Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, đánh giá cao những ý kiến phát biểu sôi nổi, sâu sắc, tâm huyết, thẳng thắn tại Hội thảo. Qua hơn 15 ý kiến phát biểu, có thể thấy, hầu hết các đại biểu đều khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn dài hạn của Nghị quyết 48-NQ/TW. Nghị quyết số 48 – NQ/TW đã mang lại những cải cách quan trọng, đáng ghi nhận trong xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội đã có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, chất lượng của các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong thời gian này cũng được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật trên thực tế.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Trên cơ sở đánh giá, phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, các đại biểu đã có những kiến nghị cụ thể nhằm định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự Hội thảo có ý nghĩa quan trọng để phục vụ quá trình Tổng kết Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị...
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại hội thảo:
Hội thảo định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 204 thảo luận về Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định đồng chủ trì hội thảo
PGS. TS Bùi Xuân Đức, Ủy viên Hội đồng Tư vấn về Dân chủ-Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày tham luận Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt dộng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở nước ta hiện nay
PGS.TS Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày tham luận về Hoàn thiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị ở nước ta hiện nay – Thực trạng và kiến nghị
Ths. Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trình bày tham luận Hoàn thiện pháp luật về quyền giám sát của cơ quan dân cử, của công dân – Thực trạng và kiến nghị.
PGS.TS Chu Hồng Thanh phát biểu một số ý kiến về Nghị quyết số 48/NQ-TW sau 15 năm thực hiện
Ông Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục rà soát văn bản pháp lý, Bộ Tư pháp cho rằng, để tổng kết và mở ra một hướng đi mới, cần bám sát đánh giá 6 lĩnh vực trong Nghị quyết số 48. Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 cần phải dựa trên nền tảng Hiến pháp 2013; không chỉ xây dựng, hoàn thiện pháp luật mà cần đặt trọng tâm cả vấn đề thực thi pháp luật.
GS. Lê Minh Thông, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, Nghị quyết số 48 –NQ/TW ngày 24 tháng 05 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam dến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền
TS. Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát biểu tại hội thảo
Kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao những ý kiến phát biểu sôi nổi, sâu sắc, tâm huyết, thẳng thắn tại Hội thảo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định ý kiến góp ý của các đại biểu tham dự Hội thảo có ý nghĩa quan trọng để phục vụ quá trình Tổng kết Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị.