VĂN KIỆN QUỐC HỘI TOÀN TẬP TẬP VIII (1992-1997) Quyển 3 1995-1996


NGHỊ QUYẾT
CỦA KỲ HỌP THỨ 10, QUỐC HỘI KHOÁ IX,
NGÀY 12-11-1996
VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Để tăng nhanh khả năng và tiềm lực tài chính của đất nước, lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia; bồi dưỡng nguồn thu, khai thác các nguồn thu để tăng thu, triệt để chống thất thu, bố trí chi có trọng điểm, tiết kiệm, có dự phòng thích đáng, có quỹ dự trữ tài chính;

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ về dự toán ngân sách nhà nước năm 1997; thuyết trình của Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội; ý kiến của các đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

 I- Dự toán ngân sách nhà nước năm 1997 như sau:

- Tổng số thu: 67.120 tỷ đồng (sáu mươi bảy nghìn, một trăm hai mươi tỷ đồng).

- Tổng số chi: 78.820 tỷ đồng (bảy mươi tám nghìn, tám trăm hai mươi tỷ đồng).

- Mức bội chi ngân sách nhà nước: 11.700 tỷ đồng (mười một nghìn, bẩy trăm tỷ đồng).

(Các phụ lục số 1, 2 và 3 kèm theo)

Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 1997 cho từng Bộ, ngành và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng Bộ, ngành; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thông báo đến các Đoàn đại biểu Quốc hội trước ngày 31 tháng 12 năm 1996.

II- Quốc hội thông qua các biện pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 1997 của Chính phủ và nhấn mạnh các vấn đề sau:

1. Từng bước thực hiện lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia, khắc phục tình trạng bị động, căng thẳng của ngân sách nhà nước; mức bội chi ngân sách nhà nước năm 1997 không quá 3,5% so với tổng sản phẩm trong nước (GDP).

2. Triển khai đồng bộ ngay từ đầu năm những biện pháp quản lý thu, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật; tích cực chống thất thu, nhất là đối với kinh tế ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp, các ngành hàng có nguồn thu lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xuất, nhập khẩu và nhà, đất. Phấn đấu tăng thu so với dự toán ngân sách nhà nước được Quốc hội thông qua để có thêm nguồn chi cho đầu tư phát triển và tăng Quỹ dự trữ tài chính.

Mọi khoản thu, chi ngân sách nhà nước đều phải thể hiện đầy đủ trong ngân sách nhà nước và quản lý chặt chẽ qua Kho bạc Nhà nước. Toàn bộ các khoản vay nước ngoài của Chính phủ và các khoản viện trợ đều được đưa vào cân đối thu chi ngân sách nhà nước để quản lý, sử dụng có hiệu quả và theo dõi trả nợ.

3. Phân bổ chi ngân sách nhà nước tập trung có trọng điểm, tránh dàn trải phân tán gây lãng phí, kém hiệu quả. Trong phân bổ ngân sách cần ưu tiên đến vùng còn nhiều khó khăn, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng núi, hải đảo, khu căn cứ cách mạng.

Chi ngân sách phải hết sức tiết kiệm. Chỉ bố trí các khoản chi trong phạm vi nguồn thu chắc chắn và trong dự toán đã được duyệt; nếu thu không đạt dự toán thì phải giảm chi tương ứng; không giải quyết chi ngoài dự toán. Chỉ sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành chế độ mới làm giảm thu, tăng chi trong năm khi có nguồn thu bù đắp bảo đảm. Thực hiện kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước.

4. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả việc tiết kiệm chi trong sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản, tiêu dùng thường xuyên và các chương trình quốc gia; thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, chống buôn lậu. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân, đặc biệt đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của ngành tài chính, các ngành nội chính trong quá trình quản lý thu thuế, phí và lệ phí, sử dụng ngân sách nhà nước. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chi sai mục đích, sai chế độ hoặc làm thất thoát tài sản Nhà nước. Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan phải chịu trách nhiệm về những vi phạm này.

5. Chính phủ sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước để quản lý chặt chẽ thu, chi, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Tiếp tục có cơ chế khuyến khích các địa phương tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển và xây dựng kết cấu hạ tầng.

6. Từng bước thực hiện việc kiểm toán ngân sách nhà nước, chú trọng vào những ngành, lĩnh vực trọng điểm và báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội khi có yêu cầu.

III- Giao Chính phủ chỉ đạo các ngành, các địa phương thực hiện ngay từ đầu năm dự toán ngân sách nhà nước đã được phân bổ; tăng cường và thường xuyên kiểm tra, thanh tra tài chính, tiếp tục cải tiến bộ máy và các thủ tục hành chính của ngành tài chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài chính quốc gia.

Trong quá trình điều hành ngân sách nhà nước, nếu có những vấn đề lớn phát sinh, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

IV- Giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 1997; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước trên các lĩnh vực và phạm vi thuộc trách nhiệm của mình.

 

 


 

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996.

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

NÔNG ĐỨC MẠNH

 

 


Phụ lục số 1

CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Đơn vị: tỷ đồng

 

NỘI DUNG THU

TỔNG SỐ

 

A- TỔNG SỐ THU CÂN ĐỐI NSNN

67.120

I-

Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước

48.120

1

2

3

4

Thu từ thuế và phí

Thu giao quyền sử dụng đất

Thu tiền thuê đất

Thu bán nhà ở

46.300

1.000

300

520

II-

Thuế xuất, nhập khẩu

17.500

III-

Thu viện trợ không hoàn lại

1.500

 

B- TổNG Số CHI CÂN ĐốI NSNN

78.820

I-

Chi đầu tư phát triển

17.730

 

Trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản

15.950

II-

Chi trả nợ và viện trợ

12.180

III-

Chi thường xuyên

44.130

IV-

Chi bù trượt giá tiền lương

2.500

V-

Quỹ dự trữ tài chính luân chuyển

380

VI-

Dự phòng

1.900

 

C- BộI CHI NGÂN SáCH NHà NƯớC

11.700

 

Nguồn bù đắp bội chi

11.700

1

Vay trong nước

6.230

2

Vay nước ngoài

5.470

Phụ lục số 2

DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Đơn vị: tỷ đồng

 

NỘI DUNG THU

TỔNG SỐ

 

A- TỔNG SỐ THU CÂN ĐỐI NSNN

67.120

I-

1

1.1

1.2

 

 

1.3

1.4
1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

1.10

1.11

1.12

2

3

4

Thu từ sản xuất kinh doanh trong nước

Thu từ thuế và phí

Thuế thu từ kinh tế quốc doanh

Thu từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Trong đó: - Thu từ liên doanh dầu khí

- Thu từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN khác

Thuế CTN và dịch vụ ngoài quốc doanh

Lệ phí trước bạ

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

Thuế nhà, đất

Thuế thu nhập

Thu xổ số kiến thiết

Thu phí giao thông

Các loại phí, lệ phí

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

Thu khác ngân sách

Thu giao quyền sử dụng đất

Thu tiền cho thuê đất

Thu bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước

48.120

46.300

17.600

11.470

7.370

4.100

6.900

1.430

1.850

300

870

1.250

1.630

1.700

400

900

1.000

300

520

II-

Thuế xuất, nhập khẩu

17.500

III-

Thu viện trợ không hoàn lại

- Viện trợ cho đầu tư xây dựng cơ bản

- Viện trợ cho chi thường xuyên

1.500

400

1.100

 

B- CáC KHOảN THU Để LạI CHO ĐƠN Vị CHI, QUảN Lý QUA NSNN

4.480

 

C- VAY NƯớC NGOàI Về CHO VAY LạI

6.500

 

TỔNG CỘNG:

78.100

 


 

Phụ lục số 3

DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 1997

Đơn vị: tỷ đồng

NỘI DUNG CHI

DỰ TOÁN NĂM 1997

A- TỔNG SỐ CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trong đó: chi cho hoạt động của Quốc hội

78.820

97

I- Chi đầu tư phát triển

1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

a) Đầu tư xây dựng cơ bản tập trung

Trong đó:

- Cho vay ưu đãi

- Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia

- Đầu tư bằng thu quảng cáo truyền hình

- Đầu tư cho dự án lòng hồ sông Đà

b) Đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn CQSD đất và cho thuê đất; nguồn xổ số kiến thiết; nguồn thu bán nhà ở; nguồn thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa; nguồn thu thuế tài nguyên rừng.

c) Đầu tư cho dầu khí bằng nguồn lợi nhuận phía Việt Nam được hưởng

2. Hỗ trợ vốn cho DNNN (cấp vốn lưu động...)

3. Chi dự trữ Nhà nước

4. Chi sắp xếp lao động và bổ sung quỹ QGGQVL

5. Chi chương trình 327

6. Chi chương trình 773

7. Chi chương trình phát triển kinh tế biển

8. Chi chương trình công nghiệp thông tin quốc gia

17.730

15.950

11.530

 

500

200

160

38

3.800

 

 

 

620

 

400

160

100

350

150

520

100

II- Chi trả nợ và viện trợ

1. Trả nợ trong nước

2. Trả nợ nước ngoài

3. Chi viện trợ nước ngoài

12.180

6.300

5.800

80

III- Chi thường xuyên

1. Chi quốc phòng

  Trong đó: - Chi quốc phòng địa phương

                   - Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập

2. Chi Nội vụ:

   Trong đó: - Chi an ninh địa phương

                    - Nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập 

3. Chi đặc biệt

4. Chi giáo dục - đào tạo

   Trong đó: - Chi bằng nguồn viện trợ

                    - Chi bằng nguồn vay nước ngoài

44.160

7.350

250

100

2.755

140

80

100

8.100

200

44

5. Chi y tế

   Trong đó: - Chi bằng nguồn viện trợ

                    - Chi bằng nguồn vay nước ngoài

2.780

400

110

6. Chi dân số và kế hoạch hóa gia đình

   Trong đó: - Chi bằng nguồn viện trợ

            - Chi bằng nguồn vay nước ngoài

315

15

38

7. Chi Khoa học, công nghệ và môi trường

   Trong đó: Chi bằng nguồn viện trợ            

610

15

8. Chi văn hóa - thông tin

   Trong đó: Chi bằng nguồn viện trợ            

600

15

9. Chi phát thanh, truyền hình

   Trong đó: Chi bằng nguồn viện trợ            

600

20

10. Chi thể dục thể thao  

250

11. Chi chăm sóc và bảo vệ trẻ em

40

12.Chi lương hưu

8.200

13. Chi sự nghiệp kinh tế 

   Trong đó: - Chi bằng nguồn viện trợ 

                    - Chi bằng nguồn vay nước ngoài         

5.030

185

22

14. Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

   Trong đó: Chi bằng nguồn viện trợ            

4.890

85

15. Chi trợ giá mặt hàng chính sách

16. Chi cho ngân sách xã

310

1.770

17. Chi khác

   Trong đó: Chi bằng nguồn viện trợ            

460

165

IV- Chi bù trượt giá tiền lương

2.500

V- Quỹ dự trữ tài chính luân chuyển

380

VI- Dự phòng

1.870

B- CÁC KHOẢN THUẾ ĐỂ LẠI CHO ĐƠN VỊ CHI, QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

4.480

C- VAY NƯỚC NGOÀI VỀ CHO VAY LẠI

6.500

TỔNG CỘNG:

89.800

 

 

 

Lưu tại Trung tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội