• Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XI
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 40
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 37
  • Phiên họp thứ 33
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 3
  • Quốc hội khóa X
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 53
  • Phiên họp thứ 52
  • Quốc hội khóa X
  • ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

    25/03/2020

    Thực hiện Chương trình làm việc Phiên họp thứ 43, sáng ngày 25/03, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

    Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh: Dự thảo luật có 7 chương và 34 điều, có 9 nội dung cụ thể. Trên cơ sở Tờ trình và báo cáo thẩm tra, tập trung thảo luận 6 vấn đề. Về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật của Dự án Luật Biên phòng Việt Nam và các Luật khác vì có liên quan đến 10 đạo luật và Luật Biên giới quốc gia có riêng 1 chương về bảo vệ biên giới quốc gia; Nghiên cứu về nhiệm vụ biên phòng, lực lượng biên phòng, các quy định về hợp tác quốc tế, chế độ chính sách, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác biên phòng.


    Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý cho Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

    Góp ý vào Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho rằng: Việt Nam có chung đường biên giới với 3 nước: Trung Quốc, CHDCND Lào và Campuchia. Với Trung Quốc Quốc, Việt Nam có Hiệp định Phân định cắm mốc biên giới từ năm 2008. Với CHDCND Lào, năm 2017, Việt Nam có Hiệp định bổ sung về điểm đầu và tăng độ dầy của cắm mốc biên giới. Đặc biệt, ngày 27/11/2019, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp ước Hoạch định Biên giới và Nghị định thư phân giới cắm mốc trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia. Vì vậy, đây là thời điểm thuận lợi để Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đóng góp ý kiến cho Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

    Về lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng (Điều 7) của Dự án Luật Biên phòng Việt Nam, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bỏ khoản 1 quy định nhân dân ở khu vực biên giới là lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng, vì Hiến pháp và một số luật đã quy định quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân. Theo đó, chỉ có cơ quan, tổ chức mới là lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; quy định cụ thể về lực lượng nòng cốt, lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng cho phù hợp với quan điểm của Đảng và khoản 2 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia.

    Phát biểu tại phiên họp, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu, nếu chỉ quy định một lực lượng nào đó tham gia thực thi nhiệm vụ biên phòng thì không bao quát hết được. Nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ biên giới là của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Ngoài ra, trong Dự án Luật Biên phòng Việt Nam còn đề cập về Hợp tác quốc tế biên phòng. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đề nghị rà soát chỉnh lý nội dung Chương III (Hợp tác quốc tế về biên phòng) cho phù hợp với pháp luật về điều ước quốc tế và chuyển Chương này thành một mục ở Chương II.


    Ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng dân tộc đóng góp ý kiến tại Phiên họp.

    Bày tỏ quan điểm,  Chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến nhất trí với tên gọi Dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Tuy nhiên, trong Dự án Luật cần bổ sung thêm 2 vấn đề. Thứ nhất là xuất phát từ vị trí và tầm quan trọng của biên giới quốc gia và nhiệm vụ đặt ra khi tiếp tục xây dựng biên giới quốc gia. Đây là những vấn đề chiến lược quan trọng trong giữ nước và dựng nước, vì biên giới quốc gia là thể hiện bộ mặt của Việt Nam, thể hiện trình độ phát triển của đất nước và sự quan tâm của Đảng, Nhà nước về biên giới. Thứ hai, cần xây dựng bộ đội biên phòng chính quy, vững mạnh, hiện đại, đáp ứng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.

    Ngoài ra, hiện nay, biên giới trên bộ còn nhiều khó khăn cần phải quan tâm huy động xây dựng, phát triển. Theo Chủ nhiệm Hà Ngọc Chiến, nâng Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng thành Luật Biên phòng và mở rộng Luật này là cần thiết. Bên cạnh đó cần nghiên cứu để đưa quy định biên giới quốc gia và khu vực biên giới vào Luật Biên phòng Việt Nam. Lực lượng biên phòng là lực lượng nòng cốt trong quản lý, bảo vệ Tổ quốc. Khi xây dựng Luật Biên phòng Việt Nam phải thống nhất với các Luật khác.

    Góp ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng bày tỏ quan điểm đồng ý với việc cần quan tâm hơn đến chính sách cho lực lượng biên phòng đang làm nhiệm vụ, công tác ở khu vực biên giới. Mặt khác, trong Dự án Luật Biên phòng Việt Nam cần chú trọng đến tính hợp hiến và sự đồng bộ của hệ thống pháp luật.

    Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng sự cần thiết xây dựng dự án Luật Biên giới Quốc phòng nhưng cũng cần xem xét kỹ Luật này liên quan đến nhiều luật khác, nên Luật Biên phòng Việt Nam sẽ được đưa ra Quốc hội xem xét, thảo luận.


    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại Phiên họp.

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng, tại Điều 7 của dự án Luật Biên phòng Việt Nam phải phát huy dược tất cả các lực lượng như chính quyền, mặt trận, nhân dân ở khu vực biên giới tham gia vào việc quản lý biên phòng, chứ không thể quy định một lực lượng cụ thể. Ngoài ra, trong dự án Luật Biên phòng Việt Nam cũng cần chú trọng đến chính sách, chế độ đãi ngộ đối với những người công tác, làm nhiệm vụ ở khu vực giáp biên giới như thế nào và điều này cần được nói rõ hơn trong dự án Luật.

    Đồng ý với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga bày tỏ quan điểm cần quan tâm hơn đến đội ngũ bộ đội biên phòng về thực thi các chính sách, chế độ đãi ngộ. Ngoài ra, cần lưu ý đến chức năng, nhiệm vụ của bộ đội biên phòng vừa nêu ở trong Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng và trong dự án Luật Biên phòng Việt Nam; Cần thiết cần nâng cao ý nghĩa của Pháp lệnh để đưa vào trong dự án Luật và phạm vi điều chỉnh không được chồng chéo với luật khác.


     Bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nêu ý kiến cho Dự án Luật Biên phòng Việt Nam.

    Phát biểu kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đánh giá cao ý kiến đóng góp của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho dự án Luật Biên phòng Việt Nam. Qua ý kiến phát biểu thảo luận nhận thấy, trong dự án Luật phải có sự thống nhất, không được chồng chéo với các Luật khác, đặc biệt là Luật Biên giới quốc gia. Ngoài ra, Cơ quan soạn thảo cần bổ sung những quy định của lực lượng nhiệm vụ biên phòng ở chương II. Về vấn đề Hợp tác quốc tế, Ban soạn thảo cần rà soát kỹ để phù hợp với các luật khác và các điều ước quốc tế; chức năng, nhiệm vụ của bộ đội biên phòng; Tính khả thi và tính hợp lý của lực lượng bộ đội biên phòng cũng cần bổ sung để hoàn chỉnh thêm.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh có trách nhiệm thẩm tra kỹ đối với dự án Luật Biên phòng Việt Nam trước khi trình ra Quốc hội xem xét, thảo luận cho ý kiến./.

    Bích Lan-Hoàng Quỳnh

    Các bài viết khác