Thời gian:Từ ngày 28 tháng 6 đến 01 tháng 7 năm 1996
Nhiệm vụ chính: Thực hiện đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa[1].
|
“Để Nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, một nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả, phải thực hiện tốt, đồng bộ các nhiệm vụ đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lập pháp và giám sát tối cao của Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, cụ thể:
- Về hoạt động lập pháp: Ban hành các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ưu tiên xây dựng các luật về kinh tế, về các quyền công dân và các luật điều chỉnh công cuộc cải cách bộ máy nhà nước, các luật điều chỉnh các hoạt động văn hoá, thông tin. Coi trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện được phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.
- Về hoạt động giám sát: Nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân. Xác định rõ phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quốc hội, các Uỷ ban của Quốc hội và của hội đồng nhân dân các cấp; phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và hội đồng nhân dân với hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát của các cơ quan và tổ chức khác. Cùng với việc bảo đảm thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, cần nghiên cứu, hướng dẫn để mọi công dân có điều kiện phát hiện, đề xuất, kiến nghị, giúp cho hoạt động giám sát có hiệu quả”[2].
[1]. Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam http://www.dangcongsan.vn
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội 1991. tr. 91-92.