luật, luật, 10 pháp lệnh và chuẩn bị một chương trình dự bị bao gồm 5 dự án luật và ba dự án pháp lệnh. Thực hiện Nghị quyết này của Quốc hội, trong mười tháng qua Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cùng Chính phủ và các cơ quan hữu quan, tích cực triển khai việc xây dựng, hoàn thiện văn bản để Quốc hội (tại kỳ họp thứ 7) thông qua hai luật, cho ý kiến về hai dự án luật và dự kiến tại kỳ họp này đang xem xét thông qua Bộ luật dân sự, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân (về Tòa lao động và Tòa hành chính), các Luật sửa đổi, bổ sung các luật thuế và cho ý kiến về Dự án Luật ngân sách nhà nước. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã thông qua được 5 pháp lệnh và cho ý kiến để hoàn chỉnh một số dự án pháp lệnh khác.
Bên cạnh các văn bản pháp luật được xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến, nhiều dự thảo văn bản đang được tích cực chuẩn bị, trong đó có những dự án đã qua nhiều lần chỉnh lý, nhằm sớm được ban hành, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội bằng pháp luật. Tuy số lượng văn bản thông qua trong năm 1996 không nhiều, nhưng đều là những luật, bộ luật, pháp lệnh quan trọng, phải xử lý một khối lượng lớn công việc từ soạn thảo, lấy ý kiến, tập hợp, tổng hợp, tiếp thu chỉnh lý đến việc hoàn chỉnh trình Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua. Đặc biệt là đối với Dự án Bộ luật dân sự, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan, đại biểu Quốc hội, cùng đông đảo nhân dân, các ngành, các cấp đã dành nhiều thời gian, công sức, trí tuệ để xây dựng, hoàn chỉnh trình Quốc hội tại kỳ họp này.
Để có được kết quả nêu trên, với trách nhiệm của mình, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tăng cường công tác chỉ đạo, quy định tiến độ xây dựng các dự án và giám sát việc tuân thủ quy trình; phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan hữu quan trong suốt cả quá trình chuẩn bị văn bản. Đồng thời, dành nhiều thời gian tại các phiên họp để xem xét, cho ý kiến, thông qua các văn bản pháp lệnh hoặc cho ý kiến chỉnh lý các dự án luật, bộ luật trình Quốc hội.
Tồn tại của công tác xây dựng pháp luật là, tuy đã có cố gắng nhưng chưa thực hiện được trong năm chương trình do Quốc hội đề ra. Một số dự án có nhu cầu ban hành sớm nhưng vẫn chưa đáp ứng được như Pháp lệnh quy định về việc giám sát, hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc kiểm tra và hướng dẫn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân; Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi cấp; Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, Pháp lệnh về công chức; Pháp lệnh về phí và lệ phí...; có dự án đã được chuẩn bị công phu, nhưng vì chưa xây dựng được chiến lược quốc gia về các lĩnh vực này, như Dự án Luật khoáng sản, Luật ngân sách nhà nước..., nên vẫn chưa thông qua được.
Điều đáng quan tâm là một số văn bản pháp luật ban hành chưa đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản pháp luật còn có chỗ quy định chưa chặt chẽ, có thể hiểu khác nhau, nhưng chưa được giải thích nên ảnh hưởng đến hiệu lực thi hành. Một số dự án luật, pháp lệnh cơ quan soạn thảo chuẩn bị chưa kỹ, chất lượng chưa cao; cơ quan trình dự án và cơ quan có trách nhiệm trực tiếp chưa tập trung thời gian, công sức trong quá trình xây dựng, nên mặc dù Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét nhiều lần ở nhiều phiên họp, nhưng vẫn chưa thông qua được. Mặt khác, các điều kiện bảo đảm như số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, v.v. còn thiếu.
II- VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT
Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đẩy mạnh các hoạt động giám sát, tập trung vào việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, tình hình thi hành pháp luật, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp và tình hình giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nhiều vấn đề quan trọng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và đời sống nhân dân đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội kịp thời xem xét, cho ý kiến, đồng thời kiến nghị với Chính phủ, các ngành, các cấp về những biện pháp xử lý và cải tiến công tác chỉ đạo, điều hành. Một số lĩnh vực quan trọng đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội tập trung giám sát như tình hình thu chi ngân sách; các biện pháp kiềm chế lạm phát; việc thực hiện chính sách đối với cán bộ cơ sở (xã, phường), cán bộ, quân nhân đi các chiến trường B, C, K; tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu; tình hình trật tự, an toàn xã hội, tình hình thi hành pháp luật, nhất là pháp luật về đất đai, về báo chí, xuất bản, lao động, môi trường... Điểm nổi bật của công tác giám sát trong thời gian qua là Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quan tâm và dành nhiều thời gian để xem xét tình hình thi hành pháp luật về đất đai. Nhiều đoàn của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã về các địa phương cơ sở để kiểm tra tình hình thực tế, làm việc với các cơ quan có trách nhiệm và tại nhiều phiên họp đã tiến hành xem xét về vấn đề này. Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng, đất đai là vấn đề rất quan trọng và rất nhạy cảm, do đó, việc xử lý những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về đất đai cần phải được nghiên cứu thận trọng. Do đó, việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, tuy có chậm, đó là một thiếu sót, nhưng vẫn cần tiếp tục khảo sát, nghiên cứu thêm. Đồng thời, sau kỳ họp Quốc hội này, các cơ quan hữu quan của Chính phủ cần khẩn trương mở rộng diện khảo sát, nắm thêm tình hình thực tế, làm cơ sở cho việc xem xét, sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh để góp phần giải quyết các vấn đề bức bách của cuộc sống đặt ra.
Ngoài ra, để bao quát được các lĩnh vực rộng lớn của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội giám sát theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Sau khi tiến hành giám sát, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã báo cáo với Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp hằng tháng.
Về hình thức giám sát, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã kết hợp việc nghe báo cáo với việc cử các đoàn đi cơ sở, địa phương, làm việc với các Bộ, ngành Trung ương để nắm tình hình. Trong chín tháng đầu năm, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan khác của Quốc hội đã nghe 15 Bộ, ngành báo cáo, kết hợp việc cử các đoàn về làm việc tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Xin xem phần phụ lục kèm theo).
Việc kết hợp nghe báo cáo và trực tiếp giám sát tại các địa phương về các lĩnh vực kinh tế, ngân sách nhà nước, quốc phòng - an ninh, giáo dục, văn hóa - xã hội, đối ngoại, về tình hình thực thi pháp luật đã làm cho hoạt động giám sát được tiến hành tương đối toàn diện ở các lĩnh vực hoạt động trong cả nước và tạo điều kiện để Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rõ hơn những khó khăn, tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và đề ra các giải pháp, hoặc có các kiến nghị kịp thời với Chính phủ.
Về công tác dân nguyện, tại một số phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ và đồng chí Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội phụ trách vấn đề này báo cáo về tình hình giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã cử cán bộ xuống cơ sở để xem xét một số vụ việc và yêu cầu cơ quan có trách nhiệm giải quyết dứt điểm được một số khiếu nại, tố cáo. Tuy vậy, kết quả về công tác này chưa được nhiều so với yêu cầu. Trên thực tế, số đơn thư gửi tới Quốc hội ngày càng nhiều, nội dung đơn thư khiếu nại của công dân tập trung vào các vấn đề vi phạm pháp luật đất đai, vấn đề nhà cửa có liên quan tới chính sách cải tạo trước đây và những tranh chấp về tài sản, về hợp đồng kinh tế, v.v.. Muốn giải quyết có hiệu quả những đơn thư này, đòi hỏi phải xử lý đồng bộ nhiều vấn đề. Trong đó, quan trọng nhất là những vấn đề liên quan đến chính sách pháp luật và chế độ trách nhiệm của các cấp, các ngành (Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có báo cáo chuyên đề về vấn đề này, xin gửi văn bản tới các vị đại biểu Quốc hội).
Ở các địa phương, các Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội cũng đã tích cực triển khai giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội trên một số lĩnh vực như thu chi ngân sách trên địa bàn; vấn đề xây dựng cơ bản; vấn đề xem xét, giải quyết các đơn thư khiếu tố, tham gia hòa giải các tranh chấp trong nội bộ nhân dân hoặc gửi các kiến nghị đến các cơ quan nhà nước để có biện pháp xử lý.
Bên cạnh những tiến bộ và kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn còn là khâu yếu, hiệu lực chưa cao. Đáng chú ý là còn nhiều lĩnh vực quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội như việc thực hiện ngân sách nhà nước, tình hình giá cả tăng đột biến ở một số mặt hàng thiết yếu như xi măng, gạo, đường, giấy viết; vấn đề tiền lương, giải quyết việc làm; vấn đề giáo dục đào tạo - quốc sách hàng đầu của nước ta; vấn đề thực hành tiết kiệm, công tác xét xử của Tòa án nhân dân, công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân..., Ủy ban thường vụ Quốc hội chưa tiến hành giám sát được nhiều, kết quả còn hạn chế.
Một trong những hạn chế khác của hoạt động giám sát là hình thức và phương pháp giám sát chậm được đổi mới; việc tổ chức các đoàn đi giám sát ở địa phương, cơ sở và các ngành chưa mang lại hiệu quả cao; cơ chế về việc xem xét, thực hiện các kiến nghị giám sát chưa được quy định rõ. Việc xây dựng Quy chế giám sát tiến hành chậm, công tác tiếp dân, giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các cấp, các ngành chưa được cải tiến, chưa có sự quan tâm đúng mức.
III- VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
Năm 1995, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã triển khai nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, bước đầu thực hiện có hiệu quả công tác ngoại giao Nghị viện - một xu thế được các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế rất coi trọng và đánh giá cao.
Với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển”, Quốc hội ta đã cử nhiều đoàn đại biểu của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, và Văn phòng Quốc hội đi thăm, làm việc tại nhiều nước, đồng thời cũng đón và làm việc với nhiều Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội nhiều nước trên thế giới. Thông qua các hoạt động này, hai bên học hỏi kinh nghiệm, hiểu biết lẫn nhau, trao đổi những vấn đề cùng quan tâm, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội ta với Quốc hội các nước, đồng thời, tăng cường sự hợp tác về một số lĩnh vực hoạt động của Quốc hội.
Cùng với việc nước ta trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tại kỳ họp thứ 16 Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO) tổ chức tại Xingapo (từ 18 đến 22-9-1995), Quốc hội Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức này.
Được thành lập từ tháng 9-1977, Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPO) là diễn đàn quan trọng của Nghị viện các nước ASEAN. Cơ chế hoạt động của AIPO là nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy Chính phủ các nước thành viên thực hiện các mục tiêu chung về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, v.v. của tổ chức ASEAN. Thông qua việc nghiên cứu, thảo luận một cách dân chủ, AIPO đưa ra các nghị quyết có tính chất như những khuyến nghị, các giải pháp ở tầm vĩ mô và tương đối toàn diện về các lĩnh vực mà các nhà lập pháp và nhân dân quan tâm. Việc Quốc hội ta gia nhập tổ chức này sẽ thúc đẩy sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn với các nước ASEAN, thông qua đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và sự hợp tác các nước trong khu vực, cùng phấn đấu cho hòa bình, ổn định và phát triển, vì sự thịnh vượng chung và cho mỗi quốc gia.
Trong thời gian dự kỳ họp thứ 16 của AIPO, Đoàn đại biểu Quốc hội nước ta đã tham gia tích cực vào các hoạt động chung, được bạn bè đánh giá cao.
Ngoài ra, tại các diễn đàn khác như: Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Liên minh Nghị sĩ các nước châu Á - Thái Bình Dương (APPU), Liên minh nghị sĩ các nước sử dụng tiếng Pháp (ATPLF), diễn đàn các nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển, việc tham gia và đóng góp của Đoàn đại biểu Quốc hội ta ngày càng được nâng cao, góp phần đề cao vị trí, vai trò của Quốc hội ta trên mặt trận ngoại giao Nghị viện thế giới.
Gần đây, Quốc hội ta thành lập tổ chức nghị sĩ Việt Nam hữu nghị với các nước nhằm đáp ứng lại tổ chức tương ứng của Quốc hội các nước muốn có quan hệ giao lưu hữu nghị với các đại biểu Quốc hội Việt Nam, bước đầu đã đạt được kết quả thiết thực. Tổ chức này thể hiện nhu cầu quan hệ giữa các nghị sĩ các nước và phù hợp với tính linh hoạt phong phú của nền ngoại giao nghị viện hiện nay.
IV- CÔNG TÁC GIÁM SÁT, HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG
CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Thực hiện chức năng giám sát, hướng dẫn hoạt động Hội đồng nhân dân, thời gian qua, Ủy ban thường vụ Quốc hội luôn theo dõi chỉ đạo và phối hợp thường xuyên với Chính phủ trong việc giám sát, hướng dẫn, tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố bước đầu hoạt động có hiệu quả, phát huy được vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; đã kịp thời hướng dẫn việc tiến hành kỳ họp thứ nhất ngay sau cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (tháng 11-1994). Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và một số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dành thời gian về làm việc và dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh, thành phố; đã chỉ đạo Văn phòng Quốc hội thường xuyên phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trong việc theo dõi, hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân, tổng hợp báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề vướng mắc, và những kiến nghị của địa phương để có sự hướng dẫn, kiểm tra kịp thời; đã ra nghị quyết về việc phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và chế độ tiền lương của các chức danh Hội đồng nhân dân; ra văn bản hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân về những vấn đề trước mắt, trong khi chờ ban hành hai Pháp lệnh về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; đã chỉ đạo Văn phòng Quốc hội trong việc theo dõi các kỳ họp, các hoạt động của Hội đồng nhân dân, giới thiệu các văn bản pháp luật, công tác xây dựng văn bản, công tác tiếp dân, hoạt động của các Ban Hội đồng nhân dân và trong việc góp phần bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ công tác đối với đại biểu Hội đồng nhân dân và các thành viên của các Ban Hội đồng nhân dân.
Thông qua công tác giám sát và hướng dẫn, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy rằng, đến nay, Hội đồng nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành xong kỳ họp thường lệ giữa năm để xem xét tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế, xã hội; thu, chi ngân sách; bảo đảm quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; kết quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân, công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân, việc thi hành pháp luật ở địa phương trong sáu tháng đầu năm và những nhiệm vụ, biện pháp công tác sáu tháng cuối năm 1995. Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp góp ý vào dự thảo nhiều dự án luật, pháp lệnh, hoạt động tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân bước đầu được cải tiến. Công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân đã được tăng cường, nhất là các kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước và về phương thức hoạt động.
Tồn tại nổi lên trong công tác hướng dẫn, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân hiện nay là: tuy Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được ban hành hơn một năm, nhưng cho đến nay, Pháp lệnh về giám sát và hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; hướng dẫn kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân và Pháp lệnh quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi cấp chưa được ban hành. Tổ chức bộ máy giúp việc Hội đồng nhân dân, chế độ về mọi mặt đối với đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực và các Ban của Hội đồng nhân dân chưa được quy định cụ thể, dẫn đến sự lúng túng trong phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân; do đó, hoạt động của Hội đồng nhân dân còn bị hạn chế.
V- VỀ VIỆC CHỈ ĐẠO CHUẨN BỊ
VÀ CHỦ TRÌ CÁC KỲ HỌP QUỐC HỘI
Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có nhiều cải tiến trong chỉ đạo, trong việc phối hợp chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan hữu quan triển khai chuẩn bị sớm về mọi mặt nhất là về nội dung các kỳ họp thứ 7 và thứ 8 của Quốc hội. Tại các phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã dành thời gian thích đáng cho việc xem xét về dự kiến nội dung và thời gian tiến hành các kỳ họp; thảo luận để cho ý kiến chỉnh lý các văn bản trình Quốc hội. Đối với những dự án luật lớn, quan trọng và phải xử lý nhiều quan điểm phức tạp còn có ý kiến khác nhau trong quá trình chuẩn bị như Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét kỹ lưỡng, cử các thành viên bám sát chỉ đạo thường xuyên và nhiều lần làm việc với Chính phủ, Ban soạn thảo cùng các cơ quan hữu quan để hoàn chỉnh văn bản.
Việc hướng dẫn và bảo đảm điều kiện để các đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội chuẩn bị và tham gia kỳ họp đã được chú ý và chỉ đạo kịp thời, phát huy được khả năng đóng góp đáng kể của các đoàn và của các đại biểu Quốc hội. Dự kiến chương trình và một số dự án pháp luật, các báo cáo đã được cố gắng gửi sớm đến đại biểu Quốc hội.
Trong chỉ đạo, điều hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thực hiện đúng nội quy kỳ họp, đã phát huy dân chủ trong thảo luận và từng bước cải tiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả của kỳ họp. Đã tổ chức tốt việc lấy ý kiến đại biểu bằng phiếu và việc tiếp thu chỉnh lý các văn bản, bảo đảm kịp thời, đầy đủ và chính xác.
Tuy vậy, trong việc chỉ đạo, điều hành kỳ họp có lúc còn lúng túng, bị động. Các văn bản tuy đã được chỉ đạo chuẩn bị kỹ và gửi sớm đến đại biểu Quốc hội nhưng có trường hợp vẫn còn bị động với các cơ quan trình văn bản và việc tập hợp, tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội khi thảo luận ở địa phương chưa thật đầy đủ.
NHẬN XÉT CHUNG
Qua một năm hoạt động, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tích cực cải tiến lề lối, phương thức làm việc nhằm nâng cao một bước chất lượng và hiệu quả trong công tác lập pháp, giám sát, hoạt động đối ngoại và các nhiệm vụ khác.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiến hành đều đặn các phiên họp hằng tháng, từng bước đổi mới cách thức thảo luận, xem xét các vấn đề trong chương trình nghị sự nên chất lượng của việc quyết định các nội dung được nâng cao hơn. Các đoàn công tác đã cố gắng đi sâu, đi sát trong việc nắm bắt tình hình, đã có những lưu ý, kiến nghị sát thực với Chính phủ, các cơ quan và với các địa phương đoàn đến, trong đó, nhiều kiến nghị đã mang lại hiệu quả thiết thực. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, với trách nhiệm của mình, đã triển khai nhiều hoạt động như thẩm tra các văn bản luật, pháp lệnh; cử đoàn giám sát tại các địa phương, cơ sở, các ngành, các cấp để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Đoàn đại biểu Quốc hội đã thường xuyên thông tin tình hình hoạt động của đại biểu, tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương và tổng hợp ý kiến của cử tri để kịp thời gửi báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội; quan hệ công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ngày càng chặt chẽ.
Tuy vậy, so với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn còn những hạn chế. Công tác xây dựng pháp luật chưa đáp ứng về số lượng; một số văn bản chất lượng chưa cao, quy trình xây dựng và thông qua chưa được đầu tư nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu cải tiến. Công tác giám sát tuy đã có cố gắng nhưng vẫn là khâu yếu, là mối băn khoăn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bởi lẽ, hiệu quả chưa cao do phương thức tổ chức giám sát có lúc còn lúng túng, cơ chế về việc xem xét thực hiện các kiến nghị giám sát chưa được quy định cụ thể.
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các đoàn và các đại biểu Quốc hội đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu đổi mới về tổ chức và hoạt động để thực hiện cho bằng được nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NĂM 1996
Năm 1996, năm mở đầu của kế hoạch 5 năm 1996-2000, thời kỳ phát triển mới cao hơn của đất nước theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trước những thuận lợi lớn và thách thức lớn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải nỗ lực phấn đấu để có được bước chuyển biến về mọi mặt. Ủy ban thường vụ Quốc hội cần tập trung vào các mặt công tác sau đây:
Trước hết là, đẩy mạnh công tác lập pháp, tập trung thể chế đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở những lĩnh vực bức xúc nhất để phục vụ công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và mở rộng quan hệ đối ngoại… Theo hướng này, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tăng cường chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về công tác xây dựng pháp luật từ nay đến hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX mà Quốc hội sẽ xem xét, quyết định tại kỳ họp này. Bên cạnh việc chuẩn bị để sớm ban hành các văn bản pháp luật về kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, trong đó chú ý lĩnh vực ngân sách, cải cách bước hai hệ thống chính sách thuế, sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài…, sẽ tập trung xây dựng các văn bản phục vụ cải cách một bước nền hành chính nhà nước, trong đó quyết tâm chỉ đạo việc xây dựng, hoàn chỉnh để ban hành hai pháp lệnh về Hội đồng nhân dân. Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số luật, pháp lệnh hiện hành có những quy định không còn phù hợp với tình hình mới hoặc chưa được cụ thể hóa, trước hết là trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai. Để góp phần thực hiện được chương trình xây dựng pháp luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ từng bước chỉ đạo việc nghiên cứu, tổng kết công tác lập pháp từ trước đến nay để có những sửa đổi, bổ sung về quy trình xây dựng cho phù hợp. Đồng thời, có kế hoạch tổ chức hợp lý (cả về tiến độ thời gian, đội ngũ cán bộ pháp lý và phương tiện, cơ sở vật chất…) để đáp ứng yêu cầu đã đề ra.
Thứ hai là, tăng cường công tác giám sát và từng bước đổi mới công tác này, kiên quyết thực hiện bằng được việc nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực của công tác giám sát trong năm 1996.
Về nội dung giám sát, tập trung vào lĩnh vực quan trọng như thu, chi, phân bổ và cấp phát ngân sách; cân đối xuất, nhập khẩu, quản lý và sử dụng đất đai, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống buôn lậu, cải cách hành chính và việc thi hành một số văn bản pháp luật đã ban hành, nhất là việc triển khai thi hành pháp luật về đất đai, Bộ luật dân sự… Thường xuyên quan tâm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, có biện pháp thiết thực để góp phần khắc phục tình trạng đơn thư chạy vòng vo trong các cơ quan nhà nước và một số bộ phận, những cá nhân có trách nhiệm về vấn đề này đùn đẩy, né tránh, hoặc làm ngơ trước những đau khổ, oan ức của nhân dân.
Về hình thức giám sát, sẽ kết hợp chặt chẽ việc nghe báo cáo với cử đoàn đi địa phương, cơ sở và đổi mới cả hai nội dung này. Đồng thời, phát huy hơn nữa vai trò tích cực của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội về lĩnh vực này.
Thứ ba là, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại của Quốc hội. Trước thực tế là ngày càng có nhiều Đoàn đại biểu Quốc hội các nước có nguyện vọng sang thăm, trao đổi kinh nghiệm, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo nghiên cứu chu đáo nội dung hoạt động của các đoàn nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Ngoài ra, để tiếp tục bảo đảm cho việc ta tham gia hợp tác quốc tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, trang bị những kiến thức cần thiết cho các đoàn ra về nhiều lĩnh vực có liên quan tới diễn đàn của các tổ chức mà Quốc hội ta tham gia.
Thứ tư là, tiếp tục đổi mới hoạt động của Quốc hội. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, tiếp tục nghiên cứu để đổi mới các mặt hoạt động của Quốc hội. Đồng thời, chuẩn bị tiến hành tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa IX nhằm đánh giá những việc làm được, chưa làm được, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc tổ chức và hoạt động của nhiệm kỳ khóa mới. Tập trung chỉ đạo việc xem xét và thông qua hai Pháp lệnh về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, trên cơ sở đó thực hiện tốt chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với Hội đồng nhân dân các cấp.
Để thực hiện được các nhiệm vụ chính nêu trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục cải tiến lề lối làm việc, đề cao trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể, phân công phân nhiệm rõ ràng đến việc tăng cường mối quan hệ công tác chặt chẽ với Chính phủ, các cơ quan và đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội,
Công cuộc đổi mới đất nước theo con đường Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn đang đặt ra trước mắt Quốc hội chúng ta nhiều việc phải làm, trong khi thời gian còn lại của nhiệm kỳ khóa IX không còn được bao nhiêu. Trách nhiệm to lớn của Quốc hội, đại biểu Quốc hội nói chung và của Ủy ban thường vụ Quốc hội nói riêng trước nhân dân đang đòi hỏi chúng ta phải có những đóng góp lớn hơn nữa, nhiều hơn nữa. Về phần mình, bên cạnh cố gắng, nỗ lực của Ủy ban thường vụ Quốc hội, chúng tôi trân trọng đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan hữu quan cộng tác chặt chẽ, tạo điều kiện để Ủy ban thường vụ Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, xứng đáng với sự tin cậy và lòng mong đợi của Quốc hội và của nhân dân.
Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các vị đại biểu Quốc hội, các đồng chí và các bạn.
PHỤ LỤC SỐ 1
CÁC VĂN BẢN LUẬT, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT
ĐÃ ĐƯỢC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHO Ý KIẾN HOẶC THÔNG QUA TRONG NĂM 1995
A. Các pháp lệnh được thông qua:
1. Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao;
2. Pháp lệnh phòng, chống nhiễm vi rút gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
3. Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài;
4. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính;
5. Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam.
B. Các nghị quyết được thông qua:
1. Nghị quyết về việc thực hiện Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
2. Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung khung thuế suất một số nhóm hàng trong Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu.
C. Các luật, pháp lệnh cho ý kiến:
I- VỀ CÁC DỰ ÁN LUẬT, BỘ LUẬT
1. Bộ luật dân sự;
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Tòa án nhân dân (về Tòa hành chính và Tòa lao động);
3. Luật doanh nghiệp nhà nước;
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
5. Luật khoáng sản;
6. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và sửa đổi Biểu thuế nhập khẩu.
II- VỀ CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH
1. Pháp lệnh phí và lệ phí;
2. Pháp lệnh công chức;
3. Pháp lệnh giải quyết các vụ tranh chấp lao động;
4. Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
5. Pháp lệnh về giám sát, hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiểm tra và hướng dẫn của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân và Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân mỗi cấp. (Cuộc họp của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội cùng Thường trực Ủy ban pháp luật cùng một số cơ quan hữu quan).
PHỤ LỤC SỐ 2
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT
CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
VÀ HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
TRONG 9 THÁNG ĐẦU NĂM 1995
I- NGHE BÁO CÁO CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
THỜI GIAN
|
CƠ QUAN GIÁM SÁT
|
NỘI DUNG
BÁO CÁO
|
ĐẠI DIỆN BỘ, NGÀNH BÁO CÁO
|
NGƯỜI
CHỦ TRÌ
|
|
A. UBTVQH
|
|
|
|
17-2-95
|
UBTVQH
|
- Về việc tăng cường mối quan hệ công tác giữa VPQH với HĐDT và các UB của Quốc hội.
|
Chủ nhiệm VPQH
Vũ Mão
|
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
|
13-3-95
|
nt
|
- Về tình hình thực hiện nhiệm vụ và ngân sách nhà nước năm 1994 và việc triển khai thực hiện nhiệm vụ và ngân sách nhà nước năm 1995.
|
Bộ trưởng
Đỗ Quốc Sam
Bộ trưởng Hồ Tế
|
nt
|
14-3-95
|
nt
|
- Về tình hình trật tự, an toàn xã hội năm 1994 và phương hướng giải pháp năm 1995.
|
Thứ trưởng
Lê Thế Tiệm
|
nt
|
15-3-95
|
nt
|
- Về tình hình thi hành pháp luật đất đai
|
Bộ trưởng
Nguyễn Công Tạn
|
nt
|
16-3-95
|
nt
|
- Về việc Việt Nam gia nhập ASEAN
|
Thứ trưởng
Vũ Khoan
|
nt
|
24-5-95
|
nt
|
- Về việc bổ sung Nghị định 46/CP về chế độ chính sách đối với cán bộ Đảng, chính quyền và kinh phí hoạt động cho các đoàn thể xã, phường, thị trấn.
|
Phó trưởng ban Tổ chức Chính phủ Trần Công Tuynh
|
Phó Chủ tịch Nguyễn Hà Phan
|
25-5-95
|
nt
|
- Về việc giải quyết một số vấn đề tồn tại của Trọng tài kinh tế trước đây.
|
Chánh án TANDTC
Phạm Hưng
|
Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu
|
25-5-95
|
nt
|
- Về việc triển khai thi hành Bộ luật lao động.
|
Bộ trưởng
Trần Đình Hoan
|
Phó Chủ tịch Nguyễn Hà Phan
|
26-5-95
|
nt
|
- Tổng hợp các kiến nghị của các đoàn giám sát của ủy ban thường vụ Quốc hội, HĐDT và các ủy ban của Quốc hội sau kỳ họp thứ 7.
|
Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão
|
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
|
27-5-95
|
nt
|
- Kết quả giám sát tình hình thi hành Luật đất đai tại TP. Hồ Chí Minh.
|
Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu
|
nt
|
29-5-95
|
nt
|
- Về việc sơ kết công tác lựa chọn Thẩm phán TANDTC và TAQSTƯ, lựa chọn bổ nhiệm Thẩm phán của TAND địa phương, TAQSKV, TAKV.
|
Bộ trưởng
Nguyễn Đình Lộc
|
nt
|
26-6-95
|
nt
|
- Về công tác dân nguyện 6 tháng đầu năm 1995 và những giải pháp trong thời gian tới của CP và UBTVQH.
|
ủy viên UBTVQH Phan Minh Tánh
Phó Tổng Thanh tra Nhà nước Nguyễn Văn Báu
|
Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu
|
28-6-95
|
nt
|
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch 6 tháng đầu năm và biện pháp thực hiện kế hoạch 6 tháng cuối năm 1995.
- Ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm.
|
Phó Chủ nhiệm UBKHNN
Trần Xuân Giá
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Hùng
|
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
|
30-6-95
|
nt
|
- Về việc sử dụng quỹ đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Về việc xây dựng các văn bản thi hành pháp luật đất đai.
- Về kết quả giám sát việc thi hành pháp luật đất đai tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Về kết quả cuộc thăm 6 nước Bắc Âu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cuộc thăm của Thủ tướng Hà Lan tại Việt Nam.
|
Bộ trưởng
Ngô Xuân Lộc
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính
Tôn Gia Huyên
Phó Chủ tịch Phùng Văn Tửu
Thứ trưởng Nguyễn Di Niên
|
nt
|
26-7-95
|
nt
|
- Cho ý kiến về chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung khi Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia khu vực mậu dịch tự do AFTA.
|
Bộ trưởng
Lê Văn Triết
|
nt
|
27-7-95
|
nt
|
- Về việc cải cách bước hai hệ thống chính sách thuế phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
|
Bộ trưởng Hồ Tế
|
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
|
28-7-95
|
nt
|
- Về việc sửa đổi, bổ sung Biểu khung thuế xuất khẩu, Biểu khung thuế nhập khẩu.
|
nt
|
nt
|
29-7-95
|
nt
|
- Về chính sách đối với cán bộ quân nhân đi chiến trường B, C, K trong thời kỳ chống Mỹ và cán bộ quân nhân được cử lại miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954.
|
Bộ trưởng
Trần Đình Hoan
|
nt
|
05-9-95
|
nt
|
- Cho ý kiến về tình hình thi hành Luật báo chí, Luật xuất bản.
|
Bộ trưởng
Trần Hoàn
|
nt
|
26-9-95
|
nt
|
- Cho ý kiến về việc Quốc hội ta gia nhập tổ chức Liên minh Nghị viện các nước Đông Nam á (AIPO).
|
Chủ nhiệm UBĐN Hoàng Bích Sơn
|
nt
|
27-9-95
|
nt
|
- Về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 1995, phương hướng nhiệm vụ năm 1996.
|
Bộ trưởng
Đỗ Quốc Sam
Bộ trưởng Hồ Tế
|
nt
|
27-9-95
|
nt
|
- Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chương trình cải cách nền hành chính quốc gia.
|
Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh
|
Chủ tịch
Nông Đức Mạnh
|
|
nt
|
- Về việc điều chỉnh một bước tổ chức bộ máy một số cơ quan của Chính phủ.
|
Bộ trưởng
Phan Ngọc Tường
|
nt
|
29-9-95
|
nt
|
- Nghe báo cáo về những nội dung chủ yếu của hoạt động Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
|
Chánh án
Phạm Hưng
Viện trưởng
Lê Thanh Đạo
|
nt
|
|
B. Các UB của QH
|
|
|
|
13-01-95
|
Ủy ban VHGDTN - TN&NĐ
|
- Về hoạt động của Ủy ban thanh niên năm 1994 và phương hướng hoạt động năm 1995.
|
Bộ trưởng
Hà Quang Dự
|
Đồng chí
Trần Thị Tâm Đan
|
10-3-95
|
ủy ban QPAN
|
- Về tình hình thực hiện Ngân sách nhà nước năm 1994, kế hoạch phân bổ ngân sách quốc phòng năm 1995.
|
Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng
|
Đồng chí
Đặng Quân Thụy
|
11-3-95
|
nt
|
- Về tình hình trật tự, an toàn xã hội.
|
Bộ Nội vụ
|
nt
|
13-3-95
|
ủy ban pháp luật
|
- Về tình hình thi hành pháp luật đất đai
|
Bộ trưởng
Nguyễn Công Tạn
|
Đồng chí
Hà Mạnh Trí
|
18-3-95 19-3-95
|
ủy ban KTNS
|
- Về tình hình KTNS năm 1994 và 2 tháng đầu năm 1995.
|
Bộ trưởng
Đỗ Quốc Sam
Bộ trưởng Hồ Tế
|
Đồng chí
Lý Tài Luận
|
20-21-6
|
nt
|
- Về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế ngân sách nhà nước, quản lý giá, tiền mặt tín dụng, vốn trong 6 tháng đầu năm.
|
Đồng chí
Trần Xuân Giá
Đồng chí
Nguyễn Sinh Hùng
|
nt
|
18-20-9
|
nt
|
- Tình thực hiện nhiệm vụ kinh tế ngân sách năm 1995; phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 1996.
|
Bộ trưởng
Đỗ Quốc Sam
Bộ trưởng Hồ Tế
|
nt
|
10-3-95
|
ủy ban KHCNMT
|
- Về tình hình hoạt động KHCNMT năm 1994, những đổi mới trong công tác quản lý KHCNMT.
|
Bộ KHCNMT
|
Đồng chí
Vũ Đình Cự
|
11-3-95
|
nt
|
- Về việc xử lý kỹ thuật để bảo đảm an toàn đoạn đê Yên Phụ, Nhật Tân.
|
Bộ Thủy lợi
|
nt
|
4-5-95
|
nt
|
- Thực trạng, nguyên nhân của tình hình mất điện tại các địa phương đặc biệt là các đô thị.
|
Bộ Năng lượng
|
nt
|
5-95
|
ủy ban VHGD
|
- Về thực hiện chế độ tiền lương đối với giáo viên các cấp.
|
Bộ trưởng
Trần Hồng Quân
Thứ trưởng
Trần Xuân Nhĩ
|
Đồng chí
Trần Thị Tâm Đan
|
7-95
|
ủy ban VHGD
|
- Về công tác báo chí, xuất bản.
|
Thứ trưởng Nguyễn Khoa Điềm
|
Đồng chí
Trần Thị Tâm Đan
|
8-95
|
nt
|
- Về vấn đề phổ cập giáo dục tiểu học, về phân ban phổ thông trung học.
|
Thứ trưởng
Trần Xuân Nhĩ
|
nt
|
8-5
|
nt
|
- Về GDĐH, THCN, dạy nghề, tuyển sinh và sử dụng sinh viên tốt nghiệp.
|
Thứ trưởng
Vũ Ngọc Hải
|
nt
|
7-95
|
nt
|
Về truyền hình và phát thanh.
|
Tổng giám đốc
Hồ Anh Dũng
|
nt
|
II- CÁC ĐOÀN ĐI THĂM, LÀM VIỆC
VÀ GIÁM SÁT TẠI ĐỊA PHƯƠNG
THỜI GIAN
|
CƠ QUAN GIÁM SÁT
|
NỘI DUNG GIÁM SÁT
|
ĐỊA PHƯƠNG
|
NGƯỜI CHỦ TRÌ
|
5-8/1
|
CTQH
|
- Thăm và làm việc về vấn đề thi hành pháp luật và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
|
Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Tháp
|
Đồng chí
Nông Đức Mạnh
|
3-20/5
|
nt
|
nt
|
Tiền Giang, Thừa Thiên Huế
|
nt
|
3-15/6
|
nt
|
nt
|
Khánh Hòa
|
nt
|
10-15/2
|
PCTQH
|
- Thăm và làm việc tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
|
Cần Thơ, Gia Lai, Đắc Lắc, Tiền Giang, Sóc Trăng
|
Đồng chí
Nguyễn Hà Phan
|
14-15/2
|
nt
|
- Thăm và làm việc tại một số đơn vị bộ đội và an ninh.
|
Hà Nội, Hà Tây
|
Đồng chí
Đặng Quân Thụy
|
4-12/5
|
UBTVQH
|
- Giám sát và nghiên cứu tình hình thi hành pháp luật đất đai.
|
TP. Hồ Chí Minh
|
Đồng chí
Phùng Văn Tửu
|
6-95
|
nt
|
- Về tình hình thi hành pháp luật đất đai và việc sử dụng quỹ đất tạo vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng.
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
nt
|
3-16/5
|
ủy viên UBTVQH
|
- Nghiên cứu tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Quốc hội và tình hình thi hành pháp luật đất đai.
|
TP. Hồ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội
|
Đồng chí Vũ Mão
|
20-22/6
|
nt
|
- Làm việc với Thư ký các Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh trong cả nước.
|
Quảng Nam -
Đà Nẵng
|
nt
|
1/95
|
nt
|
- Về tình hình di dân tự do.
|
Đắc Lắc, Gia Lai
|
Đồng chí
Y Ngông
Niê K’đăm
|
4-8/1
|
HĐDT
|
- Tình hình thực hiện Chương trình 327.
|
Hà Tây, Cao Bằng
|
Đồng chí
Cư Hòa Vần
|
1/95
|
nt
|
- Về tình hình kinh tế - xã hội miền núi và vùng dân tộc.
|
huyện Na Hang, Cao Bằng
|
nt
|
18-26/7
|
nt
|
- Về thực hiện Chương trình 327 việc thực hiện quyết định của Chính phủ về trợ cấp 4 mặt hàng đối với đồng bào dân tộc, việc định canh, định cư và xóa bỏ cây thuốc phiện.
|
Hà Giang
|
nt
|
|
nt
|
nt
|
Đắc Lắc
|
Đồng chí
Y Ngông
Niê K’đăm
|
12-14/1
|
UBPL
|
- Về việc giải quyết 51,8 tấn bột ngọt tại nhà máy bột ngọt Thiên Hương.
|
TP. Hồ Chí Minh
|
Đồng chí
Hà Mạnh Trí
|
12-21/1
|
nt
|
- Tình hình thi hành pháp luật đất đai.
|
Bình Thuận,
Ninh Thuận
|
Đồng chí
Nguyễn Văn Yểu
|
14-16/7
|
nt
|
- Về giải quyết 438 tấn ximăng trái pháp luật.
|
Bình Định
|
nt
|
20-27/9
|
nt
|
- Giám sát hoạt động của các Tòa án, Viện kiểm sát, Công an, Tư pháp tại các địa phương.
|
Hà Nội, Nam Hà
|
Đồng chí
Hà Mạnh Trí
|
20-28/9
|
nt
|
nt
|
TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai
|
Đồng chí
Nguyễn Văn Yểu
|
14-17/1
|
UBKTNS
|
- Tình hình thu chi ngân sách.
|
Hà Nội
|
Đồng chí
Lý Tài Luận
|
8-10/1
|
nt
|
- Về tình hình thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới.
|
Lạng Sơn
|
nt
|
8-25/5
|
nt
|
- Về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế và ngân sách 6 tháng đầu năm 1995.
|
Thanh Hóa,
Tuyên Quang,
Hà Giang,
Bắc Thái,
Cao Bằng
|
nt
|
6-15/7
|
nt
|
- Tình hình thực hiện kế hoạch, kinh tế ngân sách năm 1995, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương, hoạt động xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với nước ngoài.
|
Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai
|
Đồng chí
Trần Văn Nhẫn
|
6-15/7
|
nt
|
nt
|
An Giang, Long An, Trà Vinh
|
Đồng chí
Lý Tài Luận
|
4-7/1
|
ủy ban CVĐXH
|
- Về tình hình thực hiện các chính sách xã hội và triển khai pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
|
Nam Hà, Huế, Quảng Trị
|
Đồng chí
Nguyễn Thị Thân
|
8-20/5
|
nt
|
nt
|
Bà Rịa - Vũng Tàu, Côn Đảo
|
nt
|
15-20/2
|
nt
|
nt
|
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
|
Đồng chí
Bùi Ngọc Thanh
|
15/5
|
ủy ban CVĐXH
|
- Về tình hình thực hiện các chính sách xã hội và triển khai pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng
|
Tây Ninh
|
nt
|
15-19/1
|
nt
|
nt
|
Tiền Giang,
TP. Hồ Chí Minh
|
Đồng chí
Nguyễn Hoài Thu
|
7-10/2
|
nt
|
- Thăm một số huyện biên giới.
|
Lạng Sơn, Sông Bé, Cao Bằng
|
Đồng chí
Nguyễn Thị Thân
|
16/5
|
nt
|
- Về việc khám chữa bệnh theo NĐ 299/CP và công tác bảo hiểm
y tế.
|
Một số bệnh viện ở Hà Nội,
TP. Hồ Chí Minh
|
nt
|
6/95
|
nt
|
- Về việc nuôi trẻ khuyết tật, người cô đơn.
|
Hà Tây
|
Đồng chí
Nguyễn Hoài Thu
|
6/95
|
nt
|
- Về việc thực hiện NĐ 299/CP về thu viện phí ở bệnh viện.
|
Hà Tây, Nam Hà, Ninh Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận
|
nt
|
8-10/7
|
nt
|
- Họp với các tỉnh về chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình.
|
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa Thiên -Huế
|
Đồng chí
Bùi Ngọc Thanh
|
5-7/9
|
nt
|
- Về thực hiện chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình và xóa đói giảm nghèo.
|
Thừa Thiên - Huế
|
nt
|
24-25/4
5-6/5
23-26/7
|
nt
|
- Về việc thực hiện chính sách đối với cán bộ đi B, C, K.
|
Long An,
Tiền Giang,
Sông Bé,
Vĩnh Long,
Trà Vinh
|
Đồng chí
Nguyễn Hoài Thu
|
25-27/7
|
nt
|
- Thăm các thương binh nhân ngày thương binh tại một số tỉnh trong nước.
|
Hà Nội, Nam Hà, Hà Tĩnh,
Vĩnh Long,
Trà Vinh
|
nt
|
25/2-4/3
|
ủy ban VHGD
|
- Làm việc về vấn đề văn hóa giáo dục
|
Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum
|
Đồng chí
Trần Thị Tâm Đan
|
6/95
|
nt
|
- Làm việc về việc thi hành Luật xuất bản, Luật báo chí tại 10 tỉnh, thành phố.
|
Thanh Hóa,
Nghệ An, Huế, Quảng Nam -
Đà Nẵng,
Đồng Tháp,
Minh Hải,
TP. Hồ Chí Minh,
Hải Phòng
|
nt
|
25-28/7
|
nt
|
- Tình hình thực hiện các nhiệm vụ văn hóa giáo dục TN-TN-NĐ tại địa phương.
|
Bến Tre
|
Đồng chí
Lương Ngọc Toản
|
5-12/3
|
ủy ban KHCNMT
|
- Tình hình ứng dụng các tiến bộ KHCN trong sản xuất và đời sống.
|
Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi
|
Đồng chí
Vũ Đình Cự
|
14-17/3
|
nt
|
- Về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt.
- Thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng kinh phí KHCNMT tại địa phương.
|
Lâm Đồng
|
nt
|
17-20/5
|
nt
|
nt
|
Hải Phòng
|
nt
|
1-9/7
|
nt
|
Thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng kinh phí KHCNMT tại địa phương.
|
Long An,
Tiền Giang,
Đồng Tháp,
An Giang
|
Đồng chí
Võ Tòng Xuân
|
24/7-2/8
|
nt
|
nt
|
Sơn La, Lai Châu
|
Đồng chí
Phan Thu
|
4-6/8
|
nt
|
nt
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
Đồng chí
Vũ Đình Cự
|
2-5/7
|
UB
KHCNMT
|
- Vấn đề bảo vệ môi trường tại tỉnh Ninh Thuận.
|
Ninh Thuận
|
Đồng chí
Vũ Đình Cự
|
5/95
|
ủy ban QPAN
|
- Tình hình sản xuất của 11 Xí nghiệp công nghiệp quốc phòng.
|
Một số tỉnh
|
Đồng chí
Đặng Quân Thụy
|
5/95
|
nt
|
- Về việc gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng, an ninh.
|
Trà Vinh, Nam Hà
|
nt
|
5/95
|
nt
|
- Tình hình vùng biển đảo và biên giới.
|
Quảng Ninh
|
nt
|
5/95
|
nt
|
- Về tình hình trật tự, an toàn xã hội.
|
Hà Tây, Lạng Sơn
|
Đồng chí
Trịnh Trân
|
8/95
|
nt
|
- Về hoạt động ATGT đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.
|
Hải Hưng, Hà Bắc
|
nt
|
9/95
|
nt
|
- Về kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh biên giới phía Bắc.
|
Hà Giang,
Tuyên Quang
|
Đồng chí
Đặng Quân Thụy
|
22-26/8
|
nt
|
- Tình hình thực hiện các nhiệm vụ VH-GD-TN-TN-NĐ tại địa phương.
|
Sơn La
|
Đồng chí
Hồ Đức Việt, Đồng chí
Đặng Thị Thanh Hương
|
Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội