• Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 30
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 19
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp thứ 15
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 12
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT THỎA THUẬN QUỐC TẾ

    22/04/2020

    Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 44, sáng ngày 22/4 tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.

    Thẩm tra Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, về tính hợp hiến, hợp pháp và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, ý kiến thẩm tra cho rằng Dự án Luật phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Chủ nhiệm Ủy ban nêu rõ, Thường trực Ủy ban Đối ngoại nhận thấy Hồ sơ dự án Luật đã được Chính phủ chuẩn bị công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9. Do đó Ủy ban thẩm tra trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

    Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tán thành sự cần thiết nâng Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế lên thành Luật Thỏa thuận quốc tế, tính thống nhất của Dự án Luật trong hệ thống pháp luật tương đối cao; tuy nhiên vẫn cần tiếp tục rà soát từ khâu giải thích từ ngữ, phạm vi điều chỉnh để tránh những quy định trùng lắp hoặc xung đột. Về chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế trong tình hình mới, Dự án Luật quy định chưa đầy đủ một số chủ thể đối với các cơ quan thuộc Quốc hội, các đơn vị sữ nghiệp công lập…

    Ngoài ra, Chủ tịch Quốc hội chỉ ra rằng các hành vi nghiêm cấm quy định tại Điều 8 của Dự án Luật còn rất chung chung, đề nghị cần rà soát để quy định cụ thể hơn, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Đồng thời, cần quy định rõ ràng rằng trong văn bản thỏa thuận quốc tế phải có 1 trong 2 bản là tiếng Việt để khẳng định và đề cao vị thế ngôn ngữ quốc gia trên trường quốc tế...

    Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc

    Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh thừa ủy quyền của Chính phủ trình bày Tờ trình Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế

    Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế

    Tại Phiên thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí sự cần thiết xây dựng Dự án Luật Thỏa thuận quốc tế với các lý do đã phân tích tại Tờ trình và Báo cáo thẩm tra; đánh giá cao sự nỗ lực của Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra đã chuẩn bị Dự án Luật công phu, kỹ lưỡng, Hồ sơ Dự án Luật tương đối đầy đủ.

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tán thành sự cần thiết nâng Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế lên thành Luật Thỏa thuận quốc tế, tính thống nhất của Dự án Luật trong hệ thống pháp luật tương đối cao; tuy nhiên vẫn cần tiếp tục rà soát từ khâu giải thích từ ngữ, phạm vi điều chỉnh để tránh những quy định trùng lắp hoặc xung đột. Về chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế trong tình hình mới, Dự án Luật quy định chưa đầy đủ một số chủ thể đối với các cơ quan thuộc Quốc hội, các đơn vị sữ nghiệp công lập…

    Phó Chủ tịch Quốc hội - Đại tướng Đỗ Bá Tỵ cho ý kiến dự án Luật

    Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến đánh giá cao sự phối hợp giữa Cơ quan soạn thảo và Cơ quan thẩm tra; tuy nhiên liên quan đến quy định cấp nào được nhân danh ký thỏa thuận quốc tế thì cần tính toán thêm. Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, thực tế chính quyền cấp xã không có bộ máy giúp việc, dó đó nên xem xét quy định nhân danh ký thỏa thuận quốc tế từ cấp huyện trở lên.

    Tại phiên họp, Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị làm rõ thỏa thuận quốc tế có mối quan hệ như thế nào trong hệ thống pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó cần cân nhắc nội dung về cơ quan có thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế đối với các cấp quy định trong Dự án Luật.

    Phát biểu tại Phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bày tỏ sự băn khoăn về quy định thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh UBND cấp xã. Ngoài ra, về vấn đề ngôn ngữ, đề nghị Dự án Luật cần quy định cơ quan nào sẽ đảm bảo vấn đề chính xác về ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.

    Kết luận một số nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí nâng Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế lên thành Luật Thỏa thuận quốc tế

    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra và các Bộ, ngành, đơn vị có liên quan tiếp thu các ý kiến góp ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện Dự án Luật; Đề nghị Ủy ban Đối ngoại tiến hành thẩm tra chính thức Dự án Luật và gửi xin ý các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đảm bảo cho việc trình ra Quốc hội tại Kỳ hợp tới đây./.

    Trọng Quỳnh