BÁO CÁO CỦA CHỦ TỊCH ĐOÀN VIỆT NAM TRONG LIÊN MINH QUỐC
HỘI VỀ LIÊN MINH QUỐC HỘI
TẠI KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA VII
Kính thưa Quốc
hội,
Thay mặt Đoàn Việt
Nam trong Liên minh Quốc hội, tôi xin báo cáo về quá trình phát triển của tổ
chức này, mà Việt Nam là thành viên.
I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ, MỤC ĐÍCH VÀ THÀNH VIÊN
Nguồn gốc Liên
minh Quốc hội có từ năm 1889, do sáng kiến của Uyliam Rânđân Cơrimơ
(Anh) và Phơrêđơríc Pátxi
(Pháp), một Hội nghị lần thứ nhất của Liên minh Quốc hội nhằm làm trọng tài các
vấn đề quốc tế, đã tập họp các nhà lập pháp của 9 nước khác nhau, đã họp tại
Paris.
Phong trào đã phát
triển nhanh chóng và năm 1894 một tổ chức Thường trực có một ban thư ký, đã lập
ra dưới cái tên Liên minh Quốc hội.
Từ đó đến nay và
đã trải qua hai thế chiến, Liên minh vẫn tiếp tục sự nghiệp của mình, đã mở rộng
phạm vi hoạt động và đã thích nghi phương pháp làm việc với hoàn cảnh mới.
Liên minh Quốc hội
có mục đích là tạo những tiếp xúc cá nhân giữa các thành viên của tất cả các
Quốc hội và tập họp họ lại trong một hành động chung, nhằm tiến tới hợp tác các
quốc gia hữu quan, củng cố và phát triển những cơ chế đại diện cũng như sự
nghiệp hòa bình và hợp tác giữa nhân dân các nước dựa trên tôn chỉ mục tiêu của
Liên hợp quốc.
Để thực hiện mục
tiêu đó, Liên minh Quốc hội đề cập quan tâm đến tất cả các vấn đề quốc tế mà có
thể tìm ra những giải pháp thông qua con đường Quốc hội và những đề nghị nhằm
phát triển cơ chế của Quốc hội và để nâng cao uy tín của mình.
Đến tháng 4 năm
1983, đã có nhóm Quốc hội của 102 nước tham gia (Trung Quốc, Lào, Campuchia chưa
vào thành viên): Lào cho ta biết, rất thiếu cán bộ, còn Campuchia định xin gia
nhập nhưng thời điểm chưa chín muồi. Các nước xã hội chủ nghĩa cũng nhất trí vì
e ngại một sự thất bại và sợ ta biến diễn đàn Liên minh Quốc hội thành một nơi
tranh chấp về quyền đại diện Campuchia, sẽ không có lợi cho các vấn đề lớn khác
mà Liên minh Quốc hội phải tập trung như vấn đề hòa bình chống chiến tranh hạt
nhân hiện nay.
II- QUY CHẾ VÀ CƠ CẤU
Khả năng luật pháp
và cơ cấu quốc tế của tổ chức đã được công nhận theo một hiệp định (accord de
siège) ký kết với Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ.
Liên minh Quốc hội
là một tổ chức quốc tế bao gồm các nhóm đại biểu quốc gia nằm trong một Quốc hội
thành lập theo luật pháp của một quốc gia có chủ quyền mà Quốc hội là đại diện
cho quần chúng và trong lãnh thổ mà Quốc hội đó hoạt động.
Trong đa số các
trường hợp, Quốc hội hình thành một nhóm quốc gia, trong các trường hợp khác,
theo quyết định của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hình thành một nhóm quốc gia
tham gia trong Liên minh Quốc hội.
Những cơ quan của
Liên minh Quốc hội:
Hội nghị Liên
minh Quốc hội,
thảo luận các vấn đề tầm cỡ quốc tế ghi vào trong chương trình nghị sự của Hội
đồng Liên minh Quốc hội và đề ra các kiến nghị chung của tổ chức đối với các vấn
đề quốc tế. Hội nghị họp một năm một lần. Đoàn đại biểu các nước (số lượng đại
biểu thay đổi tùy theo số lượng đại biểu Quốc hội), số bỏ phiếu tùy theo số đại
biểu có mặt trong hội nghị đó. Hội nghị bầu ra Chủ tịch Hội nghị của khóa
đó, thông thường là người cao nhất trong Quốc hội của nước đăng cai.
Hội đồng Liên
minh Quốc hội
quyết định và đề
ra các hoạt động cho Liên minh và kiểm soát việc thực hiện thích hợp với mục
tiêu của cơ chế đã đề ra. Hội đồng gồm hai đại diện của các nhóm nước cùng chung
một xu hướng. Chủ tịch Hội đồng đến tháng 3-1983 là ông Giôhannơ Virôlainen
(Phần Lan). Tháng 4-1983, ông này không trúng cử đại biểu Quốc hội mình. Đã bầu
Chủ tịch đại biểu hồi mùa thu năm nay tại Xêun (tháng 10-1983).
Ban Chấp hành
kiểm
soát việc điều hành của Liên minh và đưa ra ý kiến chuyên môn cho Hội đồng. Nó
gồm 11 thành viên của nhiều nhóm nước khác nhau. 10 thành viên được Hội nghị bầu
ra. Chủ tịch Hội đồng Quốc hội là thành viên và Chủ tịch của Ban Chấp hành.
Các tiểu ban
nghiên cứu thường trực
do Hội đồng cử ra, có 5 tiểu ban.
1. Tiểu ban Nghiên
cứu các vấn đề chính trị, an ninh quốc tế và giải trừ quân bị.
2. Tiểu ban Nghiên
cứu các vấn đề Quốc hội, pháp lý và nhân quyền.
3. Tiểu ban Nghiên
cứu kinh tế và xã hội.
4. Tiểu ban Nghiên
cứu giáo dục, khoa học, văn hóa và môi trường.
5. Tiểu ban Nghiên
cứu các vấn đề lãnh thổ không tự trị và dân tộc.
Các đại biểu của
Liên minh Quốc hội đều tham gia trong các tiểu ban.
Ban thư ký:
giúp
đỡ, đôn đốc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng và Hội nghị, thúc đẩy các hoạt
động của các nhóm đại biểu. Thông qua Trung tâm quốc tế về tài liệu Quốc hội
(CIDP) nó hợp tác nghiên cứu và xúc tiến các quy chế của Quốc hội.
Tổng Thư ký: Piô
Cáclô Têrendiô (Pio Carlo Terenzio)
Trụ sở của Liên
minh, địa chỉ:
Place du petit
Saconnex
Cace Postale 99
1211 Genève 19 -
Suisse
Telephone (022)
34-41-50
Địa chỉ đánh điện:
INTEREARLEMENT GENEVE.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG
Các công việc của
Liên minh chủ yếu nhằm vào 2 khu vực: hoạt động cho hòa bình và tăng cường các
cơ chế Quốc hội.
Hội nghị các cơ
quan quy chế của Liên minh nhằm nhóm họp các Quốc hội đại diện cho lý tưởng của
các nước khác nhau nhằm nghiên cứu khách quan các vấn đề chính trị, kinh tế, xã
hội, Quốc hội và văn hóa có tầm cỡ quốc tế. Hai phiên họp hằng năm.
- Tháng 3, 4 chủ
yếu giải quyết công việc của Hội đồng và các Ủy ban thường trực để nghiên cứu và
chuẩn bị công việc cho phiên sau, họp vào tháng 9 và 10. Hội nghị mỗi năm họp ở
mỗi nước khác nhau. Đại hội đồng đã họp ở:
Bon
1978 Roma 1982
Caracát 1979 Xêun 1983
Béclin 1980 Inđônêxia 1984
Habana
1981
Hội đồng họp vào
tháng 3, 4 gọi là họp mùa Xuân. Đã họp ở:
Praha 1979 Lagốt 1982
Na
Uy 1980 Henxinki 1983
Manila 1981 Giơnevơ 1984
500 đại biểu trung
bình của mỗi phiên họp có mặt.
Những năm gần đây,
Liên minh đã dành riêng một cách liên tục nghiên cứu những vấn đề riêng biệt đặc
biệt.
Từ năm 1979 đến
nay, tại diễn đàn Liên minh Quốc hội tình hình thế giới đã được phản ánh sâu đậm
như vấn đề chạy đua vũ trang, đấu tranh bảo vệ hòa bình, giải trừ quân bị. Trong
cuộc đấu tranh này Mỹ và các nước đế quốc chủ nghĩa ngày càng hung hăng. Phía ta
do Liên Xô là trụ cột của phong trào đấu tranh chống chiến tranh, hòa hoãn giải
trừ quân bị, bảo vệ hòa bình ngày càng mạnh, lực lượng ngày càng lớn ở các nước
không liên kết và ở ngay trong Quốc hội các nước phương Tây.
Các nghị quyết của
Liên minh Quốc hội những năm gần đây đều phản ánh quá trình đó. Đặc biệt năm
1981, tại Hội nghị Liên minh Quốc hội tại Habana diễn văn của Chủ tịch Phiđen
Caxtơrô chống Mỹ chạy đua vũ trang, 12 lần gọi đích tên Rigân là phát xít, do
Rigân tiến hành chạy đua vũ trang mà đời sống nhân dân lao động ngày càng lầm
than khổ cực, sự chênh lệch giữa các nước đế quốc và các nước đang phát triển
ngày càng nhiều.
Tại Rôma tháng
10-1983 có hai điểm nổi là chống Mỹ chạy đua vũ trang và lên án việc Mỹ và các
nước phương Tây làm thất bại khóa họp đặc biệt lần thứ hai về giải trừ quân bị
của Liên hợp quốc mà Hội nghị mùa Xuân năm 1982 ở Lagốt đã có những nghị quyết
lên án chạy đua vũ trang ủng hộ những sáng kiến hòa bình. Năm 1983 tại Henxinki,
Liên minh Quốc hội có nghị quyết tăng cường hiệu lực của Liên hợp quốc nhất là
về giải trừ quân bị và cải tiến cơ chế của Liên hợp quốc. Về cơ chế Liên hợp
quốc, ý kiến áp đảo trong đó có ý kiến của Đoàn Việt Nam là cần đấu tranh từ cơ
sở, trong Quốc hội của từng nước rồi đấu tranh tại Liên hợp quốc.
Về Hội nghị Liên
minh Quốc hội tại Xêun, do thiếu kinh nghiệm và vụng về của đoàn Bắc Triều Tiên
đã dẫn Hội nghị đến quyết định họp Liên minh Quốc hội tại Xêun năm 1983, các
nước xã hội chủ nghĩa nhận rõ trách nhiệm của mình trước thế giới nên đã quyết
định sẽ đi họp để tỏ thiện chí. Nhưng, vì sau vụ máy bay do thám Nam Triều Tiên
vi phạm vùng trời Liên Xô mà còn ngoan cố dấy lên chiến dịch chống Liên Xô cho
nên cả phe xã hội chủ nghĩa đã tẩy chay, không đến Xêun.
Qua Hội nghị Liên minh Quốc hội tại Xêun tháng 10-1983 ta thấy:
+ Chưa bao giờ số
đại biểu đi ít như lần này 68/102 thông thường từ 90 nước trở lên. Trong cuộc
Hội nghị này có 3 nghị quyết xấu: một nghị quyết chống Liên Xô, nghị quyết chống
việc đưa vấn đề Libăng vào chương trình.
+ Về nhân sự, có
phần xấu hơn vì Xêun được bầu làm Chủ tịch. Nếu có các nước xã hội chủ nghĩa
tham dự thì có thể vận động cho Thụy Điển được bầu làm Chủ tịch.
+ Vấn đề Campuchia
và Ápganixtan đoàn ta đã gạt ra, trong Ủy ban phi thực dân thì vắng ta, Nghị
quyết về phi thực dân thông qua tại Xêun, bọn xấu đã lồng vào được.
Về hoạt động nói chung, khu vực châu Âu đã tổ chức 5
cuộc hội nghị Liên minh Quốc hội về vấn đề hợp tác và an
ninh châu Âu:
1973 Henxinki 1980 Brúcxen
1975 Bengrát 1983 Buđapét
1978 Viên
Các hội nghị ở
châu Âu đã tiến hành đều đặn là do sáng kiến của những nước thành viên trong khu
vực: Năm 1979 cũng có tổ chức hội nghị bàn về môi trường ở châu Âu đến ô nhiễm
các nguồn nước và sông ngòi và vấn đề xuyên biên giới trong vùng.
Từ năm 1974, Liên
minh Quốc gia cũng đã tổ chức nhiều hội nghị chống ô nhiễm châu Âu, nhất là ô
nhiễm Địa Trung Hải:
1974
Roma 1980 Ficosie
1975
Mônacô 1982 Palmo de Mojorque
1978
Aten
Nhằm thúc đẩy giới
Quốc hội có những cố gắng quốc tế để bảo vệ môi trường cho biển Địa Trung Hải.
Vấn đề nhân
quyền
Từ năm 1978, Liên
minh Quốc hội chú ý đến việc vi phạm nhân quyền đối với các nghị sĩ Quốc hội
đang làm việc bị bắt giam bằng cách liên hệ với các đoàn Liên minh Quốc hội để
nhờ can thiệp hoặc nhờ thông tin. Liên minh Quốc hội cũng đã nhờ đoàn Việt Nam
trong Liên minh Quốc hội can thiệp. Đoàn Việt Nam trong Liên minh Quốc hội cũng
đã có những báo cáo cụ thể về các tên nghị sĩ bù nhìn để cấp lãnh đạo xem xét.
Đã thả một số trường hợp mà Liên minh Quốc hội đề ra. Ta cũng khẳng định cho
Liên minh Quốc hội là do lập trường nhân đạo của Việt Nam chứ không phải do họ
can thiệp mà được, và không thể để cho Liên minh Quốc hội can thiệp vào các
chính sách nội bộ của Việt Nam.
Tháng 8-1979 Liên minh Quốc hội cũng đã tổ chức hội nghị về phát triển dân số
đối với các nước châu Phi, tổ chức tại Nairôbi
(7-1981) - một loại hội nghị tương tự về phát triển dân số Liên minh Quốc hội
đã tổ chức tại Bắc Kinh có sự tham gia của các nghị sĩ Quốc hội châu Á (10-1981)
- Ta chủ trương không tham dự vì Bắc Kinh có mời đại diện Pôn Pốt
- Cũng dưới đầu đề
"phát triển dân số" tháng 2-1984 sẽ tổ chức tại Niu Đêli một cuộc hội nghị có
các thành viên các nước châu Á tham dự.
- Từ năm 1979 các
phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc đều có sự tham gia của đại biểu Liên minh
Quốc hội do Uỷ ban chính trị bầu ra. Bắt đầu mùa Xuân năm 1983, tại Hội nghị
Henxinki, Liên minh Quốc hội đã khắc họa về vai trò và tác dụng của Liên hợp
quốc trong việc giữ gìn hòa bình, chống chạy đua vũ trang.
- 1982, Liên minh
Quốc hội đã phối hợp với tổ chức nhi đồng quốc tế (UNICEF) tổ chức một cuộc Hội
nghị về trẻ em châu Phi.
- Cuối năm 1983,
dự định tổ chức một cuộc Hội nghị về "sức khỏe và môi trường" cho khu vực châu
Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương tại Manila. Nhưng do tình hình nội bộ Philíppin
nên Hội nghị này đã hoãn lại một thời gian.
Nguồn tài
chính.
Nhờ vào sự đóng
góp của các Quốc hội thành viên. Quỹ trong năm 1983 phải có 3.556.000 Fr.S. và
1984 phải có 3.778.000 Fr.S (Thụy Sĩ)
Hiện nay ta đóng
hằng năm từ 8 đến 9 nghìn Frs.S. Sang năm 1984 ta phải đóng 10.428 Fr.S. (Thụy
Sĩ) (tỷ lệ ta đóng là 0,28%, Liên Xô 8,69%). Vì không có nước nào đăng cai tổ
chức Hội nghị Mùa Xuân năm 1984 Liên minh Quốc hội phải tổ chức tại trụ sở Liên
minh Quốc hội ở Giơnevơ, do đó ngân sách chi tiêu năm 1984 phải tốn thêm.
Quan hệ với các
tổ chức quốc tế.
Có quan hệ nhiều
với Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc, tổ chức y tế thế giới (WHO -
OMS) tổ chức UNESCO và UNICEF và có quan hệ đặc biệt với Liên hợp quốc. Có những
quan hệ với các tổ chức khu vực như với Hội đồng châu Âu, tổ chức các bang của
Mỹ, các nghị sĩ của khối Liên hiệp Anh, Liên minh Quốc hội Ả-rập, Liên minh Quốc
hội châu Á.
IV- SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM
Ta được kết nạp vào Liên minh Quốc hội khóa mùa Xuân năm 1979.
Từ đó, một năm 2
kỳ, Đoàn ta đều tham gia đều đặn, đã đóng góp tích cực trong việc lập nên những
nghị quyết tốt bảo vệ hòa bình, chống chạy đua vũ trang, chống chiến tranh
nguyên tử - gạt những vấn đề gay cấn cục bộ như vấn đề Ápganixtan và vấn đề
Campuchia ra khỏi chương trình nghị sự, đồng thời góp phần lên án và vạch mặt
chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ câu kết với chủ nghĩa bành trướng bá
quyền... đang phá hoại hòa bình ở mọi nơi.
Trên diễn đàn lời lẽ ta mềm mỏng, đã đưa được kinh nghiệm của Việt Nam lên án đế
quốc Mỹ, tranh thủ được các nước OLK và lực lượng tiến bộ đấu tranh cho hòa
bình, độc lập, dân tộc và tiến bộ xã hội, vạch trần chính sách hiếu chiến của đế
quốc Mỹ và những thủ đoạn xảo quyệt của chính quyền..., chia rẽ Việt Nam
với các nước OLK, chia rẽ Việt Nam với các nước ASEAN.
Nhờ có những đóng
góp tích cực cho phong trào Liên minh Quốc hội, vai trò của Đoàn Việt Nam chẳng
những đối với các nước xã hội chủ nghĩa anh em mà nói chung, đối với các thành
viên các nước không liên kết và phương Tây, ngày càng được nâng cao trong Liên
minh Quốc hội.
Do uy tín của Việt
Nam, mà tháng 2-1984 Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa đã nhất trí họp Hội nghị
tư vấn Liên minh Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam, trách nhiệm và
vinh dự này đã được Ban Bí thư cho phép Đoàn Việt Nam trong liên minh Quốc hội
đăng cai Hội nghị.
PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC
HỘI
Chủ tịch Đoàn Việt Nam trong
Liên minh Quốc hội
PHAN ANH
Lưu tại Trung
tâm Lưu trữ
quốc gia III, phông Quốc hội