• Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp bất thường tháng 8
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 1
  • Thông cáo
  • Quốc hội khóa XIV
  • Phiên họp thứ 58
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 54
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 51
  • Phiên họp thứ 50
  • Quốc hội khóa XI
  • Phiên họp thứ 50
  • Phiên họp thứ 48
  • Phiên họp thứ 46
  • Phiên họp thứ 43
  • Phiên họp thứ 42
  • Phiên họp thứ 39
  • Phiên họp thứ 34
  • Phiên họp thứ 38
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 36
  • Phiên họp thứ 35
  • Phiên họp thứ 22
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 31
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 25 <
  • ss="sub-menu">
  • Quốc hội khóa X
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • Kết luận của UBTVQH về Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024

    13/10/2024

    Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024.

    Có giải pháp đột phá, giải quyết thấu đáo các ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân

    Theo đó, ngày 07/10/2024, tại Phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024 và kết luận như sau:

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao Ban Dân nguyện trong việc xây dựng Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024 và cơ bản nhất trí với những nội dung trong Báo cáo; đồng thời đánh giá cao việc Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, kịp thời chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện các kiến nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại các Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội hằng tháng.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ban Dân nguyện tiếp thu ý kiến của các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến phát biểu của đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan hữu quan để hoàn thiện, phát hành Báo cáo Công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 9 năm 2024 gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đã được nêu cụ thể tại phần IV của Báo cáo. Bổ sung nội dung phản ánh cử tri về 03 nội dung: (1). tình hình cháy, nổ diễn biến rất phức tạp và có những vụ cháy gây thiệt hại tính mạng của nhiều người; (2) về tình trạng xâm hại trẻ em, bạo hành trẻ em thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp và nhiều vụ xảy ra; (3) Về việc chậm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào sử dụng.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể như sau:

    - Có giải pháp chủ động ứng phó thiên tai dịch bệnh, biến đổi khí hậu; quan tâm điều chỉnh giá nhà ở xã hội hoặc có các gói hỗ trợ mua nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, có chính sách khuyến khích việc thực hiện các dự án xây nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.

    - Bộ Y tế có giải pháp để kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác an toàn vệ sinh thực phẩm; nghiên cứu, có quy định tăng mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; kiểm tra, giải quyết khó khăn về thiếu thuốc, vắc xin, vật tư y tế tại một số cơ sở y tế công lập; sớm đưa Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam vào hoạt động. 

    Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương kết luận nội dung phiên họp.

    - Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý sim, đặc biệt là sim rác, sim không chính chủ để hạn chế thấp nhất kẻ gian sử dụng để lừa đảo.

    - Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo nghiêm việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng tài trợ trong trường học.

    - Về 04 vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người của các địa phương thường xuyên tập trung khiếu kiện đông người tại thành phố Hà Nội được nêu tại Phụ lục 2 của Báo cáo, đề nghị chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội, Hải Phòng và UBND các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc khẩn trương rà soát, giải quyết dứt điểm vụ việc, nhất là vụ việc mới phát sinh.

    - Về 05 vụ việc có dấu hiệu phức tạp về an ninh, trật tự được nêu tại Phụ lục 3 của Báo cáo, đề nghị chỉ đạo UBND các tỉnh: Hậu Giang, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bắc Kạn tổ chức tiếp, đối thoại các công dân, ban hành văn bản giải quyết (nếu còn thẩm quyền) hoặc tổ chức rà soát, rà soát lại nếu có căn cứ để giải quyết dứt điểm vụ việc.

    Trọng Quỳnh