ĐỔI MỚI CƠ CHẾ PHÂN BỔ, GIÁM SÁT VIỆC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG
Toàn cảnh Hội thảo
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Hữu Toàn – Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo.
Tham dự hội thảo có: TS. Hoàng Quang Hàm, Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội; TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách; Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Hoàng Anh; đại diện một số bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,...) và các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan.
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương cho biết, Đề tài “Đổi mới cơ chế phân bổ, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công nhằm góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam” là đề tài khoa học cấp Bộ. Nội dung nghiên cứu của đề tài có tính thiết thực cao, mang tính thời sự cấp bách và có ý nghĩa nhằm khắc phục những tồn tại hiện có trong phân bổ, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công, đồng thời, phục vụ trực tiếp công việc chuyên môn của Ủy ban Tài chính, ngân sách trong việc thẩm tra các nội dung về phân bổ, sử dụng vốn đầu tư công trong thời gian tới.
Đánh giá cao Ban Chủ nhiệm Đề tài đã nỗ lực, nghiêm túc trong quá triển khai Đề tài, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương đề nghị các chuyên gia, nhà khoa học đóng góp ý kiến khách quan, toàn diện vào nội dung Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài đạt mục tiêu đề ra nhằm hoàn thiện nội dung đảm bảo chất lượng, mục tiêu đề ra.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Hữu Toàn - Chủ nhiệm Đề tài
Gợi ý nội dung thảo luận, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Hữu Toàn nêu rõ, cơ chế phân bổ vốn đầu tư công là một nội dung quan trọng để bảo đảm tính công bằng, trọng tâm trọng điểm và quyết định đến hiệu quả sử sụng nguồn lực. Đối với các cơ quan của Quốc hội, với thẩm quyền quyết định về ngân sách nhà nước, về kế hoạch đầu tư công trung hạn từng giai đoạn, việc quyết định cơ chế phân bổ vốn đầu tư công và hoạt động giám sát tình hình phân bổ vốn đầu tư công là những nhiệm vụ quan trọng.
Thời gian qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chú trọng việc nghiên cứu, đổi mới công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm; đồng thời, tăng cường giám sát về phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công. Từ đó, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mọt mặt bảo đảm an sinh, xã hội của người dân,… Phát huy vai trò của nguồn lực ngân sách dành cho đầu tư công trong bối cảnh nợ công tăng, thông qua hoạt động đầu tư công để tạo môi trường và kích thích phát triển.
Nhấn mạnh mục tiêu của Đề tài nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị thiết thực về phân bổ vốn đầu tư công và giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Hữu Toàn đề nghị, các chuyên gia, nhà khoa học bên cạnh việc cho ý kiến trực tiếp, khách quan vào Dự thảo Báo cáo, cần quan tâm làm rõ: Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội về phân bổ bốn đầu tư công; Giải pháp phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư công;…
Thư ký khoa học Đề tài, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách Bùi Nhật Tân
Báo cáo tóm tắt về Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài, Thư ký khoa học Đề tài Bùi Nhật Tân cho biết, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm 3 chương: (1) Cơ sở lý luận về phân bổ vốn đầu tư công và giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công; (2) Thực trạng phân bổ vốn đầu tư công và giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2016-2020; (3) Giải pháp phân bổ vốn đầu tư công và giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam.
Trong đó, liên quan đến giải pháp hoàn thiện, Dự thảo kiến nghị nhiều nội dung quan trọng về: Xác định các nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư công; Hoàn thiện các tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công;…
Góp ý tại hội thảo, các chuyên gia đánh giá cao và cơ bản đồng tình với nội dung trọng tâm tại Dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Đổi mới cơ chế phân bổ, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công nhằm góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam”.
Các chuyên gia tham dự hội thảo
Theo các chuyên gia, nội dung Đề tài nghiên cứu mang tính cấp bách, thời sự, có tính thiết thực cao trong việc khắc phục những tồn tại hiện có trong phân bổ, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công, hướng đến sử dụng hiệu quả nguồn lực, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững của đất nước.
Cũng theo các chuyên gia, Đề tài đã tập trung nghiên cứu về khái niệm vốn đầu tư công, phân bổ vốn đầu tư công; giám sát về đầu tư công của Quốc hội và kinh nghiệm quốc tế về các lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hơn các vấn đề thuộc mặt lý luận liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Đề tài đã bám sát quy định của pháp luật về ngân sách Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan về đầu tư công, phân bổ vốn đầu tư công và giám sát của Quốc hội trong lĩnh vực đầu tư công, từ đó, đánh giá kết quả thực hiện trên thực tế; Đề xuất quan điểm và kiến nghị giải pháp trong việc xây dựng và hoàn thiện quy định pháp luật về đầu tư công, phân bổ và giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công tại Việt Nam.
TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên PCN Ủy ban Tài chính, ngân sách
Tuy nhiên, để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, các ý kiến chuyên gia cũng đề nghị cần: Bổ sung số liệu về kết quả thu, chi ngân sách nhà nước; đánh giá về các yếu tố tác động ảnh hưởng đến công tác thu, chi ngân sách nhà nước và phân bổ vốn đầu tư công;…
Theo TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách nên bổ sung vào Đề tài những điểm mới trong quy định về nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vồn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021 -2025. Đồng thời, bên cạnh việc nêu kết quả đạt được của công tác phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, cần đánh giá kỹ về những tồn tại, hạn chế như: công tác phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm chậm, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải ngân vốn của các dự án; Công tác chuẩn bị dự án có lúc, có nơi mang tính hình thức;…
TS. Hoàng Quang Hàm, Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội
Liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động giám sát của Quốc hội về phân bổ vốn đầu tư công, TS. Hoàng Quang Hàm, Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần tăng cường giám sát thông qua các báo cáo về đầu tư công, triển khai hiệu quả các công cụ giám sát của Quốc hội; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công tác giám sát, tăng cường sự tham gia giám sát của các cơ quan, tổ chức, cá nhân…
Ngoài ra, TS. Hoàng Quang Hàm cũng nhấn mạnh, cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát về đầu tư công. Trong đó, chú trọng quy trình hậu giám sát, bao gồm trách nhiệm của chủ thể giám sất, đối tượng chịu sự giám sát trong từng lĩnh vực cụ thể; và các chế tài xử lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc các kết luận giám sát của Quốc hội;…
Phát biểu kết thúc hội thảo, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương ghi nhận và đánh giá cao ý kiến tham luận, phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học. Nhấn mạnh tính cấp thiết cũng như ý nghĩa của Đề tài, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương đề nghị, Ban Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý, khẩn trương hoàn thiện Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đảm bảo chất lượng và mục tiêu đề ra.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Hữu Toàn – Chủ nhiệm Đề tài đồng chủ trì hội thảo
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn - Chủ nhiệm Đề tài
Các vị đại biểu, chuyên gia tham dự hội thảo
Thư ký khoa học Đề tài, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân sách Bùi Nhật Tân
TS. Hoàng Quang Hàm, Trợ lý Phó Chủ tịch Quốc hội
TS. Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, Ngân sách
Bà Nguyễn Thị Thơm, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch đầu tư
Các chuyên gia tham dự hội thảo
TS. Bùi Đặng Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách
Ông Dương Bá Đức, Vụ Đầu tư, Bộ Tài chính
Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lê Thị Thu Hương phát biểu bế mạc hội thảo
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia vào Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: “Đổi mới cơ chế phân bổ, giám sát việc phân bổ vốn đầu tư công nhằm góp phần phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam ”./.