LỜI CHÀO MỪNG
KỲ HỌP ĐẦU TIÊN CỦA QUỐC HỘI CHUNG CẢ NƯỚC
CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU NHÂN DÂN THỦ ĐÔ HÀ NỘI
(Do ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội đọc, ngày 25-6-1976)
BIÊN BẢN CUỘC HỌP NGÀY 25-6-1981 CỦA ỦY BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA VII
Ngày 25-6-1981, hồi 10 giờ, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu Quốc hội khóa VII đã họp để tiến hành việc thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội trúng cử trong cuộc bầu cử ngày 26-4-1981.
Có mặt các đồng chí:
1. Nguyễn Đức Tâm, Chủ nhiệm Ủy ban,
2. Mai Văn Bẩy,
3. Nguyễn Thị Định,
4. Nguyễn Thị Hằng,
5. Đặng Vũ Hiệp,
6. Phạm Hưng,
7. Lương Ích Lập,
8. Hồ Ngọc Nhường,
9. Giàng A Páo,
10. Nguyễn Hà Phan,
11. Nguyễn Như Phong,
12. Võ Trung Thành,
13. Trần Nam Trung,
14. Trần Vĩ.
Vắng mặt: không
Tham dự: đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử Quốc hội khóa VII.
Đồng chí Nguyễn Nhĩ, Vụ trưởng và đồng chí Dương Khuê Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Dân chính Văn phòng Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã thông qua chương trình làm việc gồm những vấn đề sau đây:
1. Xác định nhiệm vụ của Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu theo luật định.
2. Bầu thư ký của Ủy ban.
3. Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử giới thiệu hồ sơ tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII.
4. Ủy ban tiến hành thẩm tra.
5. Bàn về nội dung và phân công dự thảo tờ trình và Nghị quyết trình Quốc hội.
6. Định thời gian họp phiên thứ 2.
Vấn đề thứ nhất:
Căn cứ vào Điều 88 của Hiến pháp, Điều 2 của Luật tổ chức Quốc hội, vào Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã xác định nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đã nhất trí cách làm việc của Ủy ban như sau:
Ủy ban sẽ căn cứ vào báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII, biên bản tổng kết bầu cử của Hội đồng bầu cử Trung ương đối chiếu với 93 biên bản của các đơn vị bầu cử ở 40 tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương; báo cáo của Hội đồng bầu cử về việc giải quyết các đơn khiếu tố đối với một số người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII và các tài liệu khác có liên quan đến việc bầu cử để thẩm tra tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa VII.
Vấn đề thứ hai:
Theo sự giới thiệu của đồng chí Chủ nhiệm Nguyễn Đức Tâm, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã nhất trí bầu đồng chí Hồ Ngọc Nhường làm Thư ký Ủy ban.
Vấn đề thứ ba:
Đồng chí Nguyễn Việt Dũng, Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử Quốc hội khóa VII đã giới thiệu hồ sơ và tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII gồm các văn kiện sau đây:
a) Văn kiện kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa VI:
1. Nghị quyết ngày 18-12-1980 của Quốc hội quy định một số điểm về việc thi hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Văn kiện của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
2. Nghị quyết số 1257 NQ/TVQHK6 ngày 19-02-1981 về tổng số đại biểu Quốc hội khóa VII, về số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số đại biểu của mỗi đơn vị bầu cử.
3. Nghị quyết số 1258 NQ/TVQHK6 ngày 19-02-1981 về việc thành lập Hội đồng bầu cử.
4. Lịch công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII.
c) Văn kiện của Hội đồng bầu cử:
5. Biên bản các phiên họp của Hội đồng bầu cử.
6. Bản quy định quan hệ công tác giữa Hội đồng bầu cử với các ban bầu cử, tổ bầu cử số 03/HĐBC ngày 6-3-1981.
7. Kế hoạch theo dõi kiểm tra việc chuẩn bị và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII.
8. Báo cáo về đơn khiếu nại đối với những người được giới thiệu ứng cử và trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII.
9. Thông cáo về kết quả bầu cử Quốc hội khóa VII của Hội đồng bầu cử.
10. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII.
d) Tài liệu của các ban bầu cử:
11. 93 biên bản chính chức về kết quả bầu cử ở các đơn vị bầu cử.
Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Việt Dũng đã báo cáo với Ủy ban về kết quả giải quyết các đơn khiếu tố đối với một số người đã trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII. Nội dung như sau:
- Hội đồng bầu cử Quốc hội khóa VII đã nhận được đơn khiếu tố đối với 32 người trúng cử, về các mặt:
+ Về phẩm chất đạo đức: 39 đơn.
+ Về năng lực công tác: 6 đơn.
+ Về lý lịch bản thân hoặc gia đình: 13 đơn.
- Không có đơn nào khiếu tố về những hành động vi phạm Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
- Tất cả các đơn đã nhận được (gồm có 29 đơn có ký tên, 33 đơn không ký tên hoặc được xác định là tên giả), Hội đồng bầu cử đã gửi tới các cơ quan có trách nhiệm ở địa phương và Trung ương xem xét và báo cáo kết quả với Hội đồng bầu cử hoặc cử cán bộ đến tận nơi trao đổi, thẩm tra.
- Căn cứ vào báo cáo của các cơ quan có thẩm quyền, Hội đồng bầu cử đã xác nhận nhiều sự việc nêu lên trong các đơn khiếu tố là không đúng sự thật, hoặc có sự việc đúng nhưng đã được giải quyết. Kết luận của các cơ quan có trách nhiệm và các địa phương là những người được giới thiệu ứng cử và đã trúng cử, mà có đơn khiếu tố, đều xứng đáng là đại biểu Quốc hội.
Vấn đề thứ tư:
Ủy ban tiến hành thẩm tra: các đồng chí trong Ủy ban phát biểu ý kiến nêu lên tính chất hoàn toàn hợp pháp của cuộc bầu cử. Các đồng chí trong Ủy ban đề nghị: trong hồ sơ tài liệu và biên bản tổng kết bầu cử của Hội đồng bầu cử nên thêm phần ghi chú trường hợp trúng cử của bà Dương Thị Bình ở đơn vị bầu cử số 2 của tỉnh An Giang: so với ông Võ Bá Lâm (đạt 250.503 phiếu/344.830 phiếu hợp lệ), bà Dương Thị Bình ít phiếu hơn (237.328 phiếu/344.830 phiếu hợp lệ), nhưng bà Bình được công nhận trúng cử do đến ngày 26-4-1981, ông Lâm chưa đủ 21 tuổi như luật định.
Vấn đề thứ năm:
Ủy ban đã phân công đồng chí Chủ nhiệm và đồng chí Thư ký chuẩn bị dự thảo báo báo của Ủy ban trình Quốc hội và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa VII.
Ủy ban tạm nghỉ họp chung để các đồng chí thành viên nghiên cứu tài liệu.
Ủy ban quyết định họp lại vào hồi 13 giờ 30 ngày 25-6-1981.
Vào lúc 13 giờ 30 ngày 25-6-1981, toàn Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã họp lại với sự có mặt của 14 đồng chí (không ai vắng).
Ủy ban đã thảo luận sôi nổi và nhất trí nhận định như sau:
1. Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII đã được tiến hành đúng Luật bầu cử đại biểu Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền làm chủ tập thể của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc phổ thông bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã được tôn trọng.
2. Các danh sách cử tri đã được lập đúng thể thức do luật định.
3. Tất cả những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII đều là những người có đủ các điều kiện quy định ở Điều 2 của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội.
4. Ở tất cả các đơn vị bầu cử, số cử tri đi bầu đều đạt quá nửa số cử tri ghi trong danh sách, số người trúng cử đều được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn cả. Không có đơn vị bầu cử nào phải tổ chức bầu lại hoặc bầu thêm.
5. Hội đồng bầu cử, các ban bầu cử và các tổ bầu cử đã làm đúng quyền hạn và nhiệm vụ do luật định.
Căn cứ vào các nhận định trên đây, Ủy ban thẩm tra tư cách đại biểu đã nhất trí kết luận: Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa VII ngày 26-4-1981 đã được tiến hành đúng luật bầu cử: 496 người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa VII trong cuộc bầu cử ngày 26-4-1981 đều đủ tư cách là đại biểu Quốc hội.
Ủy ban đã nghe đồng chí Chủ nhiệm trình bày:
- Dự thảo báo cáo kết quả thẩm tra của Ủy ban trước Quốc hội.
- Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xác nhận tư cách đại biểu của các đại biểu Quốc hội khóa VII.
Sau khi thảo luận, Ủy ban đã thông qua 2 dự thảo nói trên (có văn bản kèm theo) và cử đồng chí Chủ nhiệm Nguyễn Đức Tâm trình trước Quốc hội 2 văn kiện này.
Cuộc họp bế mạc hồi 14 giờ 30 cùng ngày.
THƯ KÝ
HỒ NGỌC NHƯỜNG
|
CHỦ NHIỆM
ỦY BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU
NGUYỄN ĐỨC TÂM
|
Lưu tại Phòng Lưu trữ,
Văn phòng Quốc hội