VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP VIII (1992-1997) Quyển 3 1995-1996

 

TỜ TRÌNH
CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2010


(Do ông Nguyễn Công Tạn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đọc tại kỳ họp thứ 10,
Quốc hội khóa IX, ngày 24-10-1996)

Kính thưa Quốc hội,

Theo quy định của Luật đất đai năm 1993:

Điều 16 khoản 1: “Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước”.

Điều 18, khoản 1: “Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước”.

Điều 23 khoản 1: “Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua kế hoạch hằng năm của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác”.

Từ năm 1994, Chính phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 để làm khung chung tiến hành các công việc tiếp theo:

- Xây dựng báo cáo tổng hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết tới các cùng và các địa bàn trọng điểm của cả nước thời kỳ 1996 - 2010.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Để giải quyết kịp thời những nhiệm vụ trước mắt và lâu dài về quản lý đất đai đúng pháp luật, Chính phủ xin trình Quốc hội báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010” để Quốc hội quyết định với những nội dung và kiến nghị sau đây:

I- TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Trước khi có Luật đất đai 1987, quy hoạch sử dụng đất mới được đề cập như một luận cứ trong quy hoạch phát triển ngành (chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp), không có quy trình và tiêu chuẩn mà chỉ theo nhận thức tự phát của từng ngành, từng cấp khi làm quy hoạch.

2. Sau khi Luật đất đai 1993 được ban hành, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bắt đầu được tổ chức theo hệ thống quản lý nhà nước (ngành và lãnh thổ) với những quy trình thử nghiệm, nhận thức của các ngành, các cấp tuy có rõ ràng hơn, nhưng vẫn chưa đủ nhanh và mạnh để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển.

3. Chỉ sau khi Luật đất đai 1987 được ban hành và do những đòi hỏi bức xúc của thực tiễn và yêu cầu quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, công tác quy hoạch và kế hoạch hóa việc sử dụng đất mới được các ngành, các cấp bắt đầu coi trọng và tổ chức triển khai trên thực tế. Đến nay, đã có 18 tỉnh triển khai quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh (Tuyên Quang, Hải Hưng, Nghệ An, Bắc Thái, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đắc Lắc, Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Nai, Sông Bé, Sơn La, Hà Tây, Quảng Trị, Hà Bắc, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long) nhiều địa phương đang triển khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, đã có 15 huyện xây dựng xong tài liệu quy hoạch sử dụng đất và 20 huyện đang triển khai (cả nước có 673 huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh) và 3.000 cơ sở triển khai quy hoạch sử dụng đất cấp xã (cả nước có 10.031 xã, phường, thị trấn). Các Bộ, ngành tuy đã có quan tâm chú ý đến việc triển khai quy hoạch sử dụng đất nhưng cho tới nay, chưa có Bộ, ngành nào lập được quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất như Luật đất đai quy định, do còn thiếu các văn bản dưới luật quy định hướng dẫn công tác này trong cả nước. Riêng Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các quân khu rà soát quy hoạch sử dụng đất và đến nay đã thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc phòng trên địa bàn Quân khu I, Quân khu III và Quân khu IX.

Tình hình trên đây đặt ra một nhiệm vụ rất nặng nề về công tác quy hoạch sử dụng đất của các ngành, các cấp trong thời gian tới.

II- QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG BÁO CÁO

Báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010” được soạn thảo dựa trên những căn cứ và phương pháp chủ yếu sau đây:

- Cương lĩnh chính trị của Đảng (Đại hội VII), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 và Luật đất đai năm 1993. Báo cáo Chính trị và Báo cáo phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 1996 - 2000 mà Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua.

- Kết quả công tác về phân vùng kinh tế, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, quy hoạch vùng lãnh thổ, chiến lược và quy hoạch phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, đô thị...

- Đặt Việt Nam trong bối cảnh chung của khu vực và thế giới để dự báo biến động về quỹ đất đai của Việt Nam gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định dân số và môi trường sống cho 15 năm sau, có mặt đến 30 năm sau. Đó là phương pháp tiếp cận đi từ tầm vĩ mô đến vi mô (hay đi từ trên xuống).

Trên cơ sở triển khai thí điểm lập quy hoạch sử dụng đất đai của một số vùng trọng điểm cấp tỉnh, huyện, xã và kết hợp với điều tra bổ sung theo các tuyến, tiến hành xử lý từ cơ sở để tổng hợp thành các tài liệu tổng quan (từ dưới lên).

Dựa vào hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và số liệu thống kê đất đai hằng năm để đánh giá biến động đất đai trong 15 năm qua (1980 - 1995) và dự báo khả năng phát triển sử dụng đất đai cho 10 - 15 năm sau.

Báo cáo này là kết quả tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của các vùng: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung bộ, vùng duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ và quy hoạch phát triển của các vùng tam giác động lực; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 của 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tuy đã thu thập và tập hợp được nhiều tài liệu, đã tranh thủ được nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhưng do phải tiếp cận một vấn đề quá lớn và phức tạp nên báo cáo “Quy hoạch” này còn những hạn chế sau đây:

- Hệ thống thông tin cơ bản về đất đai còn thiếu nhiều, những tài liệu có được trước đây lại phân tán, tản mạn, lưu trữ không đầy đủ và chưa được cập nhật, bổ sung kịp thời (Chính phủ đã cho tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 1995).

- Chiến lược phát triển của từng ngành, từng vùng và từng địa phương chưa đồng bộ và chưa được xác định cụ thể; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch của các ngành tuy đã được duyệt nhưng cũng chưa đề xuất được quy hoạch sử dụng đất tương ứng, việc tính toán nhu cầu sử dụng đất còn đơn độc và thiếu toàn diện.

Do đó, những tính toán và đề xuất trong báo cáo này mới chỉ là khung chung, làm cơ sở cho việc cụ thể hóa chi tiết và thống nhất ở từng ngành và từng vùng, từng địa phương.

III- NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA BÁO CÁO

1. Hiện trạng sử dụng đất năm 1994 tóm tắt như sau:

- Tổng diện tích tự nhiên :                               33.104.218 ha

- Tổng diện tích đang sử dụng :                      19.121.990 ha

  Trong đó:

+ Đất nông nghiệp:                                         7.367.207 ha

+ Đất lâm nghiệp:                                           9.915.092 ha

+ Đất chuyên dùng:                                        1.122.184 ha

+ Đất khu dân cư nông thôn:                          654.205 ha

+ Đất đô thị:                                                  63.302 ha

Tổng diện tích đất chưa sử dụng:                    13.982.228 ha

Trong đó: Đất đồi núi:                                    10.050.581 ha

Từ 1990 đến nay, tuy quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã gây sức ép lớn đối với đất đai nhưng do khai hoang, đẩy mạnh trồng rừng nên diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đã chấm dứt được xu hướng suy giảm và bắt đầu phục hồi. Tuy vậy, so với năm 1985, diện tích đất nông nghiệp vẫn còn thấp hơn 152.000 ha trong đó đất trồng lúa nước là 66.500 ha. Việc sử dụng đất chuyên dùng cũng đã được quản lý tốt hơn nên tuy vẫn đáp ứng được mọi nhu cầu nhưng diện tích đất chuyên dùng hằng năm tăng ít hơn thời kỳ trước.

- Đất nông nghiệp tăng                                        374.000 ha, trong đó:

+ Đất trồng cây hằng năm tăng:                           124.800 ha

Riêng đất lúa lần đầu tiên tăng được :                  121.200 ha

+ Đất trồng cây lâu năm tăng :                             302.500 hoặc

+ Mặt nước đang dùng vào nông nghiệp tăng:  68.000 ha.

Còn đất cỏ đang dùng vào chăn nuôi giảm:          121.300 ha

- Đất lâm nghiệp tăng                                          519.000 ha, trong đó:

+ Đất tự nhiên tăng:                                            187.000 ha

+ Rừng trồng tăng:                                              332.000 ha

Theo số liệu thống kê thì diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng so với năm 1990 đều tăng nhưng thực chất chỉ tăng do khoanh nuôi, trồng mới (chưa thành rừng), còn rừng tự nhiên đủ tiêu chuẩn 25m3 gỗ/ha vẫn đang bị giảm 281.000 ha (Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long).

- Đất chuyên dùng, tăng 37.500 ha/năm (thời kỳ 1985 - 1990 tăng 41.000 ha/năm).

2. Định hướng chung về sử dụng đất:

a) Đánh giá khả năng mở rộng đất nông - lâm nghiệp (phụ lục 24):

Đến năm 1994, còn 13.982.200 ha đất chưa sử dụng, trong đó:

+ Lúa nước:                                         358.700 ha

+ Cây ngắn ngày:                                 710.700 ha

+ Cây dài ngày:                                    1.479.500 ha

+ Đồng cỏ:                                           333.800 ha

+ Mặt nước nuôi trồng thủy sản:           143.000 ha

Đất để phát triển lâm nghiệp còn:          9 - 10 triệu ha, phân bổ cho:

+ Rừng phòng hộ:                                3.200.000 ha

+ Rừng đặc dụng:  1.300.000 ha

+ Rừng sản xuất:   4.681.600 ha

(Còn 972.700 ha có khả năng nông - lâm kết hợp).

- Trong đất chưa sử dụng có 1.692.000 ha là sông suối, núi đá trọc về lâu dài cũng sẽ không thể sử dụng vào mục đích kinh tế.

b) Quan điểm sử dụng đất lâu dài:

Để sử dụng đất đai khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, cần xuất phát từ những quan điểm chung về quy hoạch sử dụng đất sau đây:

- Đất đai là tài nguyên hạn chế, sử dụng đất đai có ý nghĩa quyết định sự thành bại về kinh tế và ổn định chính trị, phát triển xã hội cả trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi việc sử dụng đất đai phải càng tốt hơn.

- Để sử dụng tốt hơn đất đai phải làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất là một biện pháp quản lý đất đai quan trọng hàng đầu.

- Quy hoạch sử dụng đất để phát triển kinh tế phải chú ý ưu tiên bố trí đủ đất nông nghiệp, nhất là bảo đảm đất trồng lúa.

- Quy hoạch sử dụng đất phải góp phần tích cực và chủ động giải quyết những vấn đề xã hội và cải thiện môi trường.

- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng sẽ làm tăng giá trị đất đai và tạo giá trị mới về sử dụng đất đai.

- Quy hoạch sử dụng đất cho thời gian 30 năm sắp tới là dựa trên những dự báo sau đây:

+ Hơn một nửa lãnh thổ (18 triệu ha) được che phủ bằng cây rừng với một môi trường trong lành và hệ sinh thái bền vững;

+ Trên 10 triệu ha đất nông nghiệp (có 4,2 - 4,3 triệu ha đất trồng lúa nước và 3 triệu ha đất trồng cây công nghiệp lâu năm) đáp ứng được yêu cầu an toàn lương thực, nhu cầu thực phẩm của toàn xã hội và đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến;

+ Gần 3 triệu ha được sử dụng vào mục đích chuyên dùng, thỏa mãn các nhu cầu về công nghiệp, dịch vụ, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng;

+ Hơn 3% lãnh thổ (1,1 triệu ha) dùng để xây dựng khu dân cư, về cơ bản đã được đô thị hóa (0,7 - 0,8 triệu ha), đảm bảo một mức sống có chất lượng cao cho toàn dân;

+ Cả nước chỉ còn lại 1,7 triệu ha, chủ yếu là sông suối và núi đá trọc tồn tại dưới dạng hoàn toàn tự nhiên với nhiệm vụ đảm bảo cảnh quan môi trường.

c) Cơ sở của những quan điểm nêu lên trên đây là (Phụ lục 24):

Đất nông nghiệp có thể phát triển đến 10.000.000 ha, trong đó:

- Đất trồng cây hàng năm là 6.500.000 ha, (có 4.200.000 - 4.300.000 ha đất trồng lúa);

- Đất trồng cây lâu năm là 2.800.000 - 3.000.000 ha;

- Đất cỏ và mặt nước nuôi trồng thủy sản là 700.000 ha.

Với diện tích này có thể sản xuất ra 42 - 50 triệu tấn thóc nếu tính cả mầu sẽ có 48 - 55 triệu tấn lương thực, trong khi đến sau những năm 20 của thế kỷ tới, dân số được ổn định ở mức 126 - 130 triệu người thì nhu cầu lương thực (300 kg/người/năm) chỉ ở mức 40 triệu tấn. Để bảo đảm an toàn lương thực quốc gia, vấn đề còn lại là ổn định được dân số và duy trì diện tích đất nông nghiệp đi đôi với thâm canh, tăng hệ số sử dụng đất trồng cây lương thực.

- Đất lâm nghiệp phải đạt đến mức ổn định là 18.600.000 ha, có độ che phủ trên 50% và phân bố cho các loại rừng như sau:

+ Rừng phòng hộ 6.000.000 ha,

+ Rừng đặc dụng 3.000.000 ha,

+ Rừng sản xuất  9.600.000 ha

(còn 972 ngàn ha có khả năng nông lâm kết hợp).

Khi tán rừng đã ổn định, có thể lập kế hoạch khai thác 500.000 - 1.000.000 ha để trồng cây công nghiệp dài ngày.

- Đất đô thị và khu dân cư nông thôn sẽ tăng lên đến 1.100.000 ha, chiếm 3% lãnh thổ, trong đó khoảng 800.000 ha được đô thị hóa để chứa khoảng 90% dân số thành thị và có lối sống kiểu thành thị và 300.000 ha đất khu dân cư nông thôn trở thành nơi cư trú ổn định của khoảng 10% dân số của cả nước. Tỷ lệ này bảo đảm cho đất khu dân cư được sử dụng với hiệu quả cao nhất trên cơ sở “đô thị hóa” ngay tại các khu dân cư hiện có.

- Đất chuyên dùng:

+ Phải dành đất cho giao thông để cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tuyến đường có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành một cấu trúc hạ tầng hấp dẫn đầu tư, lao động và hình thành các khu dân cư đô thị.

+ Việc bố trí các khu công nghiệp và khu dân cư phải phù hợp với điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng và phải bảo đảm việc xây dựng cơ sở hạ tầng đi trước một bước.

+ Đất thủy lợi sẽ vẫn tiếp tục tăng đáng kể để tưới tiêu trong nông nghiệp và hướng vào các vùng Tây Nguyên, khu Bốn cũ, duyên hải miền Trung. Tỷ lệ đất thủy lợi so với đất canh tác hiện nay là 6,73%, muốn thủy lợi hóa về cơ bản tỷ lệ này phải đạt khoảng 12% nhưng nếu có đầu tư ứng dụng khoa học - kỹ thuật có thể giảm xuống còn 8 - 10%, nếu kiên cố hóa kênh mương (bê tông, ống...) có thể giảm tỷ lệ này xuống nữa.

+ Đất xây dựng sẽ còn tăng đáng kể để công nghiệp hóa đất nước. Hiện nay, bình quân một lao động công nghiệp sử dụng 60 - 70m2 đất xây dựng do phần lớn nhà xưởng sản xuất công nghiệp chỉ làm một tầng. Cần tính tới việc tận dụng không gian của các khu công nghiệp để tiết kiệm đất.

3. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996 - 2000:

Đến năm 2010, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã đi được hơn nửa chặng đường để bắt đầu vào thời kỳ hoàn thiện nhằm đạt GDP bình quân đầu người tăng 5 lần so với hiện nay, cơ cấu công nghiệp chiếm trên 40%, nông nghiệp 15% và thương mại dịch vụ khoảng 45%. Dân số khoảng 100 triệu người.

Trong giai đoạn 1996 - 2000, nhiệm vụ tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là: Khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực phát triển để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn thời kỳ 1991 - 1995, kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội và quốc phòng, an ninh, bảo đảm phát triển vững chắc về kinh tế - xã hội và chuẩn bị tích cực các tiền đề cho giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2000.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2000 và 2010 được xác định theo 6 loại đất như quy định của Luật đất đai năm 1993.

Đơn vị: 1.000 ha; %

 

Loại đất

1994

2000

2010

Diện tích

%

Diện tích

%

Diện tích

%

Tổng diện tích tự nhiên

33.104,2

100,0

33.104,2

100,0

33.104,2

100,0

1- Đất nông nghiệp

7.367,2

22,3

8.072,6

24,4

8.821,5

26,6

2- Đất lâm nghiệp

9.915,1

30,0

11.045,9

33,4

16.245,8

49,1

3- Đất chuyên dùng

1.122,2

3,4

1.319,5

4,0

1.583,2

4,8

4- Đất khu dân cư nông thôn

654,2

1,9

715,1

2,2

792,5

2,4

5- Đất đô thị

63,3

0,2

107,4-114,0

0,3

200,7 -242,2

0,6

6- Đất chưa sử dụng

13.982,2

42,2

11.843,7

35,7

5.460,5

16,5

 

So với năm 1994, đất đang sử dụng vào các mục đích nông, lâm nghiệp, chuyên dùng khu dân cư năm 2000, sẽ tăng thêm 2.138.500 ha và năm 2010 là 8.521.700 ha, như vậy, đất đang sử dụng sẽ chiếm 64% (năm 2000) và 83% (năm 2010) diện tích tự nhiên cả nước.

Đất nông nghiệp:

Năm 2010, sẽ là 8.821.500 ha trong đó có 4.200.000 - 4.300.000 ha trồng lúa, đảm bảo sản xuất 38 - 40 triệu tấn lương thực (bình quân đầu người 400 kg lương thực quy thóc). Từ nay đến 2010, cần khai hoang 1.700.000 ha trong đó bù diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng là 320.000 ha.

Từ nay đến năm 2000, sẽ khai hoang để đất nông nghiệp tăng thêm trên 500.000 ha.

Đất nông nghiệp đến năm 2000, dự kiến là 7.810.000 - 8.072.000 ha trong đó đất trồng cây hàng năm 5.630.000 - 5.809.000 ha với hệ số sử dụng đất đạt 1,9 - 2,0 để có diện tích gieo trồng đạt 11 - 12 triệu ha, để năm 2000, có sản lượng lương thực quy thóc 30 - 32 triệu tấn, xuất khẩu nông phẩm đạt 2.200 triệu USD.

Có 149.700 ha đất nông nghiệp chuyển sang các mục đích đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị, bình quân mỗi năm chuyển mục đích là 25.000 ha. Như vậy để đến năm 2000, có được 8.072.600 ha đất nông nghiệp thì bình quân mỗi năm phải khai hoang đưa vào sản xuất 140.000 ha.

Đất lâm nghiệp:

Nhiệm vụ trước mắt của hoạt động lâm nghiệp là chuyển từ khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng. Do đó, diện tích rừng đến năm 2000 sẽ chiếm 33,4% diện tích tự nhiên cả nước vượt trên độ che phủ tối thiểu bằng cây rừng (33,2%) và năm 2010 sẽ lên đến 49% (nếu tính cả cây nông nghiệp lâu năm có thể đạt mức 60%).

Đất chuyên dùng:

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đất chuyên dùng gia tăng đáng kể đặc biệt là các loại đất xây dựng, đất đường giao thông, đất thủy lợi và tăng mạnh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm.

So với năm 1994, năm 2000, đất chuyên dùng tăng thêm 197.300 ha trong đó có lấn vào 80.100 ha đất nông nghiệp. Năm 2010, sẽ tăng thêm 461.000 ha đất chuyên dùng và lấn vào 180.000 ha đất nông nghiệp. Trong phần tăng thêm của đất chuyên dùng có 21.000 ha đất xây dựng khu công nghiệp chỉ chiếm 4,6% tổng số đất chuyên dùng và 20% phần tăng thêm của đất xây dựng.

Đất khu dân cư nông thôn và đất đô thị:

Đất khu dân cư nông thôn năm 2000 là 715.100 ha tăng thêm 60.900 ha trong đó lấy vào đất nông nghiệp là 39.400 ha. Năm 2010: 792.500 ha tăng thêm 138.300 ha trong đó lấy vào đất nông nghiệp 97.500 ha.

Đất đô thị năm 2000: 107.400 - 114.000 ha tăng thêm 44.100 ha trong đó lấy vào đất nông nghiệp 30.200 ha. Năm 2010: 200.700 - 243.200 ha tăng thêm 137.400 ha trong đó có 90.400 ha đất nông nghiệp.

Tỷ lệ đất đô thị so với đất khu dân cư nông thôn sẽ thay đổi từ 1/10 (năm 1994) lên 1/4 (năm 2010).

Đất chưa sử dụng:

Đến năm 2000, sẽ đưa vào sử dụng 2.138.500 ha và đến năm 2010 là 8.522.600 ha vào các mục đích sau:

- Nông nghiệp: 1.700.300 ha

- Lâm nghiệp : 6.546.600 ha

- Chuyên dùng: 232.800 ha

- Khu dân cư nông thôn: 35.900 ha

- Đất đô thị: 7.000 ha.

IV- NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH

Sau khi Luật đất đai 1993 được Quốc hội thông qua, Nhà nước đã ban hành 30 văn bản thi hành Luật và dự kiến còn phải ban hành tiếp 14 văn bản nữa để giải quyết những vấn đề bức bách.

Thời gian qua, mặc dù chưa xây dựng được quy hoạch sử dụng đất đai trong cả nước để trình Quốc hội quyết định nhưng xuất phát từ đặc điểm nước ta “đất chật người đông”, trong điều hành quản lý đất đai, Chính phủ đã chú ý tới việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, có hiệu quả và quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường và an toàn lương thực quốc gia.

Để giữ được quỹ đất lúa nước ở mức 4,2 - 4,3 triệu ha, Chính phủ đã có nhiều biện pháp khuyến khích khai hoang mở rộng đất trồng lúa ở Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, Tây Nguyên..., đồng thời, hạn chế việc lấy đất trồng lúa sử dụng vào mục đích khác (Chỉ thị 247/TTg ngày 28-4-1995). Trong chiến lược phát triển đô thị không hình thành các siêu đô thị vì tốn đất trồng lúa nước mà hình thành các đô thị vệ tinh. Ở vùng đồng bằng phải có quy hoạch giao thông vận tải gắn với thủy lợi để tiết kiệm đất trồng lúa. Đối với xây dựng các công trình giao thông mới và hiện đại phải làm tuyến qua các vùng ít đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa.

Đầu tư thích đáng cho việc triển khai nhiều chương trình, dự án để trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng (Chương trình 327), đồng thời, khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế gỗ, và nhập khẩu gỗ để có thể định kỳ đóng cửa rừng tại một số địa bàn nóng bỏng.

Để quản lý ngày càng tốt hơn quỹ đất đai, việc tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cả 4 cấp: toàn quốc, tỉnh, huyện, xã là một biện pháp rất có hiệu quả. Thực hiện sử dụng đất theo quy hoạch và pháp luật cần có các chính sách và biện pháp tích cực phù hợp với quan điểm sử dụng đất đã nêu trong báo cáo quy hoạch này và phải được nhân dân tiếp thu vận dụng trong đời sống xã hội. Dưới đây xin kiến nghị việc tiếp tục nghiên cứu một số chính sách và biện pháp lớn:

1. Những chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:

- Chính sách ưu tiên phát triển đất nông nghiệp.

- Chính sách bảo vệ người nông dân có đất sản xuất ổn định lâu dài.

- Chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa nước.

- Chính sách khuyến khích người trồng lúa.

- Chính sách đền bù thỏa đáng để có thể khai hoang, thâm canh, tăng vụ để bù sản lượng do mất đất trồng lúa.

- Chính sách đánh giá thuế thích đáng khi chuyển đất trồng lúa sang mục đích sử dụng khác.

2. Những chính sách và biện pháp nhằm tiết kiệm sử dụng đất:

- Ban hành định mức sử dụng các loại đất.

- Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị...

- Chính sách phát triển các điểm dân cư nông thôn theo hướng đô thị hóa tại chỗ.

- Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương để tiết kiệm đất.

3. Những chính sách và biện pháp sử dụng hợp lý các loại đất mang tính đặc thù:

- Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu bắt buộc về an ninh, quốc phòng và những chính sách khác về đất quốc phòng sử dụng vào mục đích làm kinh tế, đất ở của gia đình quân nhân.

- Chính sách khuyến khích tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa...

VI- KIẾN NGHỊ

Quốc hội xem xét báo cáo “Quy hoạch sử dụng đất cả nước đến năm 2010” để làm khung chung triển khai các quy hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết hơn theo những nội dung quan điểm và chỉ tiêu chủ yếu dưới đây:

1. Phê duyệt quan điểm sử dụng đất dài hạn của nước ta:

Trong vòng 30 năm tới, quỹ đất đai quốc gia được phân bổ theo 6 loại đất như sau:

 

Đơn vị: triệu ha

%

Tổng diện tích tự nhiên

33,1

100

a) Đất nông nghiệp

9,3 - 10,0

28,1 - 30,2

Trong đó:

- Đất trồng lúa nước

 

4,2 - 4,3

 

- Đất nông nghiệp tăng thêm do khai hoang

3,0

 

- Đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

0,7 - 0,9

 

Trong đó đất trồng lúa

0,3 - 0,4

 

b) Đất lâm nghiệp

17,6 - 18,6

53,2 - 56,2

Trong đó:

- Rừng phòng hộ

- Rừng đặc dụng

- Rừng sản xuất

(Có 972,7 ngàn ha nông, lâm kết hợp)

Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng và cây nông nghiệp lâu năm 63%

 

6,0

3,0

9,6

 

c) Đất chuyên dùng

2,7 - 3,0

8,1 - 9,1

d) Đất khu dân cư nông thôn

0,3

0,9

e) Đất đô thị

0,7 - 0,8

2,1 - 2,4

g) Đất chưa sử dụng

1,7

5,1

2. Quyết định phương án quy hoạch sử dụng đất của cả nước đến năm 2010:

 

Đơn vị: triệu ha

%

Tổng diện tích tự nhiên

33,1

100

a) Đất nông nghiệp

8,8 - 9,0

26,6

Trong đó:

- Đất trồng lúa nước

 

4,2 - 4,3

 

- Đất nông nghiệp tăng thêm do khai hoang

1,5 - 1,7

 

- Đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

0,3

 

Trong đó đất trồng lúa

0,2

 

b) Đất lâm nghiệp

16,2

49,1

Trong đó:

- Rừng phòng hộ

- Rừng đặc dụng

- Rừng sản xuất

Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng và cây nông nghiệp lâu năm 54,9%

 

6,9

1,4

7,9

 

c) Đất chuyên dùng

1,6

4,8

d) Đất khu dân cư nông thôn

0,8

2,4

e) Đất đô thị

0,2

0,6

g) Đất chưa sử dụng

5,5

16,5

Trong đó đất sông, suối, núi đá trọc

1,7

 

3. Quyết định những chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sử dụng đất 5 năm 1996 - 2000:

Đơn vị tính: 1000 ha, %

 

Hiện trạng

Năm 2000

 

Diện tích

%

Diện tích

%

Tổng diện tích tự nhiên

33,104,2

100

33,104,2

100

a) Đất nông nghiệp

7.367,2

22,3

8.072,6

24,4

Trong đó:

- Đất trồng lúa nước

 

4.230,1

 

 

4.230,0

 

- Đất nông nghiệp tăng thêm do khai hoang

 

 

500,0

 

- Đất nông nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích khác

 

 

149,7

 

Trong đó đất trồng lúa

 

 

82,3

 

b) Đất lâm nghiệp có rừng đủ tiêu chuẩn

9.302,2

28,1

11.045,9-

11.800,0

33,4-

35,6

Trong đó:

- Rừng phòng hộ

- Rừng đặc dụng

- Rừng sản xuất

Trồng mới và khoanh nuôi tái sinh

Trong đó:

- Trồng mới

- Khoanh nuôi

Tỷ lệ che phủ bằng cây rừng và cây nông nghiệp lâu năm: 40%

Trong đó:

- Riêng cây rừng: 33%

- Các cây lâu năm khác: 7%

 

3.478,7

898,3

4.925,2

 

 

4.129,0

953,5

5.963,4

2.500,0

 

 

1.000,0

1.500,0

 

c) Đất chuyên dùng

1.122,2

3,4

1.319,5

4,0

d) Đất khu dân cư nông thôn

604,2

1,9

715,1

2,2

e) Đất đô thị

63,3

0,2

107,4- 114,0

0,3

g) Đất chưa sử dụng

13.982,2

42,2

11.843,7

35,8

Trong đó đất sông, suối, núi đá trọc không sử dụng được vào mục đích kinh tế

1.700,0

 

1.700,0

 

 

Căn cứ vào Quyết định của Quốc hội, Chính phủ sẽ tiếp tục cho triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cụ thể và chi tiết của các vùng, các Bộ, ngành và địa phương để giao đất cho các dự án được kịp thời và đúng pháp luật.

 

 

 

Lưu tại Phòng Lưu trữ
Văn phòng Quốc hội