HÌNH ẢNH ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG LỚN CÒN CÓ Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ THẢO BỘ LUẬT LAO ĐỘNG (SỬA ĐỔI)

14/08/2019

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 36, sáng ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc.

Thảo luận tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, nghiêm túc, tinh thần tập trung cao độ của cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đối với dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi). Tuy nhiên, còn nhiều vấn đề có ý kiến khác nhau đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm cao của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan hữu quan. Phó Chủ tịch Thường trực đề nghị, trên cơ sở các thảo luận tại Phiên họp 36 này, đề nghị các cơ quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến; hoàn thiện các báo cáo đánh giá tác động; đẩy nhanh tiến độ thời gian hoàn thiện Bộ luật; lấy ý kiến tác động toàn dân; tăng cường truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội...

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu một số hình ảnh tại phiên họp:

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng điều hành nội dung làm việc

Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh báo cáo về một số nội dung lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Cho ý kiến tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, bản thân Bộ luật Lao động đã là một bộ luật lớn, quan trọng, phức tạp có sức ảnh hưởng và tác động lớn đến tình hình kinh tế, xã hội của đất nước trước mắt và lâu dài. Ngoài việc sửa đổi để đáp ứng các hiệp định mà Việt Nam tham gia, thì lần sửa đổi này cần tính đến các nhu cầu, chiến lược phát triển của đất nước.

 Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị công tác lấy ý kiến nhân dân cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá; đẩy mạnh việc tuyên truyền rộng rãi về tinh thần của Bộ luật sửa đổi tới các đối tượng, tầng lớp nhân dân để hiểu đúng và rõ về việc sửa đổi Luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ vấn đề mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa để phù hợp với điều kiện làm việc, sức khỏe và thời giờ làm việc của người lao động Việt Nam.

Quan tâm đến vấn đề giải quyết tranh chấp lao động, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định cụ thể và làm rõ tính khả thi các nội dung như chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Hội đồng trọng tài lao động; quy định thủ tục hòa giải vẫn là một thủ tục bắt buộc trước khi yêu cầu Toà án nhân dân hoặc Hội đồng trọng tài lao động giải quyết…

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình một số vấn đề tại phiên họp

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc tán thành mở rộng khung giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ như đề xuất của Chính phủ

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu tại phiên họp

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị, trên cơ sở các thảo luận tại Phiên họp 36 này, đề nghị các cơ quan nghiêm túc tiếp thu đầy đủ các ý kiến; hoàn thiện các báo cáo đánh giá tác động; đẩy nhanh tiến độ thời gian hoàn thiện Bộ luật; lấy ý kiến tác động toàn dân; tăng cường truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Trọng Quỳnh

Các bài viết khác