Thưa các đồng chí đại biểu
Quốc hội,
Chúng tôi xin báo cáo với Quốc
hội về công tác của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường
trực của Quốc hội, từ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đến nay.
I- VỀ CÔNG TÁC LẬP PHÁP
Trong phiên họp ngày 26 và 27-8-1982, Hội
đồng Nhà nước đã thông qua kế hoạch xây dựng pháp luật 6 tháng cuối năm
1982, đã giao cho Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ ban pháp luật của Quốc hội chịu
trách nhiệm thực hiện kế hoạch này.
Trong các phiên họp ngày 30 tháng 6 và ngày
09 tháng 7 năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã xem xét và thông qua Pháp lệnh
trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả và kinh doanh trái phép. Trong
phiên họp ngày 26 và 27 tháng 8 năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã nghe Bộ
trưởng Bộ Nội thương thay mặt Hội đồng Bộ trưởng báo cáo về tình hình triển
khai việc thi hành Pháp lệnh này. Hội đồng Nhà nước đã đặc biệt lưu ý Hội
đồng Bộ trưởng về sự cần thiết phải ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn,
có những biện pháp thiết thực, tổ chức thực hiện liên tục và đều khắp, chỉ
đạo sát sao và kiểm tra việc thi hành Pháp lệnh này, góp phần ổn định đời
sống của cán bộ và nhân dân, chống những hiện tượng tiêu cực về kinh tế và
xã hội.
Theo đề nghị của Hội đồng Bộ trưởng, nhân
dịp Quốc khánh lần thứ 37 của nước ta, Hội đồng Nhà nước đã ra Nghị quyết về
việc tha phạm nhân có án tù đã cải tạo tốt, giảm hạn tù cho phạm nhân đã
thành thật sửa chữa và giao cho Hội đồng Bộ trưởng tiếp tục xét tha người
được tập trung cải tạo đã thực sự tiến bộ trong thời gian cải tạo.
Trong phiên họp ngày 29 và 30 tháng 11 năm
1982, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc
gia.
II- VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN HIỆP
ƯỚC VÀ HIỆP ĐỊNH
Theo đề nghị của Hội
đồng Bộ trưởng, tại phiên họp ngày 29 và 30 tháng 11 năm 1982, Hội đồng Nhà
nước đã phê chuẩn "Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Cuba"; tại phiên họp ngày 14 tháng 12
năm 1982, đã phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa nước ta và nước Cộng hoà Pháp.
III- VỀ TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
CỦA NHÀ NƯỚC
1. Việc bầu cử bổ sung
đại biểu Quốc hội khoá VII
Từ đầu nhiệm kỳ của Quốc hội khoá VII (tháng
6-1981) đến tháng 7 năm 1982, có 6 đại biểu Quốc hội đã từ trần: đại biểu
Hoàng Minh Thi (Thanh Hoá); đại biểu Hoàng Chim (Sơn La); đại biểu Võ Văn
Đinh (Nghĩa Bình); đại biểu Tôn Thất Tùng (Hải Phòng); đại biểu Vũ Văn Cẩn
(An Giang); đại biểu Võ Trung Thành (Gia Lai - Kon Tum).
Trong phiên họp thường lệ tháng 6 năm 1982,
Hội đồng Nhà nước đã xét và quyết định việc tiến hành bầu cử bổ sung đại
biểu Quốc hội tại các đơn vị bầu cử thuộc các tỉnh, thành phố nói trên để
thay thế các đại biểu đã từ trần.
Việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội đã
hoàn thành trong tháng 11-1982; Hội đồng Nhà nước sẽ báo cáo trình Quốc hội
trong kỳ họp này.
2. Tổ chức và nhân sự
của Hội đồng Bộ trưởng
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tại phiên họp ngày 30 tháng 10
năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã cử đồng chí Đỗ Quốc Sam giữ chức vụ Chủ nhiệm
Uỷ ban Xây dựng cơ bản Nhà nước; tại phiên họp ngày 29 và 30 tháng 11 năm
1982, đã quyết định thành lập Uỷ ban Hợp tác kinh tế, văn hóa với Lào và
Campuchia, cử đồng chí Đặng Thí giữ chức vụ Chủ nhiệm Uỷ ban này.
3. Nhân sự của Tòa án
nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước,
tại phiên họp ngày 30 tháng 10 năm 1982, Hội đồng Nhà nước đã cử 5 Thẩm phán
của Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, tại phiên họp ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Nhà nước
đã cử hai Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết nghị phê
chuẩn Quyết định số 200/V9-VK5 ngày 18 tháng 9 năm 1982 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao về việc chỉ định 7 kiểm sát viên làm uỷ viên Uỷ
ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, tại phiên họp ngày 29 và 30 tháng 11 năm 1982, Hội đồng
Nhà nước đã cử 14 kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tại
phiên họp ngày 14 tháng 12 năm 1982, đã cử ba kiểm sát viên.
IV- CÔNG TÁC DÂN NGUYỆN
Từ sau kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đến nay, đã
có 3.442 đơn, thư gửi tới Quốc hội và Hội đồng Nhà nước; có 519 lượt người
tới khiếu tố và đề đạt nguyện vọng trực tiếp tại Văn phòng Quốc hội và Hội
đồng Nhà nước.
Qua các đơn khiếu tố, có tình hình đáng chú
ý như sau:
- Việc xâm phạm về thân thể, tài sản, quyền
lợi, danh dự của công dân vẫn tiếp tục xảy ra nhiều. Các hiện tượng tham ô,
lãng phí, bè phái, quan liêu, mệnh lệnh, bao che cán bộ xấu và hành vi phạm
pháp chưa giảm;
- Việc bắt giam, giữ người, khám xét, tịch
thu, phạt trái phép, tình hình truy chụp, ức hiếp quần chúng cũng chưa giảm;
- Một số vụ án quan trọng không được xử kịp
thời, chưa nghiêm minh, thiếu khách quan, chưa đúng người, đúng tội. Có tình
trạng chưa tôn trọng quyền lợi hợp pháp của đương sự trong tố tụng. Còn có
nhiều đơn kêu ca về việc thi hành các bản án, vừa có tình trạng không
nghiêm, vừa có tình trạng thô bạo.
Những vụ, việc quan trọng liên quan tới cán
bộ có chức, có quyền, liên quan tới một tập thể cán bộ lãnh đạo hoặc nằm
trong diện tồn tại của các chính sách lớn (chính sách cải tạo tề ngụy, cải
tạo tư sản, chính sách đối với người Việt gốc Hoa, đối với người trốn đi
nước ngoài bị bắt trở lại, v.v.) vẫn để kéo dài không giải quyết được.
- Số đơn tố cáo mang danh nghĩa tập thể, đơn
tố cáo về những vụ, việc sai trái liên quan đến nhiều cán bộ, công nhân viên
chức nhà nước nhiều hơn so với 6 tháng đầu năm 1982.
- Việc quản lý và sử dụng vũ khí gây chết
người, gây thương tích rất cần được lưu ý trong lực lượng dân quân ở thôn
xóm, tự vệ ở xí nghiệp và công an ở cơ sở, v.v..
Thư dân nguyện trong các tháng qua vẫn phản
ánh nhiều về tình hình một số cán bộ hư hỏng, sa sút phẩm chất, tình hình
tiêu cực, vi phạm chính sách và pháp luật còn phổ biến trong xã hội. Có một
số vấn đề đáng quan tâm như sau:
- Trong việc xét tặng thưởng Huân chương đối
với một số cơ sở sản xuất, có trường hợp xét duyệt không kỹ; có đơn vị tổ
chức việc nhận Huân chương bày ra hình thức, ăn uống lãng phí, có xã chi
30.000đ, có xí nghiệp chi 100.000đ.
- Một số luật, pháp lệnh đã ban hành như
Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ, Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu,
làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Pháp lệnh quy định việc xét, giải quyết
khiếu tố của công dân, nói chung chưa được các cấp, các ngành nghiêm chỉnh
thi hành.
- Chính sách đối với chiến sĩ ở biên giới,
hải đảo, chiến sĩ làm nghĩa vụ quốc tế,
đối với cán bộ về hưu, đối với thương binh, liệt sĩ, v.v. cần được
nghiên cứu bổ sung và thi hành tốt hơn.
Trong thời gian vừa qua,
Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã cùng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Tòa án nhân dân tối cao, Uỷ ban Thanh tra của Chính phủ trực tiếp đi
xem xét một số trường hợp khiếu tố khẩn cấp (truy bức người dẫn tới tự sát,
giải quyết công việc tuỳ tiện trái pháp luật, v.v. và thấy những điều tố cáo
của các đương sự là có sự thật.
Mặc dầu đã có Pháp lệnh quy định việc xét,
giải quyết khiếu tố của công dân, nhưng việc nhận đơn, chuyển đơn, tiếp dân
ở các cấp, các ngành còn có những thiếu sót phổ biến như:
- Nhiều trường hợp để kéo dài, tuy có trả
lời cách giải quyết nhưng chưa nghiêm túc, cấp trên giải quyết, cấp dưới
không chịu chấp hành.
- Việc bồi thường cho người bị oan và việc
thi hành kỷ luật đối với cán bộ, nhân viên làm sai chưa được nghiêm chỉnh
thi hành.
- Chuyển đơn khiếu tố của đương sự tới cơ
quan hoặc cá nhân đang bị khiếu tố, gây thiệt hại cho người khiếu tố.
V- VỀ CÔNG TÁC KHEN THƯỞNG
Theo đề nghị của Hội
đồng Bộ trưởng, Hội đồng Nhà nước đã quyết định tặng danh hiệu Anh hùng và
tặng thưởng Huân chương như sau:
Tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
cho 11 đơn vị và 5 cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Công an nhân dân đã lập
thành tích đặc biệt xuất sắc trên mặt trận giữ gìn an ninh, trật tự.
Tặng Huân chương Sao Vàng cho
bốn đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, Cộng hoà
Cuba, Cộng hoà Dân chủ Đức, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc đã có những
cống hiến xuất sắc vào việc củng cố và phát triển tình hữu nghị anh em, tình
đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa nước ta và nước bạn:
- Đồng chí Iumgiaghin Xêđenban, Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Mông Cổ, Chủ tịch Đoàn Chủ
tịch Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ;
- Đồng chí Phiđen
Caxtơrô Rudơ, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba (Chủ
tịch Trường Chinh đã trực tiếp trao tặng nhân dịp Đoàn đại biểu Đảng và Nhà
nước ta thăm hữu nghị chính thức Cuba);
- Đồng chí Erich Hônêchcơ, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng xã hội chủ nghĩa thống nhất Đức, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Đức.
- Đồng chí Guttavơ Huxăc, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Tiệp Khắc.
Tặng Huân chương Hồ Chí
Minh cho:
1. Năm đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã có những cống hiến quý báu vào sự nghiệp
củng cố và phát triển tình hữu nghị đặc biệt, tình đoàn kết chiến đấu và sự
hợp tác toàn diện giữa nước ta và nước bạn (Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
Chu Huy Mân đã trực tiếp trao tặng nhân dịp Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước
ta sang Lào dự Quốc khánh của nước bạn, tháng 11 năm 1982):
- Đồng chí Nuhắc Phumxavẳn, Uỷ viên Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Đồng chí Phumi Vôngvichit, Uỷ viên Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thể thao và Lễ nghi;
- Đồng chí Khămtày Xiphănđon, Uỷ viên Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội Giải phóng
nhân dân Lào;
- Đồng chí Phun Xipasơt, Uỷ viên Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phủ Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
- Đồng chí Xixổmphon Lòvănxay, Uỷ viên Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch
Hội đồng nhân dân tối cao.
2. Lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã
lập được nhiều chiến công rực rỡ góp phần vào sự nghiệp thống nhất đất nước
và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tặng Huân chương Độc lập cho
một cán bộ đã có những cống hiến góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.
Tặng Huân chương Lao
động cho:
-
339 đơn vị và 30 cá nhân đã có những thành tích xuất sắc trong việc thực
hiện kế hoạch nhà nước và các nhiệm vụ công tác khác;
- Hai chuyên gia Liên Xô đã có công giúp
Việt Nam trong việc xây dựng đất nước.
Tặng Huân chương Quân
công và Chiến công cho:
- 1103 đơn vị và cá nhân thuộc các lực lượng
vũ trang nhân dân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, chiến đấu
và phục vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc;
- 31 chuyên gia Liên Xô đã có công giúp Việt
Nam trong việc bảo vệ đất nước.
Tặng Huân chương Kháng
chiến cho:
- 53 cán bộ đã có nhiều thành tích trong sự
nghiệp cách mạng và kháng chiến;
- Một nhà văn Ba Lan đã có những đóng góp
quý báu vào cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
Tặng Huân chương Quyết thắng
cho 180 cán bộ theo niên hạn phục vụ ở miền Nam trong cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ xâm lược.
Tặng Huân chương Giải phóng
cho 203 gia đình thuộc các tỉnh miền Nam có người thân đã thoát ly gia đình,
tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tặng Huân chương Chiến sĩ vẻ vang cho 63.304 cán bộ, chiến sĩ đã có thành tích phục vụ trong các lực lượng
vũ trang nhân dân.
Tặng Huân chương Hữu nghị cho
8 tập thể và 20 cá nhân thuộc các nước xã hội chủ nghĩa anh em đã có công
giúp nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và 12 cá nhân
thuộc các nước khác đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất
nước của nhân dân ta.
VI- VỀ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
1. Thăm nước ngoài và đón
tiếp khách nước ngoài:
- Đồng chí Trường Chinh, Uỷ viên Bộ Chính
trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước dẫn đầu Đoàn
đại biểu Đảng và Nhà nước ta, đã đi thăm hữu nghị chính thức Liên bang Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết từ ngày 04 đến ngày 08 tháng 10 năm 1982 và
Cộng hoà Cuba từ ngày 12 đến ngày 18 tháng 10 năm 1982.
Cuộc đi thăm chính thức của Đoàn đại biểu
Đảng và Nhà nước ta đã góp phần tăng cường thêm một bước tình hữu nghị vĩ
đại, tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa nước ta với Liên
Xô và Cuba.
Ngày 11 tháng 11 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta sang Mátxcơva dự lễ
tang đồng chí Bờrêgiơnép, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Đoàn
Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô.
- Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã tiếp Đoàn
đại biểu Quốc hội Bungari (ngày 11-9-1982) do đồng chí Stancô Tôđôrốp, Uỷ
viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Bungari, Chủ tịch
Quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Bungari dẫn đầu và Đoàn đại biểu Quốc hội
Campuchia (ngày 20-11-1982) do đồng chí Chiaxim, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia, Chủ tịch Quốc hội
nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia dẫn đầu thăm hữu nghị chính thức nước ta.
Ngày 29-10-1982, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
đã gặp mặt thân mật các đoàn đại biểu thanh niên thủ đô ba nước Việt Nam,
Lào và Campuchia trong dịp gặp gỡ hữu nghị giữa thanh niên Hà Nội, Viêng
Chăn và Phnôm Pênh.
Ngày 19-8-1982, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà
nước Nguyễn Hữu Thọ đã tiếp đặc phái viên của Tổng thống Iran và ngày
28-8-1982, đã tiếp Đại sứ Irắc để nhận thư của hai nước này về vấn đề địa
điểm họp Hội nghị cấp cao các nước không liên kết lần thứ 7.
- Từ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khoá VII đến
nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ đã đón tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội
Bungari do đồng chí Stancô Tôđôrốp dẫn đầu ở thăm nước ta từ ngày 11 đến
ngày 18 tháng 9 năm 1982; đã tiếp đoàn Nghị sĩ Pháp - Việt hữu nghị trong
Quốc hội Pháp ở thăm nước ta từ ngày 7 đến ngày 14 tháng 10 năm 1982; đã đón
tiếp Đoàn đại biểu Quốc hội Campuchia do đồng chí Chia Xim, Chủ tịch Quốc
hội dẫn đầu ở thăm nước ta từ ngày 18 đến ngày 23 tháng 11 năm 1982.
2. Trao đổi điện với nước
ngoài
Ngày 06 tháng 9 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước đã gửi điện trả lời đồng chí Phiđen Caxtơrô Rudơ (Cuba) về việc
nước ta ủng hộ vấn đề chuyển địa điểm hội nghị cấp cao các nước không liên
kết. Ngày 26 tháng 9 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã gửi điện trả
lời đồng chí Phiđen Caxơrô Rudơ về việc nước ta ủng hộ đề nghị lấy Niu Đêli
làm địa điểm họp hội nghị cấp cao các nước không liên kết.
Ngày 22-9-1982, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã gửi điện tới ông Yatxe
Araphát, Chủ tịch Ban Chấp hành Tổ chức Giải phóng Palextin (PLO), khẳng
định tình đoàn kết chiến đấu và sự ủng hộ mạnh mẽ trước sau như một của nhân
dân và Nhà nước Việt Nam đối với nhân dân Palextin trong cuộc đấu tranh
chống đế quốc và bọn xiônít Ixraen để giành lại quyền dân tộc thiêng liêng
của mình.
Ngày 03 tháng 12 năm 1982, Chủ tịch Hội đồng
Nhà nước đã gửi điện trả lời đồng chí Phiđen Caxtơrô Rudơ về việc nhân dân
và Nhà nước ta ủng hộ nhân dân Môdămbích chống lại âm mưu và hành động đe
dọa xâm lược của nhà cầm quyền Nam Phi đối với Môdămbích.
3.
Hoạt động của đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội
Từ
ngày 12 đến ngày 25 tháng 9 năm 1982, Đoàn đại biểu Việt Nam do đồng chí
Phan Anh, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ban Chấp hành Đoàn Việt Nam trong
Liên minh Quốc hội, dẫn đầu dự Hội nghị mùa Thu của Liên minh Quốc hội lần
thứ 69 tại Rôma (Italia).
Đoàn ta đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn
đại biểu của các nước xã hội chủ nghĩa, tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh
chung về giải trừ quân bị, nêu lên những quan điểm của nước ta về vấn đề
thuộc khu vực Đông Nam Á, đặc biệt, đã đưa ra một số kiến nghị bổ sung vào
các Nghị quyết của Hội nghị về vấn đề giải trừ quân bị, về chống chiến tranh
hoá học, về bảo vệ môi trường và vấn đề phi thực dân hoá.
Đoàn ta cũng đã tiếp xúc rộng rãi để vận
động cho việc Campuchia sắp tới xin gia nhập Liên minh Quốc hội.
VII- QUAN HỆ VỚI HỘI ĐỒNG
BỘ TRƯỞNG
Quan hệ giữa Hội đồng Nhà nước và Hội đồng
Bộ trưởng được tăng cường chặt chẽ hơn và có tác dụng thúc đẩy công tác.
1. Sau kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Văn phòng
Quốc hội và Hội đồng Nhà nước đã tập hợp các ý kiến, kiến nghị của các đại
biểu Quốc hội phát biểu tại các buổi họp tổ, họp đoàn và trong các bản tham
luận, chuyển đến Hội đồng Bộ trưởng và các Bộ có trách nhiệm. Có tất cả 29
bản chất vấn gồm 67 ý kiến đề cập chủ yếu về vấn đề trách nhiệm quản lý của
24 Bộ và Uỷ ban Nhà nước. Đến nay, hầu hết các chất vấn, kiến nghị của các
đại biểu Quốc hội đã được nghiên cứu, trả lời nghiêm túc. Có một số ý kiến
liên quan đến nhiều Bộ, nhiều ngành, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước
đã lưu ý Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng nhắc các Bộ, các ngành hữu quan tiếp
tục nghiên cứu để xây dựng thành các chính sách, chế độ.
Hội đồng Nhà nước đã nhận được đều đặn những
nghị định, nghị quyết, chỉ thị, thông tri báo cáo về các mặt công tác của
Hội đồng Bộ trưởng.
2. Từ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đến nay,
trong các phiên họp thường lệ hằng tháng, Hội đồng Nhà nước đã tập trung sự
chú ý vào một số vấn đề về công tác chỉ đạo quản lý kinh tế và xã hội của
Hội đồng Bộ trưởng có quan hệ đến khâu lưu thông phân phối, đến đời sống của
nhân dân và cán bộ công nhân viên chức, đến an ninh, trật tự xã hội.
Ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Nhà nước
đã nghe Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo về công tác ngân hàng. Hội
đồng Nhà nước đã phân tích kỹ tình hình căng thẳng và phức tạp về lưu thông
tiền tệ, nhấn mạnh nguyên nhân chủ quan của những sai sót trong quản lý và
nêu một số biện pháp khắc phục.
Ngày 27-11-1982, Hội đồng Nhà nước đã nghe
Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trần Quỳnh báo cáo về khoá họp thứ 36 của
Hội đồng Tương trợ kinh tế. Hội đồng Nhà nước nhất trí nhận định rằng khoá
họp này của Hội đồng Tương trợ kinh tế đã tăng cường sự hợp tác tương trợ
giữa các nước thành viên, góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở các nước anh em.
Hội đồng Nhà nước đã lưu ý Hội đồng Bộ
trưởng về những vấn đề thiết thực, phù hợp với trình độ kinh tế của nước ta
hiện nay cần được chú ý xem xét để đưa vào kế hoạch hợp tác tương trợ của
Hội đồng Tương trợ kinh tế.
3. Hội đồng Nhà nước đã nghe Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao báo cáo về cuộc đi thăm Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến
Điện,
Cộng hoà Xingapo, Malaixia, Vương quốc Thái Lan từ ngày 16-7 đến ngày
30-7-1982. Cuộc đi thăm này đã góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp
tác giữa Việt Nam và Miến Điện, thúc đẩy việc đối thoại giữa các nước trong
khu vực nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác,
góp phần bảo vệ hòa bình thế giới.
VIII- VỀ QUAN HỆ VỚI TÒA ÁN
NHÂN DÂN TỐI CAO
VÀ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
Trong 6 tháng cuối năm 1982, Hội đồng Nhà
nước đã nhận được báo cáo về công tác của Tòa án nhân dân tối cao và Viện
kiểm sát nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tham dự đều đặn các phiên họp thường lệ
của Hội đồng Nhà nước để trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến
công tác của hai ngành này.
Công tác xét xử của Toà án có phần nhanh
chóng hơn trước. Các cấp Toà án đã bước đầu kiện toàn tổ chức và từng bước
đi vào thực hiện thẩm quyền mới về xét xử, theo quy định của Luật tổ chức
Tòa án nhân dân ngày 03-7-1981. Các cấp thuộc Viện kiểm sát nhân dân đã cố
gắng trong công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật, giữ gìn pháp chế xã
hội chủ nghĩa, chống các hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế và xã
hội.
Việc phối hợp giữa các ngành Toà án, Kiểm
sát, Công an trong đấu tranh chống tội phạm có tiến bộ, góp phần giải quyết
nhanh chóng hơn những vụ án quan trọng về an ninh chính trị, về trật tự, an
toàn xã hội. Các ngành này đã cố gắng thực hiện chỉ thị của Hội đồng Nhà
nước về việc bắt, giam, tha và thanh lý trại giam, bước đầu đem lại kết quả
tốt.
Tuy nhiên, công tác điều
tra, truy tố, xét xử vẫn còn chậm trễ, khám phá và xử lý còn ít, nhất là đối
với các vụ, việc trọng điểm như về phá hoại kinh tế, đường sắt, dây điện
thoại, đường ống dẫn dầu, v.v.. Việc chỉ
đạo và hướng dẫn thực hiện đường lối áp dụng pháp luật đối với một số loại
tội mới chưa được nhạy bén, kịp thời. Các ngành Toà án, Kiểm sát và Công an
cần chú trọng phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa, trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ của mỗi ngành đã được pháp luật quy định, để khắc phục có hiệu quả
tình hình vi phạm pháp luật đang phổ biến, tích cực phòng ngừa và đấu tranh
chống tội phạm. Việc kiểm tra công tác của từng ngành cần được đẩy mạnh nhằm
hạn chế và uốn nắn những sai lầm, thiếu sót, nhất là ở cơ sở, bảo đảm cho
pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường theo đúng đường lối, chủ trương
của Đảng và Nhà nước.
IX- HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG
DÂN TỘC
VÀ CÁC UỶ BAN THƯỜNG TRỰC CỦA QUỐC HỘI
Sau kỳ họp thứ 3 của Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và năm Uỷ ban thường trực của Quốc hội đã triển khai chương trình hoạt
động sáu tháng cuối năm 1982, đạt kết quả như sau:
1. Hội đồng dân tộc
Tháng 8, đoàn công tác do Chủ tịch Hội đồng
dân tộc làm Trưởng đoàn, đã đến tỉnh Lâm Đồng để nghiên cứu, xem xét việc tổ
chức thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương và tình hình phát triển kinh
tế, văn hóa ở những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số.
Đoàn đã góp phần động viên nhân dân các dân
tộc ở tỉnh Lâm Đồng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã góp ý kiến với
địa phương về việc thực hiện chính sách dân tộc.
Đoàn đã làm việc với Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân
dân tỉnh Thuận Hải về vấn đề thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng bào
Chăm. Đoàn đã về thăm huyện Ninh Phước, nói chuyện thân mật với các đại biểu
dân tộc Chăm ở các xã.
2. Uỷ ban kinh tế, kế hoạch
và ngân sách
Tiểu ban công nghiệp của Uỷ ban đã nghe Bộ
Giao thông vận tải báo cáo về tình hình công tác của toàn ngành, tập trung
vào vấn đề vận tải Bắc - Nam, vận tải hàng xuất nhập khẩu; đã cử đoàn đi
nghiên cứu, khảo sát tình hình thực tế ở hai cảng Hải Phòng và Thành phố Hồ
Chí Minh.
Đoàn của tiểu ban nông nghiệp đã đi Hải Hưng
và Thái Bình để nắm tình hình thực hiện thí điểm dự Luật thuế nông nghiệp.
Đoàn của tiểu ban tài
chính - ngân sách đã đi xem xét việc thực hiện ngân sách năm 1982 ở Thủ đô
Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Tháng 10 năm 1982, Uỷ ban đã họp để thảo
luận, góp ý kiến về Dự thảo Luật thuế nông nghiệp, dự thảo Pháp lệnh đất
đai; sơ bộ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm
1982, phát biểu ý kiến về dự án kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 1983, mục
tiêu phấn đấu đến năm 1985.
3. Uỷ ban văn hóa và giáo
dục
Uỷ ban đã nghe Bộ Văn hóa, Bộ Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục Dạy nghề trình bày và kiến nghị về một số
chế độ, chính sách nhằm phát triển sự nghiệp văn hóa và giáo dục.
Hai đoàn công tác của Uỷ ban đã đi nghiên
cứu các vấn đề trên tại các tỉnh Hà Nam Ninh, Quảng Ninh và Nghĩa Bình.
4. Uỷ ban khoa học và kỹ
thuật
Báo cáo của Uỷ ban về việc giám sát một số
mặt hoạt động khoa học, kỹ thuật của hai ngành Điện, Than đã được Hội đồng
Nhà nước xem xét, gửi đến Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng và một số cơ quan có
liên quan để nghiên cứu bổ sung vào kế hoạch nhà nước năm 1983 và những năm
sau. Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than đã có công văn trả lời đồng tình về cơ bản với
sự đánh giá và những kiến nghị của Uỷ ban đối với ngành than.
Tháng 9, đoàn công tác của Uỷ ban đã làm
việc với Uỷ ban nhân dân, Sở Công nghiệp và Liên hiệp hợp tác xã tiểu thủ
công nghiệp thành phố Hà Nội để xem xét tình hình áp dụng tiến bộ khoa học -
kỹ thuật vào sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đoàn đã đi khảo sát
tình hình sản xuất ở một số xí nghiệp, hợp tác xã, nêu những kiến nghị cụ
thể với các đồng chí lãnh đạo địa phương và cán bộ phụ trách cơ sở sản xuất.
Cuối tháng 11, Uỷ ban đã họp để nghe một số
Uỷ ban Nhà nước và Bộ có liên quan trình bày về một số công trình khoa học,
kỹ thuật dự kiến tiến hành từ năm 1983 đến năm 1985.
5. Uỷ ban thanh niên, thiếu
niên và nhi đồng
Tháng 10, Thường trực Uỷ ban đã họp mở rộng
để nghe Bộ Lao động và Tổng cục Dạy nghề báo cáo về vấn đề thanh niên đối
với nghĩa vụ lao động xây dựng đất nước qua dự án kế hoạch năm 1983 và mục
tiêu phấn đấu đến năm 1985 và vấn đề hướng nghiệp cho thanh niên.
Tháng 12, Uỷ ban đã họp để nghe đại diện Bộ
Quốc phòng báo cáo về tình hình và kết quả thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự.
6. Uỷ ban y tế và xã hội
Tháng 9, sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế,
Sở Thương binh - Xã hội và Sở Thể dục - Thể thao thành phố Hà Nội, đoàn công
tác của Uỷ ban đã đi xem xét tình hình ở một số cơ sở y tế, xã hội thuộc một
số quận, huyện. Đoàn đã làm việc với cấp lãnh đạo địa phương và gửi báo cáo
lên Hội đồng Nhà nước.
Tháng 10, đoàn công tác của Uỷ ban đã đến
làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc và tỉnh Phú Khánh. Đoàn đã xem xét
tình hình một số cơ sở y tế, thương binh, xã hội ở một số thị xã, huyện và
đơn vị cơ sở. Những kiến nghị của đoàn đã được cấp lãnh đạo địa phương tiếp
thụ và hứa nghiên cứu giải quyết.
Tháng 11, Uỷ ban đã họp để nghe một số Bộ có
liên quan báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch năm 1982, dự án kế hoạch
và ngân sách năm 1983, mục tiêu phấn đấu đến năm 1985, sự đáp ứng của ngành
đối với những kiến nghị của Uỷ ban.
7. Uỷ ban pháp luật
Ngày 24-6-1982, Uỷ ban pháp luật đã họp để kiểm điểm công tác 6 tháng đầu
năm 1982 và đề ra kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm. Ngày 01-7-1982, Chủ
nhiệm Uỷ ban pháp luật đã họp với các ngành có liên quan để bàn về việc thực
hiện kế hoạch xây dựng pháp luật 6 tháng cuối năm 1982 mà Hội đồng Nhà nước
đã thông qua.
Trong hai tháng 8 và 9 năm 1982, Uỷ ban pháp
luật đã cử ba đoàn đi xem xét tình hình thi hành pháp luật ở Quảng Nam - Đà
Nẵng, Phú Khánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang, Cửu Long, Tiền Giang, Bến
Tre. Ngày 19-10-1982, Uỷ ban pháp luật đã họp để nghe ba đoàn kể trên báo
cáo. Uỷ ban pháp luật đã kiến nghị với Hội đồng Nhà nước một số vấn đề về
việc thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Ngày 20, 21 và 22-10-1982, Uỷ ban pháp luật
đã họp với sự tham gia của thường trực Uỷ ban kinh tế, kế hoạch và ngân sách
của Quốc hội để thảo luận và thẩm tra Dự thảo Pháp lệnh đất đai và Dự thảo
Luật thuế nông nghiệp. Ngày 23-10-1982, Uỷ ban pháp luật đã họp với sự tham
gia của thường trực Uỷ ban đối ngoại của Quốc hội để thẩm tra Hiệp định lãnh
sự giữa nước ta với nước Cộng hoà Pháp.
Ngày 09-11-1982, thường trực Uỷ ban pháp luật đã họp để thảo luận và góp ý
kiến về Dự thảo "Điều lệ các Uỷ ban của Quốc hội".
Ngày 18, 19 và 20-11-1982, Uỷ ban pháp luật
đã họp để thẩm tra Dự thảo Pháp lệnh đất đai và Phần chung của Bộ luật hình
sự.
8. Uỷ ban đối ngoại
Tháng 8 và tháng 10-1982, Uỷ ban đối ngoại
của Quốc hội đã họp để nghe báo cáo và nhận định tình hình thế giới, đánh
giá hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong thời gian qua.
Uỷ ban đã tham gia tích
cực vào việc đón tiếp các đoàn đại biểu Quốc hội Bungari và Campuchia. Uỷ
ban đã tổ chức việc đón tiếp đoàn nghị sĩ Pháp - Việt hữu nghị trong Quốc
hội Pháp thăm Việt Nam từ ngày 07 đến ngày 14-10-1982.
Nhìn chung từ kỳ họp thứ 3 của Quốc hội đến
nay, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực của Quốc hội đã cố gắng thực
hiện chương trình công tác của mình và hướng hoạt động vào những vấn đề kinh
tế - xã hội thiết thực, vào việc làm luật và thi hành nghiêm chỉnh pháp
luật.
X- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐOÀN
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Đến ngày 15-12-1982, Văn phòng Quốc hội và
Hội đồng Nhà nước đã nhận được báo cáo về tình hình hoạt động sau kỳ họp
Quốc hội lần thứ 3 của 28 Đoàn đại biểu Quốc hội (Hà Bắc, Tây Ninh, Gia Lai
- Kon Tum, Sơn La, Thuận Hải, Vĩnh Phú, Bình Trị Thiên, Hà Tuyên, Lai Châu,
Đắc Lắc, Lạng Sơn, Hà Sơn Bình, Hải Hưng, Long An, Thanh Hoá, Bến Tre, Quảng
Ninh, Đồng Tháp, Hà Nội, Lâm Đồng, Hậu Giang, Cao Bằng, Cửu Long, An Giang,
Hải Phòng, Tiền Giang, Phú Khánh, Nghệ Tĩnh).
Hoạt động của các đoàn có những nét đáng chú
ý như sau:
1. Các đoàn đã khẩn
trương, nghiêm túc tổ chức các buổi báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 của Quốc
hội với đông đảo cử tri. Các cử tri thông cảm với hoàn cảnh khó khăn về
nhiều mặt của đất nước, biểu thị quyết tâm đẩy mạnh các mặt công tác, thực
hiện tốt kế hoạch nhà nước và các công tác khác của địa phương, của đơn vị,
đồng thời, nhấn mạnh vấn đề đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực và sửa
chữa các sai sót.
2.
Thực hiện Quy chế về đại biểu Quốc hội, các đoàn đã cố gắng khắc phục khó
khăn, chấn chỉnh và tăng cường việc tổ chức tiếp dân. Nhiều đoàn trước đây
chưa tổ chức phòng tiếp dân, nay đã có trụ sở tiếp dân, có lịch và bản phân
công đại biểu tiếp dân, có kế hoạch giải quyết những đơn khiếu nại (Quảng
Ninh, Hà Sơn Bình, Hà Bắc, Nghệ Tĩnh, v.v.). Tính đến cuối tháng 11-1982, 32
đoàn đã tổ chức phòng tiếp dân (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà
Sơn Bình, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Bình Trị Thiên,
Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Thuận Hải, Gia Lai - Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm
Đồng, Vũng Tàu - Côn Đảo, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, An Giang, Hậu Giang,
Minh Hải, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cửu Long, Quảng Ninh, Nghệ Tĩnh, Hà Bắc,
Phú Khánh, Tiền Giang, Hoàng Liên Sơn). Chủ tịch Quốc hội đã có thư gửi các
đoàn kèm theo bản sơ kết của Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nước về công
tác tiếp dân của các Đoàn đại biểu Quốc hội để các đoàn nghiên cứu và rút
kinh nghiệm.
3.
Nhiều đại biểu Quốc hội đã tham dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân ở địa
phương, đóng góp ý kiến vào các Dự thảo Pháp lệnh đất đai, Luật thuế nông
nghiệp và Phần chung của Bộ luật hình sự. Ở Bến Tre, đoàn đã dự hội nghị của
tỉnh về kiểm điểm, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong những năm
qua, việc bắt, giam, xét, tha, tập trung cải tạo, giải quyết đơn khiếu nại
của dân, thi hành Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ buôn lậu.
4. Tuy bận nhiều công tác, việc đi lại có
khó khăn, các đoàn nói chung giữ được sinh hoạt của đoàn, theo Quy chế của
đại biểu Quốc hội. Từ khi có Quy chế, hoạt động của các đoàn được thuận lợi
hơn, các đại biểu thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, các ngành chính quyền
phối hợp và tạo điều kiện cho đoàn hoạt động tốt hơn. Sự cố gắng và tiến bộ
nói trên chưa đồng đều ở các địa phương, nên chưa đạt được kết quả cao.
XI- VIỆC GIÁM SÁT VÀ HƯỚNG
DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP
Văn phòng Quốc hội và Hội đồng
Nhà nước đang cùng Ban Tổ chức của Chính phủ xây dựng Dự thảo Luật tổ chức
Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp để trình Quốc hội vào năm 1983,
thay thế cho Luật tổ chức Hội đồng nhân dân ban hành năm 1962 có nhiều điểm
không thích hợp với tình hình hiện nay. Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà
nước đã được giao nhiệm vụ soạn thảo Quy chế về đại biểu Hội đồng nhân dân
để có thể ban hành ngay sau khi Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp được Quốc hội thông qua.
Hội đồng Nhà nước đã hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và đơn vị tương đương làm báo cáo thường kỳ về tình hình
hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp. Đến nay, nhiều tỉnh chưa thực hiện
chế độ báo cáo đúng kỳ hạn, theo mẫu đã hướng dẫn, nên chưa làm được việc
tổng hợp tình hình hoạt động của các cấp Hội đồng nhân dân trong cả nước.
Năm 1983 là
năm tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp huyện, quận, xã và đơn vị hành
chính tương đương. Các địa phương cần chuẩn bị tốt việc bầu cử này, qua đó,
rút kinh nghiệm về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp huyện và cơ sở, tăng
cường việc hướng dẫn, giúp đỡ để Hội đồng nhân dân thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tăng cường hoạt động,
tránh hình thức, đóng góp thiết thực vào việc làm cho bộ máy nhà nước có
hiệu lực và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Thưa các đồng chí đại biểu
Quốc hội,
Trên đây là những điểm chính về
công tác của Hội đồng Nhà nước, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban thường trực
của Quốc hội, của các Đoàn đại biểu Quốc hội trong thời gian từ kỳ họp thứ 3
của Quốc hội đến nay.
Hội đồng Nhà nước xin báo cáo với các đồng chí đại biểu Quốc hội.