Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh đã chủ trì phối hợp với Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Đánh giá cao tinh thần khẩn trương xây dựng dự thảo Luật của Chính phủ và Ủy ban thẩm tra, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, về cơ bản, các nội dung của dự thảo luật đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thảo luận tại phiên họp, các ý kiến cho rằng, việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trong tình hình hiện nay là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về bảo đảm an ninh, trật tự. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nên thực hiện chuyển dần, từng bước, theo lộ trình.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên thảo luận:
Toàn cảnh phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành phiên thảo luận.
Tham dự phiên họp có Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Ngô Minh Tiến, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung.
Các đại biểu tham dự phiên họp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt trình bày báo cáo về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Công an nhân dân (sửa đổi).
Đánh giá cao tinh thần khẩn trương xây dựng dự thảo Luật của Chính phủ và Ủy ban thẩm tra, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, về cơ bản, các nội dung của dự thảo Luật đã tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội cũng như ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp Luật Nguyễn Khắc Định đề nghị nên quy định rõ thời hạn chuyển đổi công an xã sang chính quy trong vòng bao nhiêu năm ngay trong dự thảo Luật.
Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị Ban soạn thảo, Ủy ban thẩm tra quan tâm, chủ động triển khai công tác tuyên truyền về dự thảo Luật này đến cử tri và nhân dân cả nước, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với lực lượng công an xã, cũng như việc bảo vệ, ổn định an ninh, trật tự ở địa phương.
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy trong tình hình hiện nay là cần thiết, phù hợp với chủ trương của Đảng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về bảo đảm an ninh, trật tự. Tuy nhiên, việc chuyển đổi nên thực hiện chuyển dần, từng bước, theo lộ trình.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy là một chủ trương lớn, thay đổi hẳn vị trí pháp lý của Công an xã. Do vậy, để đảm bảo tính khả thi, Ban soạn thảo cần có Báo cáo tổng kết đánh giá tác động một cách toàn diện về vấn đề này.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu ý kiến xung quanh 4 vấn đề trong báo cáo giải trình.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp thu các ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phát biểu kết thúc phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp thu ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ngay sau phiên họp, đề nghị Ủy ban thẩm tra và Ban soạn thảo tiếp tục phối hợp, rà soát kỹ các nội dung của dự thảo Luật.