Điều 1
Trước khi triệu
tập các kỳ họp Quốc hội, căn cứ vào việc chuẩn bị của Tổng Thư ký Hội đồng
Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước phối hợp với Chủ tịch Quốc hội dự kiến
chương trình làm việc của kỳ họp; xem xét việc chuẩn bị các Dự án luật khác
trình Quốc hội; quyết định những vấn đề khác liên quan đến kỳ họp Quốc hội.
Điều 2
Hội đồng Nhà
nước quyết định và thông báo việc triệu tập kỳ hợp thường lệ của Quốc hội
chậm nhất là hai mươi ngày và các kỳ họp bất thường chậm nhật là năm ngày,
trước khi Quốc hội họp.
Đại biểu Quốc
hội được thông báo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, đồng thời với
quyết định triệu tập kỳ họp.
Điều 3
Chương trình làm việc của kỳ họp Quốc hội do Quốc hội thông qua trong phiên
họp trù bị hoặc phiên họp đầu tiên, theo đề nghị của Chủ tịch Quốc hội; nếu
là kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới thì theo đề nghị của Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước khóa trước.
Các đoàn đại
biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xét ghi
thêm những vấn đề mới vào chương trình kỳ họp.
Quốc hội có thể
sửa đổi, bổ sung, thay đổi trật tự các vấn đề trong chương trình làm việc,
khi xét thấy cần thiết.
Điều 4
Các dự án kế
hoạch nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước, dự án luật, các báo cáo và dự án
khác phải được gửi đến Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Quốc hội chậm
nhất là hai mươi ngày trước khi Quốc hội họp.
Văn phòng Quốc
hội và Hội đồng Nhà nước bảo đảm gửi các tài liệu cần thiết đến đại biểu
Quốc hội trước khi Quốc hội họp. Nếu vấn đề cần có sự thẩm tra của Ủy ban
thường trực nào của Quốc hội thì những tài liệu có liên quan phải được gửi
cho Ủy ban đó nghiên cứu trước.
Nếu là kỳ họp
bất thường của Quốc hội thì các báo cáo, dự án cũng phải được gửi đến Chủ
tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội trước khi
Quốc hội họp.
Điều 5
Chủ tịch Quốc
hội khai mạc và bế mạc các kỳ họp của Quốc hội; chủ tọa các phiên họp của
Quốc hội; bảo đảm thực hiện chương trình làm việc và nội quy kỳ họp.
Nếu là kỳ họp
thứ nhất của Quốc hội khóa mới thì Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa trước
khai mạc và chủ tọa các phiên họp cho đến khi bầu xong Chủ tịch Quốc hội
khóa mới.
Các Phó Chủ tịch Quốc hội giúp Chủ tịch Quốc hội và có thể được ủy nhiệm đảm
nhận từng phần công việc của Chủ tịch Quốc hội.
Điều 6
Trong phiên họp
đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Ủy ban thẩm
tra tư cách đại biểu Quốc hội, gồm Chủ nhiệm và các thành viên khác, bằng
cách giơ tay, theo danh sách do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước khóa trước giới
thiệu.
Ủy ban thẩm tra
tư cách đại biểu, căn cứ vào giấy chứng nhận trúng cử của các đại biểu Quốc
hội, các biên bản bầu cử và các tài liệu khác có liên quan đến cuộc bầu cử,
tiến hành thẩm tra tư cách đại biểu của đại biểu Quốc hội và báo cáo kết quả
để Quốc hội quyết định.
Điều 7
Tại kỳ họp thứ
nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu:
1. Bằng cách bỏ
phiếu kín:
- Chủ tịch và
các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và các Ủy viên Hội đồng Nhà nước;
- Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng; các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng Bộ
trưởng;
- Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao;
- Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Bằng cách giơ
tay:
- Phó Chủ tịch
và các ủy viên Hội đồng quốc phòng;
- Chủ tịch, các
Phó Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên Hội đồng dân tộc;
- Chủ nhiệm và
các thành viên khác của các Ủy ban thường trực của Quốc hội.
Quốc hội cử ra
Ban kiểm phiếu gồm trưởng ban và các thành viên khác, theo danh sách do Chủ
tịch Hội đồng Nhà nước khóa trước giới thiệu.
Trưởng ban kiểm
phiếu, thay mặt Ban kiểm phiếu, báo cáo trước Quốc hội kết quả cuộc bỏ
phiếu.
Tại các kỳ họp
khác của Quốc hội, khi cần bầu một hoặc nhiều chức vị nêu ở điểm 1 và điểm
2, thì việc bỏ phiếu và kiểm phiếu tiến hành như trên, nếu Quốc hội không
quyết định khác.
Điều 8
Khi xảy ra
trường hợp bãi miễn một trong các chức vị nêu ở Điều 7 thì Quốc hội biểu
quyết bằng cách bỏ phiếu kín.
Điều 9
Tại kỳ họp thứ
nhất của mỗi khóa Quốc hội, Quốc hội bầu Đoàn thư ký các kỳ họp của khóa
Quốc hội đó bằng cách giơ tay, theo danh sách do Chủ tịch Quốc hội giới
thiệu.
Đoàn thư ký có
nhiệm vụ:
1. Làm biên bản
kỳ họp, biên bản các phiên họp Quốc hội, làm thông cáo về phiên họp Quốc
hội;
2. Tổng hợp ý
kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội trong các phiên họp ở hội trường và
trong các buổi họp tổ, họp đoàn;
3. Sắp xếp thứ
tự phát biểu ý kiến và tham luận ở hội trường trình Chủ tịch Quốc hội quyết
định;
4. Điều khiển
công tác văn thư trong kỳ họp;
5. Quản lý các
tài liệu của kỳ họp;
6. Làm các công
tác khác do Chủ tịch Quốc hội giao cho.
Hội đồng Nhà
nước khóa trước chỉ định thư ký lâm thời của các phiên họp đầu của Quốc hội
khóa mới cho đến khi bầu xong Đoàn thư ký các kỳ họp của Quốc hội khóa mới.
Điều 10
Chủ tịch Quốc
hội, với sự thỏa thuận của các Trưởng đoàn, thành lập các tổ gồm đại biểu
của một hoặc của nhiều Đoàn để thuận tiện cho việc thảo luận các vấn đề của
kỳ họp.
Điều 11
Đại biểu Quốc
hội có nhiệm vụ tham gia các kỳ họp, các phiên họp toàn thể ở hội trường và
các buổi thảo luận ở đoàn, ở tổ. Đại biểu đến họp phải ký tên vào tờ báo
danh.
Trong trường hợp không tham gia kỳ họp hoặc phiên họp nào của Quốc hội, đại
biểu phải có lý do và báo cáo trước với Chủ tịch Quốc hội. Trong trường hợp
không tham gia các buổi thảo luận ở đoàn, ở tổ thì phải có lý do và báo
trước cho Trưởng đoàn, Trưởng tổ.
Điều 12
Các đại biểu
Quốc hội thảo luận các vấn đề của kỳ họp ở đoàn, ở tổ hoặc phát biểu, tham
luận ở hội trường.
Tại phiên họp
toàn thể ở hội trường, đại biểu Quốc hội muốn phát biểu ý kiến phải giơ bản
số. Chủ tọa phiên họp mời từng đại biểu phát biểu. Đại biểu nào muốn đọc
tham luận phải gửi bản tham luận trước để Chủ tịch Quốc hội sắp xếp vào
chương trình các phiên họp.
Thời gian phát
biểu ý kiến hoặc tham luận dài nhất là mười lăm phút, muốn phát biểu ý kiến
hoặc tham luận dài hơn phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên họp.
Chủ tọa phiên
họp có thể lưu ý đại biểu, nếu đại biểu phát biểu quá thời gian quy định
hoặc ngoài vấn đề đang thảo luận.
Điều 13
Những thành viên
của Hội đồng Bộ trưởng không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự các
phiên họp toàn thể công khai và kín của Quốc hội.
Khi thành viên
của Hội đồng Bộ trưởng, là đại biểu Quốc hội hay không phải là đại biểu Quốc
hội, yêu cầu thì đều được phát biểu ý kiến và thời gian phát biểu do chủ tọa
phiên họp định.
Điều 14
Các Dự án luật,
dự án kế hoạch nhà nước và dự toán ngân sách nhà nước được đưa ra Quốc hội
thảo luận và biểu quyết theo trình tự sau đây:
- Cơ quan hoặc
người trình dự án trình bày trước Quốc hội;
- Quốc hội nghe
thuyết trình viên của Hội đồng hoặc của Ủy ban thường trực, được giao thẩm
tra dự án, báo cáo ý kiến của Hội đồng hoặc của Ủy ban về dự án đó; nếu là
kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới thì thuyết trình viên do Chủ tịch Hội
đồng Nhà nước khóa trước chỉ định;
- Các tổ thảo
luận;
- Quốc hội thảo
luận và biểu quyết.
Trong trường hợp
cần thiết, trước khi biểu quyết, Quốc hội nghe cơ quan hoặc người trình dự
án hoặc thuyết trình viên của Hội đồng, ủy ban thường trực hữu quan trình
bày thêm về những vấn đề được nêu lên.
Các dự án nghị
quyết, tuyên bố, kêu gọi do cơ quan hoặc người đề xướng vấn đề đó trình Quốc
hội. Chủ tịch Quốc hội có thể giao cho Hội đồng hoặc ủy ban thường trực của
Quốc hội hoặc chỉ định một tiểu ban hoặc một đại biểu Quốc hội nghiên cứu và
thuyết trình trước Quốc hội về dự án đó để Quốc hội quyết định.
Chủ tịch Quốc hội có thể đề nghị Quốc hội thay đổi trình tự thuyết trình và
thảo luận các dự án nói ở trên, khi xét thấy cần thiết.
Điều 15
Chủ tịch Quốc
hội hoặc đại biểu Quốc hội có thể đề nghị kết thúc một cuộc thảo luận. Quốc
hội giải quyết đề nghị này bằng cách biểu quyết giơ tay.
Khi một vấn đề
đã được nêu ra để biểu quyết thì cuộc thảo luận về vấn đề đó được coi là kết
thúc.
Điều 16
Chủ tịch Quốc
hội nêu các vấn đề cần biểu quyết và cách biểu quyết để Quốc hội quyết định.
Các Dự án luật có thể được Quốc hội thông qua bằng cách biểu quyết từng
điều, từng chương; biểu quyết những điều có sửa đổi, bổ sung, sau đó biểu
quyết toàn bộ; hoặc biểu quyết toàn bộ một lần.
Các dự án khác
có thể được Quốc hội thông qua bằng cách biểu quyết từng vấn đề; biểu quyết
những vấn đề được đưa ra thảo luận, sau đó biểu quyết toàn bộ; hoặc biểu
quyết toàn bộ một lần.
Điều 17
Các đại biểu
Quốc hội có thể: biểu quyết tán thành, biểu quyết không tán thành hoặc bỏ
quyền biểu quyết về một vấn đề.
Điều 18
Các nghị quyết
của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán
thành, trừ trường hợp sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất là hai phần ba
tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
Điều 19
Khi Quốc hội họp
công khai tại hội trường thì các nhà báo, đại diện các cơ quan thông tấn và
công chúng có thể đến dự theo giấy mời của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng
Nhà nước.
Điều 20
Việc công bố nội
dung các phiên họp kín do Chủ tịch Hội đồng Nhà nước cùng với Chủ tịch Quốc
hội quyết định.
Điều 21
Đoàn thư ký lập
biên bản tóm tắt của kỳ họp và biên bản chi tiết các phiên họp.
Biên bản tóm tắt
ghi quá trình diễn biến của kỳ họp. Biên bản chi tiết ghi đầy đủ những ý
kiến phát biểu trong phiên họp, những kết quả biểu quyết của Quốc hội.
Bản chính các
văn bản đọc trước Quốc hội được đính theo biên bản chi tiết.
Biên bản tóm tắt
và biên bản chi tiết của kỳ họp và các phiên họp do Chủ tịch Quốc hội và
Trưởng đoàn thư ký ký tên.
Điều 22
Những tài liệu
có đóng dấu “thu hồi” sử dụng trong kỳ họp được thu lại.
Đại biểu Quốc hội không được tiết lộ nội dung của các phiên họp kín
và của các tài liệu mật.
Điều 23
Những văn kiện sau đây được đăng vào công báo:
1. Biên bản tóm tắt về kỳ họp;
2. Luật và nghị quyết của Quốc hội;
3. Lời tuyên bố, kêu gọi, thư, điện văn của Quốc hội.
Việc đăng các văn kiện khác của Quốc hội vào công báo do Chủ tịch
Quốc hội quyết định.
Điều 24
Những văn kiện, tài liệu của mỗi kỳ họp Quốc hội được đăng trong
cuốn kỷ yếu của kỳ họp do Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước ấn hành.
Nội quy này đã được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29
tháng 12 năm 1981.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
NGUYỄN HỮU THỌ