• Hội đồng Nhân dân
  • Góc nhìn Phiên họp thứ 29
  • Phiên họp thứ 28
  • Phiên họp giữa 2 đợt của kỳ họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 27
  • Phiên họp thứ 26
  • Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 4
  • Phiên họp thứ 25
  • Phiên họp thứ 24
  • Phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội giữa kỳ
  • Phiên họp thứ 23
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4/2023
  • Phiên họp thứ 22
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội tháng 4/2023
  • Phiên họp thứ 21
  • Phiên họp thứ 20
  • Phiên họp thứ 18
  • Phiên họp thứ 17
  • Phiên họp thứ 16
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022
  • Phiên họp thứ 15
  • Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
  • Phiên họp bất thường tháng 8
  • Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8/2022
  • Phiên họp thứ 14
  • Phiên họp thứ 13
  • Phiên họp thường vụ ngày 04/6
  • Phiên họp thứ 11
  • Phiên họp thứ 10
  • Phiên họp thứ 9
  • Phiên họp thứ 8
  • Phiên họp thứ 7
  • Phiên họp thứ 6
  • Phiên họp thứ 5
  • Phiên họp thứ 4
  • Phiên họp thứ 3
  • Phiên họp thứ 2
  • Phiên họp thứ 1
  • Quốc hội khóa XIV
  • Quốc hội khóa XIII
  • Quốc hội khóa XII
  • Quốc hội khóa XI
  • Quốc hội khóa X
  • TIẾP TỤC THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CẤP THỊ THỰC ĐIỆN TỬ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH VIỆT NAM

    16/10/2018

    Chiều ngày 16/10, tiếp tục Chương trình làm việc Phiên họp thứ 28, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều hành nội dung làm việc.

    Toàn cảnh phiên họp

    Trình bày Tờ trình của Chính phủ tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết, cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là chính sách mới, thể hiện quyết tâm cải cách thủ tục hành chính triệt để của Chính phủ, phù hợp chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Sau gần hai năm tổ chức thực hiện, Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiến hành tổng kết việc thí điểm triển khai chính sách này.

    Sau thời gian thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội và cơ sở kết quả tổng kết thực hiện thí điểm, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện chính sách này. Bởi việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam đã đạt được các yêu cầu mà Quốc hội đề ra, khẳng định việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 30/2016/QH14 là đúng đắn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt, kết quả tổng kết cho thấy, về kinh tế - xã hội, chính sách cấp thị thực điện tử đã góp phần tiếp tục thu hút người nước ngoài vào Việt Nam du lịch, tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch; về đối ngoại, nhiều cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam đánh giá cao chính sách cấp thị thực điện tử của Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi trong việc xây dựng các mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các quốc gia trong giai đoạn hội nhập; an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

    Bên cạnh đó, về góc độ đối ngoại, việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử thể hiện quan điểm nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế, nhất là phát triển du lịch; cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành. Không chỉ vậy, về góc độ kinh tế - xã hội, nếu không tiếp tục thực hiện cấp thị thực điện tử sẽ gây lãng phí trong quản lý vì không tận dụng nguồn lực về công nghệ thông tin, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến các cơ quan, tổ chức đã đăng ký tài khoản để thực hiện thủ tục cấp thị thực điện tử.

    Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra

    Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt thấy rằng, hồ sơ dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình đã được chuẩn bị đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh nhận thấy, qua gần 02 năm Chính phủ tích cực chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội “về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam” đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần tích cực vào công cuộc hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện của đất nước ta hiện nay. Do vậy, để bảo đảm hoạt động cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam không bị gián đoạn cho đến khi Quốc hội có thể quyết định sửa đổi Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là cần thiết.

    Dự thảo Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam do Chính phủ trình gồm có 4 điều, tập trung vào việc ghi nhận kết quả của việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Điều 1); Giao Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2019 (Điều 2); việc quy định tiếp tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2019 để có cơ sở tổng kết, đánh giá toàn diện chính sách này. Đồng thời, thời hạn trên cũng phù hợp để Chính phủ chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Giao Chính phủ nghiên cứu, xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, trong đó bổ sung quy định về việc cấp thị thực điện tử trình Quốc hội khóa XIV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9, xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 (Điều 3); Quy định hiệu lực của Nghị quyết (Điều 4).

    Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh thấy rằng nội dung dự thảo Nghị quyết phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp năm 2013; không trái với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Các nội dung dự thảo Nghị được xây dựng trên cơ sở kết quả thực hiện các quy định của Nghị quyết số 30/2016/QH14 của Quốc hội, phù hợp với yêu cầu thực tế của việc cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam. Có ý kiến đề nghị bổ sung trong dự thảo Nghị quyết một số nội dung cụ thể trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thí điểm theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 để giao Chính phủ thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế đã nêu trong Báo cáo tổng kết số 388/BC-CP của Chính phủ (như: công tác tuyên truyền về chính sách thị thực điện tử; trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật; diện các quốc gia được áp dụng thí điểm, số cửa khẩu quốc tế được sử dụng cho người nước ngoài nhập cảnh…) nhằm đảm bảo việc tiếp tục thí điểm đạt hiệu quả thiết thực.

    Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ phát biểu kết luận nội dung làm việc

    Về thời gian thực hiện Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng- An ninh Võ Trọng Việt cho biết, hiện đang có hai loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định tại Điều 2 về thời gian tiếp tục thực hiện thí điểm là “03 năm”, vì cho rằng chính sách cấp thị thực điện tử vẫn đang ở giai đoạn thí điểm nên cần có đủ thời gian kiểm nghiệm trên thực tế để tổng kết, đánh giá một cách toàn diện mới đưa vào luật. Loại ý kiến thứ hai đề nghị cân nhắc quy định tại Điều 2, đề nghị chỉ kéo dài việc thí điểm thêm 01 năm để sửa Luật.

    Thường trực Ủy ban Quốc phòng- An ninh đề nghị, cùng với việc tiếp tục thực hiện thí điểm, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công an và các cơ quan hữu quan sớm tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để có thể báo cáo Quốc hội xem xét, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, cho phép sửa đổi Luật theo thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ tám của Quốc hội nhằm bổ sung nội dung về cấp thị thực điện tử, sớm kết thúc việc thí điểm.

    Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết 30/2016/QH14 ngày 22/11/2016 của Quốc hội “về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam” và đồng tình với kiến nghị tiếp tục thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam của Chính Phủ. Tuy nhiên, về thời gian thực hiện Nghị quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, kéo dài thêm 02 năm là hợp lý. Bởi, năm 2016 Chính phủ trình Quốc hội quyết định thực hiện thí điểm trong “02 năm” đã được tính toán kỹ để có thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, nay Chính phủ đề nghị tiếp tục thí điểm thêm “03 năm”, dài hơn thời gian thí điểm theo Nghị quyết số 30/2016/QH14 là chưa thuyết phục. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất không ra Nghị quyết riêng về nội dung này, mà đưa vào Nghị quyết chung của Quốc hội.

    Phát biểu kết luận nội dung làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị, trong thời gian tiếp tục thực hiện thí điểm, Chính phủ khẩn trương chuẩn bị Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam để có thể báo cáo Quốc hội xem xét. Đồng thời, đề nghị Chính phủ lưu ý, tiếp tục rà soát, đánh giá thật kỹ toàn bộ các danh mục, các nước được áp dụng, các cửa khẩu được nhập cảnh bằng thị thực điện tử để đảm bảo chặt chẽ hiệu quả. Cùng với đó, làm rõ thêm các ý kiến của các bộ, ngành, nhất là ý kiến của Bộ Ngoại giao về vấn đề xử lý các mối quan hệ giữa cấp thị thực đơn phương và cấp thị thực điện tử. Ngay sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng- An ninh tiến hành triển khai thẩm tra chính thức về nội dung này.

    Thu Phương – Trọng Quỳnh