18. Bộ Công an

20/10/2016 08:46

BỘ CÔNG AN

 

1. Cử tri tỉnh An Giang, Tiền Giang, Thái Bình, Vĩnh Long, Bình Định và Tp Hồ Chí Minh kiến nghị: “Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo mạnh mẽ các ngành, các cấp thực hiện đồng loạt các giải pháp nhằm kéo giảm tình trạng vi phạm pháp luật trong xã hội hiện nay, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội. Vì, tình hình phạm pháp hình sự gia tăng đáng kể, tội phạm về nghiện hút gia tăng, hành vi phạm tội ngày càng liều lĩnh, dã man, đáng sợ, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa, nhất là trong thanh, thiếu niên đe dọa đến sự phát triển xã hội trong tương lai”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1664/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Những năm qua, lực lượng Công an luôn chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân; triển khai đồng bộ các biện pháp, liên tục mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Sáu tháng đầu năm 2016, toàn quốc xảy ra 26.833 vụ phạm pháp hình sự (giảm 4,66% so với cùng kỳ năm 2015), hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng giảm (cướp tài sản giảm 18,28%; cướp giật tài sản giảm 3,15%; chống người thi hành công vụ giảm 19,41%...); lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 21.055 vụ, bắt, xử lý 42.716 đối tượng, đạt tỷ lệ 78,47%, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đều được điều tra, khám phá nhanh, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử trước pháp luật, được dư luận đánh giá cao.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng trẻ hóa. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tiếp tục tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác trong nhân dân; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm; duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; xây dựng khu dân cư văn hóa không có tội phạm và tệ nạn xã hội.

(2) Nâng cao hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ, tập trung vào các tuyến, địa bàn, lĩnh vực và đối tượng trọng điểm; tiếp tục tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, không để tội phạm “lộng hành”.

(3) Tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm; đồng thời, có biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tố giác tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm.

(4) Tăng cường các mặt công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, quản lý các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nhà nước và phòng, chống tội phạm; trước mắt, tham gia xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 của Quốc hội.

(5) Đẩy mạnh công tác đối ngoại và hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy trong khuôn khổ tổ chức INTERPOL, ASEANAPOL, các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các thiết chế song phương, đa phương khác.

2. Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị:

- Cử tri không đồng tình với việc các Cảnh sát giao thông thường xuyên trốn trong các bụi cây để bắn tốc độ phương tiện tham gia giao thông, thiết nghĩ việc thi hành công vụ thì phải công khai, minh bạch. Đề nghị ngành chức năng cần phải tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, hình ảnh người Cảnh sát giao thông trong thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt là trong xử lý phạt hành vi vi phạm trên lĩnh vực an toàn giao thông.

- Tình hình tai nạn giao thông tiếp tục diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng và nghiêm trọng hơn. Đề nghị Cảnh sát giao thông tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát, tuyên truyền, nhằm hạn chế tai nạn giao thông.

Trả lời: (Tại Công văn số 1657/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

1. Về kiến nghị liên quan đến đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông

Thực tế cho thấy, chạy quá tốc độ là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông. Việc lực lượng Cảnh sát giao thông đo tốc độ các phương tiện tham gia giao thông, kịp thời phát hiện, xử lý những người lái xe chạy quá tốc độ nhằm hạn chế tai nạn giao thông là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế nhiều lái xe tìm cách đối phó với việc đo tốc độ công khai, như: đang chạy với tốc độ cao, khi phát hiện các trạm, chốt của Cảnh sát giao thông sẽ giảm tốc độ hoặc né tránh; người lái xe bị xử phạt thông báo cho người lái xe đang tham gia giao thông khác biết để né tránh, gây khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát giao thông… Vì vậy, việc kết hợp giữa hình thức đo tốc độ công khai và bí mật là xuất phát từ đòi hỏi của tình hình thực tế.

Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2014, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, ngày 04/01/2016, Bộ Công an ban hành Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; theo đó, tại Khoản 1, Điều 9 quy định: “Hóa trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”. Do vậy, việc lực lượng Cảnh sát giao thông kết hợp biện pháp công khai với bí mật (hóa trang) để đo tốc độ là cần thiết, xuất phát từ thực tiễn công tác và đúng quy định của pháp luật, không phải như một số người cho rằng “Cảnh sát giao thông trốn trong bụi cây để bắn tốc độ”.

2. Về giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chống ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhất là các hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông, như: Chạy quá tốc độ; chở quá tải trọng; vi phạm nồng độ cồn; tránh, vượt sai quy định; chở quá số người quy định; xe không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật... Năm 2015 và Quý I năm 2016, lực lượng Cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 7.144.001 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông, phạt 4.661,118 tỷ đồng, tạm giữ 1.055.215 ô tô, mô tô, xe máy các loại.

Do vậy, tình hình trật tự, an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí. Năm 2015, xảy ra 22.827 vụ tai nạn giao thông, giảm 11,07%; làm chết 8.727 người, giảm 4%, bị thương 21.069 người, giảm 15,26% so với năm 2014. Trong 06 tháng đầu năm 2016, xảy ra 10.254 vụ tai nạn giao thông, giảm 9,91%; làm chết 4.320 người, giảm 3,7%, bị thương 9.116 người, giảm 13,49% so với cùng kỳ năm 2015.

Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp, số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng còn ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu, là do: (1) Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông rất hạn chế, vi phạm xảy ra phổ biến; (2) Một số cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan chưa thực sự quan tâm chỉ đạo trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nhất là việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người tham gia giao thông; (3) Công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải vẫn còn bất cập; kết cấu hạ tầng và dịch vụ vận tải công cộng chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng của các phương tiện cơ giới (4) Tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức (trong đó có Cảnh sát giao thông) trong thi hành nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông chưa cao, thậm chí sai phạm, tiêu cực.

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật về giao thông, giảm các vụ tai nạn giao thông, thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các giải pháp trọng tâm, sau:

 (1) Tham mưu với các cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04-9-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số 88/NQ-CP, ngày 24/8/2011 của Chính phủ về “Tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”... nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

(2) Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, viên chức và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tạo dư luận lên án với những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, phối hợp giúp đỡ, ủng hộ hoạt động của lực lượng Cảnh sát giao thông và các ngành trong giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.

(3) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, nhất là các hành vi trực tiếp gây tai nạn giao thông, như: phương tiện chở khách, chở hàng quá trọng tải, quá khổ giới hạn; chạy quá tốc độ trên tất cả các tuyến giao thông và các hành vi cản trở, không chấp hành hoặc chống lại các lực lượng thực thi nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.

(4) Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức khảo sát xác định các “điểm đen” về tai nạn giao thông, các điểm ùn tắc giao thông, các bất hợp lý về tổ chức giao thông để có giải pháp khắc phục.

 (5) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm, tiêu cực trong hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng Cảnh sát giao thông, động viên khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

3. Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Hiện nay, đã có Pháp lệnh Công an xã. Để thực hiện tốt hơn chức trách nhiệm vụ của Công an xã, đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội đưa lên thành Luật Công an xã.”

Trả lời: (Tại Công văn số 1654/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Bộ Công an đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật Công an xã. Đang gửi xin ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an các đơn vị địa phương vào dự án luật này và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến vào tháng 10 năm 2016.

4. Cử tri tỉnh Hải Phòng kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, xử lý tình trạng buôn bán trái phép và trộm cắp nội tạng đang có xu hướng diễn ra phức tạp ở Việt Nam.”

Trả lời: (Tại Công văn số 1770/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Trước tình hình mua bán trái phép và trộm cắp nội tạng diễn biến phức tạp, Bộ Công an đã và đang chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

(1) Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về hậu quả, tác hại của hành vi mua, bán mô và nội tạng bất hợp pháp; phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người, mua bán trái phép và trộm cắp nội tạng để chủ động phòng ngừa và tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

(2) Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, kiểm soát biên giới, cửa khẩu, quản lý người nước ngoài, quản lý nhân, hộ khẩu, dịch vụ Internet... không để đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội mua bán người, mua bán trái phép nội tạng.

(3) Triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người, trọng tâm là tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Cam-pu-chia. Phối hợp với Bộ Y tế quản lý chặt chẽ các bệnh viện có chức năng phẫu thuật, cấy ghép nội tạng, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các “trung tâm” trá hình môi giới và hành vi làm giả các giấy tờ, thủ tục để cho và ghép nội tạng, trộm cắp, cưỡng đoạt nội tạng. Tập trung điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh các vụ án mua bán người, mua bán trái phép nội tạng. Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử các vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm.

(4) Phối hợp Bộ Y tế tham mưu với Chính phủ ban hành các quy định về việc cho, ghép nội tạng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng theo nguyện vọng chính đáng của công dân. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.

(5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống mua bán người, mua bán trái phép và trộm cắp nội tạng. Các địa phương có đường biên giới duy trì giao ban, gặp gỡ, thiết lập đường dây nóng với các đơn vị, địa phương của các nước láng giềng nhằm chủ động trao đổi thông tin, phối hợp điều tra, truy bắt tội phạm, giải cứu, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tổ chức các diễn đàn truyền thông chung về phòng, chống mua bán người.

5. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Kiến nghị Bộ phối hợp với các ngành có liên quan ban hành các quy định cần thiết nhằm siết chặt quản lý đối với hoạt động kinh doanh game bắn cá. Vì hoạt động kinh doanh này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cờ bạc trá hình gây nhiều hệ lụy đau lòng cho gia đình và xã hội, và đang phổ biến rộng rãi tại các địa phương trên khắp cả nước”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1662/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

“Game bắn cá” là một trò chơi điện tử có tính chất đỏ đen và gây nghiện, đang khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Hoạt động kinh doanh “game bắn cá” tiềm ẩn nguy cơ đánh bạc trá hình, tuy nhiên chưa được quy định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Thời gian gần đây, tình hình vi phạm trong hoạt động kinh doanh “game bắn cá” diễn ra rất phức tạp, điển hình như các vi phạm về đăng ký kinh doanh, biển hiệu, địa điểm kinh doanh, thời gian hoạt động, không niêm yết giá và thể lệ chơi, không đăng ký kê khai và nộp thuế hay có biểu hiện đánh bạc…

Trước tình hình trên, để quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh “game bắn cá”, Bộ Công an đã và đang phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, trong đó có quy định về biện pháp xử lý đối với hành vi đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép. Dự thảo Nghị định dự kiến trình Chính phủ trong Quý IV năm 2016.

6. Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: Bộ ban hành các quy định cần thiết để siết chặt quản lý đối với hoạt động thành lập họ, hụi trong nhân dân. Bởi nhu cầu lập họ, hụi của nhân dân tại các địa phương là có thật nhằm tích lũy nguồn vốn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, tình hình vỡ hụi tại các địa phương đang tăng cao và mức độ thiệt hại cho người dân trong mỗi vụ việc có khi lên đến hàng tỷ đồng là điều đáng báo động và cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng để giúp người dân lập và duy trì họ, hụi được an toàn, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia họ, hụi, cũng như chủ họ, hụi”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1769/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Để đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân về việc lập họ, hụi, biêu, phường (gọi tắt là họ) nhằm tích lũy nguồn vốn cho bản thân và gia đình, ngày 27/11/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, thời gian qua, các đối tượng đã lợi dụng hoạt động họ để lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn của nhân dân. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác phòng ngừa xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân; tăng cường công tác phát hiện, khởi tố điều tra, xử lý nhiều vụ án liên quan đến hoạt động lập họ trái quy định của pháp luật. Điển hình như: Vụ Trương Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Trung học phổ thông dân lập Phương Nam, Hà Nội; vụ Phan Thị Tư, trú tại xã Phú Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân hàng tỷ đồng…

Để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, thời gian tới, Bộ Công an tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các công tác trọng tâm sau:

(1) Đề xuất bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong phòng ngừa, điều tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động lập “họ” tự phát; đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định số 144/2006/NĐ-CP về hụi, họ, biêu, phường nhằm siết chặt quản lý đối với hoạt động lập “họ” trong nhân dân.

(2) Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng (Tài chính, Ngân hàng…) tăng cường quản lý, giám sát các hoạt động cho vay, huy động vốn tự phát; thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng bất thường của các tổ chức, cá nhân; đa dạng hóa hoạt động tín dụng để người dân có thể tiếp cận các dịch vụ vay, thế chấp tài sản an toàn, nhanh chóng và thuận tiện.

(3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân, nhất là quy định về giao dịch, vay mượn, huy động, sử dụng vốn, cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm lợi dụng hoạt động họ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, giúp người dân chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện và tố giác tội phạm.

(4) Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa xét xử lưu động một số vụ án trọng điểm liên quan đến hoạt động “họ” nhằm răn đe, phòng ngừa chung.

7. Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở nhà hàng kinh doanh trá hình như: karaoke, cửa hàng Internet, khách sạn, nhà nghỉ…”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1660/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Thực hiện Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, ngày 03/9/2009 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện; đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Sáu tháng đầu năm 2016, lực lượng Công an toàn quốc đã kiểm tra 71.666 cơ sở; xử lý 14.019 trường hợp vi phạm; trong đó, đề nghị truy tố 144 vụ, 204 đối tượng, phạt hành chính 12.366 trường hợp, thu nộp ngân sách 30 tỷ đồng và xử phạt bằng nhiều hình thức khác. Do vậy, hoạt động của các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật ở một số cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vẫn còn xảy ra, như: kinh doanh các mặt hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tệ nạn ma túy trong vũ trường; hoạt động mại dâm trong nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, massage; mua, bán tài sản do người khác phạm tội mà có trong các cơ sở cầm đồ... Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong quản lý các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự còn hạn chế; (2) Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; (3) Hệ thống pháp luật liên quan đến công tác quản lý các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn bất cập, sơ hở.

Thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, Bộ Công an tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

- Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.

- Phối hợp với các ngành: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công thương... tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

- Tập trung lực lượng, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, chủ động nắm tình hình, phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các chủ cơ sở, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự vi phạm pháp luật; nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm, kinh doanh, cầm cố các loại tài sản do phạm tội mà có... Phối hợp với Viện kiểm sát, Toà án đưa ra xét xử lưu động các vụ án điểm liên quan đến hoạt động ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nhằm răn đe, giáo dục chung.

- Phối hợp với các bộ, ngành chức năng rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn; trong đó, tham mưu, đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 72/2009/NĐ-CP, ngày 03/9/2009 nhằm tăng cường hành lang pháp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

8. Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Cử tri phản ánh về chế độ chính sách đối với lực lượng Công an xã: Tại Điều 19, Pháp lệnh số 06/2008/PL-UBTVQH12, ngày 21/11/2008 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII, quy định về chế độ, chính sách đối với Công an xã. Pháp lệnh Công an xã có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến nay, lực lượng Công an xã vẫn chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Về bảo hiểm y tế thì được tham gia với hình thức trừ khoảng 52.000 đồng/tiền lương hàng tháng. Cử tri kiến nghị Nhà nước sớm xem xét cho lực lượng Công an xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ hưởng trợ cấp 01 lần đối với người có thời gian công tác liên tục tử đủ 15 năm khi nghỉ việc. Đồng thời đề nghị Bộ Công an, Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện các chế độ khác theo Pháp lệnh nêu trên .”

Trả lời: (Tại Công văn số 1656/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Về vấn đề này, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII, Bộ Công an đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Cà Mau và đã có Công văn trả lời số 1903/BCA-V11 ngày 31/8/2015. Nay, xin bổ sung, như sau:

Chế độ, chính sách đối với Công an xã được quy định tại Điều 18, Điều 19, Điều 23 của Pháp lệnh Công an xã; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, các kiến nghị liên quan đến chế độ, chính sách đối với Công an xã, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau chuyển đến Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau để được giải quyết.

Riêng về bảo hiểm xã hội đối với Công an xã, Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì), xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện. Ngoài ra, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 418/VPCP-KGVX, ngày 18/01/2016, Bộ Công an đang chủ trì phối hợp, thống nhất ý kiến với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần cho Công an xã có thời gian công tác liên tục đủ từ 15 năm trở lên nghỉ việc vì lý do chính đáng và thực hiện chi trả một lần cho Công an xã khi nghỉ việc, để tổ chức thực hiện.

Về việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành các chế độ khác theo Pháp lệnh Công an xã, Bộ Công an đang tham mưu Chính phủ chủ trì xây dựng dự án Luật Công an xã; theo đó, chế độ, chính sách đối với Công an xã được mở rộng hơn so với quy định của Pháp lệnh Công an xã và các nghị định liên quan hiện hành.

9. Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Tình trạng người dân xuất cảnh sang Trung Quốc lao động làm thuê đang có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp. Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu, hướng dẫn hoặc đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế quản lý chặt chẽ tình trạng xuất cảnh sang nước ngoài làm thuê”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1652/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Đúng như cử tri phản ánh, thời gian qua, tình trạng người dân xuất cảnh sang Trung Quốc lao động làm thuê diễn biến phức tạp. Hình thành một số đường dây tổ chức người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc, gây phức tạp về an ninh, trật tự. Phần lớn người xuất cảnh sang Trung Quốc tìm việc làm là lao động phổ thông, mang tính thời vụ, không có giấy tờ tùy thân nên chịu nhiều sức ép, hạn chế về quyền lợi, bị chủ người Trung Quốc bóc lột sức lao động...

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương chủ động nắm tình hình, tham mưu với cấp ủy, chính quyền tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân nắm vững các quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh, chính sách xuất khẩu lao động; tăng cường công tác quản lý nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú, tạm vắng; phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức đưa người xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với Bộ đội Biên phòng tăng cường quản lý biên giới, quản lý xuất, nhập cảnh; phối hợp với các cơ quan chức năng của Trung Quốc trong công tác phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới. Từ năm 2015 đến nay, lực lượng Công an đã phát hiện, điều tra, xử lý 82 vụ, 95 đối tượng tổ chức đưa người xuất cảnh trái phép.

Tuy nhiên, tình trạng người dân xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động làm thuê vẫn chưa được ngăn chặn triệt để. Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Đời sống của người dân ở một số địa phương còn nhiều khó khăn, nhu cầu về việc làm rất lớn, trong khi nhu cầu lao động phổ thông ở Trung Quốc tăng cao; (2) Đồng bào dân tộc ở các tỉnh biên giới có quan hệ thân tộc, họ hàng, đường biên giới dài, địa hình hiểm trở, có nhiều đường mòn, lối mở... nên công tác quản lý xuất, nhập cảnh gặp nhiều khó khăn. (3) Công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ việc làm cho nhân dân ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.

Hiện nay, Bộ Công an đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể và cơ quan truyền thông tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân đối với các quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh, chính sách xuất khẩu lao động với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp, hiệu quả.

- Nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các cơ sở sản xuất tăng cường các giải pháp quan tâm đến đời sống và tạo việc làm cho người dân.

- Chủ động nắm tình hình, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng tổ chức đưa người xuất, nhập cảnh trái phép; phối hợp với Viện kiểm sát và Tòa án đưa ra xét xử công khai, lưu động các vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm.

- Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành chức năng (Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng...) nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý xuất, nhập cảnh đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới.

- Kiến nghị với Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc về khả năng hợp tác, tiếp nhận lao động phổ thông của Việt Nam.

10. Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Hiện nay, tình trạng mua bán quân trang, quân phục của ngành Công an, Bộ đội công khai dễ dàng trên thị trường, điều này dẫn đến việc một số kẻ xấu lợi dụng trang bị giả danh lực lượng Công an, Bộ đội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, quản lý và xử lý tình trạng trên.”

Trả lời: (Tại Công văn số 1651/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Thời gian qua, xuất hiện một số địa điểm trưng bày, mua bán trang phục Công an nhân dân trái phép, dẫn đến số đối tượng xấu lợi dụng, giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân, như cử tri phản ánh.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2016/NĐ-CP, ngày 21/4/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 160/2007/NĐ-CP, ngày 30/10/2007 quy định Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của lực lượng Công an nhân dân; trong đó, tại khoản 5 Điều 1, Nghị định số 29/2016/NĐ-CP quy định: “Nghiêm cấm cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, tàng trữ, đổi, mua bán, sử dụng trái phép Cờ truyền thống, Công an hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, trang phục Công an nhân dân. Trường hợp vi phạm thì tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về việc nghiêm cấm sản xuất, làm giả, mua, bán, sử dụng trái phép trang phục Công an, cảnh giác với các thủ đoạn giả danh Công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Quản lý chặt chẽ trang phục Công an nhân dân từ khâu sản xuất, cấp phát, sử dụng và thu hồi theo đúng quy định. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi sản xuất, làm giả, vận chuyển, mua bán và sử dụng trái phép trang phục Công an nhân dân.

Thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, tích cực tham gia phát hiện, tố giác các hành vi sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép trang phục Công an nhân dân.

(2) Quản lý chặt chẽ trang phục Công an nhân dân, tăng cường kiểm tra, khắc phục những sơ hở trong quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, các hành vi mua, bán trái phép trang phục Công an.

(3) Tiếp tục nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về trang phục Công an nhân dân; tiến hành đăng ký bản quyền, làm cơ sở pháp lý bảo hộ trang phục Công an nhân dân.

(4) Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh các hành vi sản xuất, làm giả, tàng trữ, mua bán trái phép và sử dụng trang phục Công an để phạm tội, nhất là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân.

11. Cử tri tỉnh Thái Bình kiến nghị: “Cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước quan tâm nâng mức hỗ trợ đối với đội ngũ Công an viên.”

Trả lời: (Tại Công văn số 1655/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Chế độ, chính sách đối với Công an viên được quy định tại Điều 19, Điều 23 của Pháp lệnh Công an xã; Điều 7, Điều 8 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã và Điều 1 Nghị định số 29/2013/NĐ-CP, ngày 08/4/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP, ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, trong đó có đội ngũ Công an viên thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy, đề nghị đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình chuyển kiến nghị trên đến Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình để được giải quyết.

Để giải quyết chế độ, chính sách đối với lực lượng Công an xã phù hợp với tình hình thực tiễn, Bộ Công an đang tham mưu Chính phủ chủ trì xây dựng dự án Luật Công an xã. Theo đó chế độ, chính sách đối với Công an xã được nâng cao so với quy định của Pháp lệnh Công an xã và các nghị định liên quan.

12. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Cử tri cho rằng, việc quản lý phạm nhân của các quản giáo tại các trại giam có thời điểm được thực hiện chưa nghiêm ngặt khiến một số đối tượng phạm tội tử hình lợi dụng chủ trương nhân văn của Đảng và Nhà nước “bẻ cong” pháp luật tạo dư luận trong xã hội (trường hợp nữ tử tù Nguyễn Thị Huệ). Nhằm hạn chế các trường hợp tương tự có thể xảy ra, dẫn đến pháp luật không được thực hiện nghiêm minh; cử tri đề nghị ngành chức năng cần xem xét lại quá trình quản lý các phạm nhân tại các trại giam của các quản giáo hiện nay, tránh tình trạng lợi dung chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1775/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Trong những năm qua, Bộ Công an thường xuyên quan tâm chỉ đạo công tác quản lý phạm nhân, đặc biệt là quản lý đối tượng có án tử hình; các trại giam, trại tạm giam luôn chấp hành nghiêm quy định của pháp luật nên đã bảo vệ tuyệt đối an toàn, không để xảy ra bạo loạn, phá trại, hạn chế tình trạng trốn, chết, nhất là chết do đánh nhau, tự sát.

Tuy nhiên, công tác quản lý phạm nhân ở các trại giam, trại tạm giam có lúc, có nơi còn sơ hở dẫn đến phạm nhân vi phạm nội quy trại, thậm chí vi phạm pháp luật; đặc biệt là tại Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh xảy ra trường hợp đối tượng Nguyễn Thị Huệ, lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý tìm cách mang thai nhằm thoát án tử hình, gây dư luận xấu trong xã hội như cử tri nêu.

Nguyên nhân chủ yếu là do: (1) Số lượng phạm nhân tăng nhanh, tính chất, mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, manh động. (2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giam, giữ chưa bảo đảm, đối tượng có án tử hình chưa có khu giam riêng. (3) Cán bộ quản giáo, nhất là quản giáo nữ còn thiếu, trình độ của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

Vào thời điểm phạm nhân Nguyễn Thị Huệ mang thai, Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh quản lý 11 phạm nhân nữ có án tử hình mà chỉ có một cán bộ quản giáo nữ phụ trách, trong khi trại đang trong quá trình cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nên công tác quản lý gặp khó khăn, có nhiều sơ hở để đối tượng lợi dụng. Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tích cực phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật (hiện vụ việc đang chờ kết luận của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao); đồng thời, chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương kiểm tra chấn chỉnh, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý giam, giữ nói chung, quản lý người bị kết án tử hình nói riêng, không để xảy ra các trường hợp tương tự.

13. Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Cử tri kiến nghị quy định về quyền trưng dụng tài sản của lực lượng Cảnh sát giao thông được quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA, ngày 04/01/2016 của Bộ Công an. Theo đó, tại Khoản 6, Điều 5 của Thông tư này có quy định về quyền hạn của Cảnh sát giao thông: “Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật”.

Ý kiến cử tri cho rằng: Quy định như trên chưa rõ ràng, rất dễ bị lợi dụng và trái với các quy định của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Đề nghị Bộ Công an xem xét, có hướng sửa đổi, hoàn thiện theo hướng rõ ràng, minh bạch hơn”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1658/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Tại Điều 23, 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền trưng dụng máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác. Tại Khoản 15, Điều 15 Luật Công an nhân dân năm 2014 và Khoản 18, Điều 2 Nghị định số 106/2014/NĐ-CP, ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an; theo đó, trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, lực lượng Công an được huy động, trưng dụng phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng phương tiện đó.

Như vậy, quy định tại Khoản 6, Điều 5 Thông tư số 01/2016/TT-BCA, ngày 04/01/2016 của Bộ Công an chỉ nhắc lại quyền hạn trưng dụng của lực lượng Công an nhân dân và quy định về điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục… trưng dụng phương tiện đã được quy định tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản; Thông tư số 01/2016/TT-BCA chỉ nêu Cảnh sát giao thông được trưng dụng phương tiện theo quy định của pháp luật.

Xin tiếp thu kiến nghị của cử tri, thời gian tới, Bộ Công an sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình nghiệp vụ của Cảnh sát giao thông theo hướng quy định cụ thể, chặt chẽ các trường hợp được trưng dụng, huy động phương tiện và việc trưng dụng phương tiện được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật Công an nhân dân, Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản quy định.

14. Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Hiện tại lực lượng tuần tra nhân dân ở ấp, khu phố đang làm nhiệm vụ bị thương do bị đối tượng tấn công, không được hưởng chế độ gì. Cử tri kiến nghị ngành chức năng Trung ương xem xét cho lực lượng này được hưởng chế độ, chính sách như lực lượng dân quân, tự vệ”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1659/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Căn cứ tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; theo đó, người bị thương khi trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật hình sự thì được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Do vậy, trường hợp lực lượng tuần tra nhân dân ở ấp, khu phố bị thương khi thực hiện nhiệm vụ trên sẽ được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Việc cử tri kiến nghị xem xét cho lực lượng tuần tra nhân dân ở ấp, khu phố được hưởng chế độ, chính sách như lực lượng dân quân tự vệ, Bộ Công an tiếp thu và sẽ phối hợp với các bộ, ngành chức năng nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ, Quốc hội trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

15. Cử tri tỉnh Bạc Liêu kiến nghị: “Cử tri phản ánh hiện nay tình trạng tội phạm cướp của, giết người vô cớ liên tục xảy ra khắp nơi, gây hoang mang cho người dân. Đề nghị Chính phủ, Bộ Công an cần có biện pháp tích cực ngăn chặn đối với loại tội phạm này, để người dân yên tâm trong cuộc sống”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1663/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Những năm qua, lực lượng Công an luôn chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân; triển khai đồng bộ các biện pháp, liên tục mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sáu tháng đầu năm 2016, toàn quốc xảy ra 26.833 vụ phạm pháp hình sự (giảm 4,66% so với cùng kỳ năm 2015), hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng đều giảm (cướp tài sản giảm 18,28%; cướp giật tài sản giảm 3,15%; giết người, cướp tài sản giảm 18,52%...); lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 21.055 vụ, bắt, xử lý 42.716 đối tượng, đạt tỷ lệ 78,47%, nhất là các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đều được điều tra, khám phá nhanh, kịp thời đưa ra truy tố, xét xử trước pháp luật, được dư luận đánh giá cao.

Tuy nhiên, một số loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, trong đó tội phạm giết người, cướp, cướp giật tài sản... xảy ra với tính chất, mức độ nghiêm trọng ở một số địa phương. Trước tình hình đó, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm giết người, cướp tài sản nói riêng.

(2) Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân; xây dựng các mô hình tự quản, như: “tuần tra nhân dân”, “tổ an ninh xã hội”, “khu dân cư an toàn về an ninh, trật tự”...; quản lý, giáo dục các đối tượng có nguy cơ phạm tội cao; chủ động phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm giết người.

(3) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, bảo đảm an ninh, trật tự; duy trì, nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp các lực lượng trong phòng, chống tội phạm, nhất là phòng, chống cướp, cướp giật tài sản, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ...

(4) Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc, kiểm soát được tình hình, nhất là các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm; tổ chức các cao điểm tấn công, trấn áp, truy nã tội phạm, tập trung triệt phá các băng, nhóm tội phạm nguy hiểm, hoạt động đâm thuê, chém mướn, tội phạm sử dụng vũ khí gây án, giết người, cướp, cướp giật tài sản.

(5) Tổ chức tiếp nhận, giải quyết kịp thời tố giác, tin báo về tội phạm; duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đường dây “nóng”, hòm thư tố giác tội phạm; đồng thời, có biện pháp bảo vệ tổ chức, cá nhân tố giác tội phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý các vụ án, không để xảy ra oan, sai, lọt tội phạm. Điều tra khám phá nhanh các vụ án đặc biệt nghiêm trọng; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử kịp thời các vụ án điểm nhằm răn đe tội phạm.

16. Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sửa đổi Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy chữa cháy rừng vì một số điều của Nghị định số 09/2006/NĐ-CP có nội dung áp dụng thực hiện theo Nghị định số 35/NĐ-CP, ngày 04/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, nhưng đến nay Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy đã thay thế Nghị định số 35/NĐ-CP của Chính phủ”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1773/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Hiện nay, Bộ Công an đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành chức năng (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì) hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09/2006/NĐ-CP, ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, cho phù hợp với các quy định hiện hành của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, ngày 31/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

18. Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Tình trạng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên hiện nay có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là tội phạm nghiêm trọng, có tổ chức theo băng nhóm và người phạm tội thuộc đối tượng thanh thiếu niên sử dụng các loại vũ khí tự chế, có tính sát thương cao. Đề nghị tăng cường các biện pháp cụ thể, kiên quyết hơn nữa; làm tốt công tác quản lý, giáo dục phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội; phát huy phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1661/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Những năm qua, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên được kiềm chế, kéo giảm, vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra (năm 2014, phát hiện 6.297 vụ phạm pháp hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, giảm 12,6% so với năm 2013; năm 2015, phát hiện 5.870 vụ, giảm 6,78% so với năm 2014). Tuy nhiên, số thanh, thiếu niên phạm tội ngày một nhiều hơn (từ đủ 18 - 30 tuổi chiếm 70%, dưới 18 tuổi chiếm 8% trong tổng số đối tượng phạm pháp hình sự), đáng lưu ý là tình trạng một số thanh, thiếu niên tụ tập sử dụng hung khí, vũ khí vi phạm pháp luật...

Nguyên nhân chủ yếu là: (1) Phần lớn người chưa thành niên vi phạm pháp luật có hoàn cảnh gia đình bố mẹ ly thân, ly hôn, bạo lực gia đình, bố, mẹ, anh, chị thiếu gương mẫu, là người có tiền án, tiền sự. (2) Tác động của các ấn phẩm đồi trụy, trò chơi bạo lực trên Internet (game online) đối với thanh, thiếu niên đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, phát triển nhận thức. (3) Tác động của những tệ nạn xã hội nơi các em sinh sống, học tập; sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên chưa hiệu quả. (4) Một số nơi, công tác phòng ngừa nghiệp vụ, xử lý, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, vi phạm pháp luật hiệu quả chưa cao.

Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa vi phạm phạm pháp luật và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, Bộ Công an đã và đang tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:

(1) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm nói chung, tội phạm trong thanh, thiếu niên nói riêng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật trong thanh, thiếu niên; đề cao trách nhiệm của từng tổ chức, gia đình và từng cá nhân trong việc quản lý, giáo dục, chăm sóc thanh, thiếu niên.

(2) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy chế phối hợp, nghị quyết liên tịch giữa Bộ Công an với các ngành, đoàn thể về phòng ngừa tội phạm trong thanh, thiếu niên. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và hoạt động của các mô hình phòng, chống tội phạm, như “Khu nội trú sinh viên an toàn, văn minh, không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Thắp sáng ước mơ hoàn lương”...

(3) Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường các biện pháp quản lý, giáo dục thanh, thiếu niên lang thang, mắc tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật và phạm tội; lập hồ sơ đưa người vào diện giáo dục tại xã, phường, thị trấn, trường giáo dưỡng và cơ sở cai nghiện theo quy định; kịp thời phát hiện, ngăn chặn ấn phẩm đồi trụy, bạo lực xâm nhập học đường và hạn chế tác động tiêu cực đến thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tăng cường quản lý, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

(4) Mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt xóa tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội và chuyển hóa địa bàn phức tạp về an ninh, trật tự. Tập trung điều tra các vụ án, trong đó có các vụ án liên quan đến người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là các vụ án nghiêm trọng, rút ra nguyên nhân, điều kiện và phương thức, thủ đoạn của tội phạm để có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả. Phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa một số vụ án điểm ra xét xử công khai, lưu động để răn đe, phòng ngừa chung.

(5) Phối hợp xây dựng và thực hiện Đề án “Bảo vệ trẻ em trong môi trường mạng”, Dự án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật theo hướng coi trọng việc quản lý giáo dục và trợ giúp, nhằm giúp trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có cơ hội nhận thức được lỗi lầm, thay đổi để hòa nhập cộng đồng.

18. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: Theo Nghị định 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 Chính phủ đã cho phép thành lập lực lượng bảo vệ dân phố tại các địa phương, tuy nhiên trong thực tế số lượng người tham gia lực lượng bảo vệ dân phố còn ít do chế độ lương, chính sách không đảm bảo cuộc sống của họ; bên cạnh đó địa phương phải thuê phương tiện để họ thực hiện nhiệm vụ. Cử tri đề nghị cần có chế độ tăng lương, phụ cấp cũng như đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị để lực lượng bảo vệ dân phố thi hành nhiệm vụ được giao”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1772/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Căn cứ Nghị định số 38/2006/NĐ-CP, ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố và Thông tư liên tịch số 02/2007/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC, ngày 01/3/2007 giữa Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ thì việc thực hiện các chế độ, chính sách và trang bị phương tiện hoạt động cho Bảo vệ dân phố thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp. Do đó, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương gửi kiến nghị của cử tri đến Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

19. Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị: “Cử tri bức xúc về tình trạng người sử dụng ma túy ngày càng gia tăng, việc quản lý những người nghiện, người cai nghiện chưa thật sự hiệu quả, biện pháp xử lý những người mua bán ma túy chưa đủ tính răn đe. Cử tri kiến nghị cần nghiêm khắc xử lý những đối tượng mua bán ma túy, có biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu số người sử dụng ma túy”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1653/BCA-V11 ngày 11 tháng 7 năm 2016)

Trong những năm qua, lực lượng Công an nhân dân đã chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp nhiều chủ trương, giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm ma túy nói riêng; phối hợp với các cấp, các ngành và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia; tổ chức nhiều cao điểm tấn công trấn áp tội phạm ma túy, nhất là trên các tuyến, địa bàn trọng điểm và đã đạt được những kết quả tích cực. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2016, đã phát hiện, khám phá 9.760 vụ, bắt giữ 14.890 đối tượng phạm tội ma túy, thu giữ 209,766 kg heroin, 425,573 kg và 105.653 viên ma túy tổng, 491,16 kg cần sa; triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn.

Tuy nhiên, hoạt động của tội phạm ma tuý vẫn diễn biến phức tạp cả về tính chất và mức độ phạm tội, với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, trắng trợn, manh động, sẵn sàng sử dụng “vũ khí nóng” chống trả khi bị phát hiện, truy bắt. Đáng chú ý, phát hiện số lượng lớn thảo mộc khô “lá Khát”, “cỏ Mỹ” chứa chất gây nghiện mới được thanh, thiếu niên sử dụng, nhưng rất khó khăn trong xử lý, do vướng mắc ở khâu giám định hàm lượng chất ma túy. Công tác quản lý cai nghiện ma túy còn nhiều bất cập nên số người nghiện ma túy ngoài xã hội vẫn còn cao (hiện có khoảng trên 200.000 người nghiện có hồ sơ quản lý).

Trước tình hình trên, Bộ Công an đã và đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm ma túy, gắn với Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy.

(2) Tăng cường phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn dân cư; phát huy và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy.

(3) Tiếp tục triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, tập trung ở các tuyến, địa bàn trọng điểm; tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng (Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan...) phát hiện, triệt phá các tổ chức, đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, hoạt động liên tỉnh, xuyên quốc gia.

(4) Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp cai nghiện tại cộng đồng dân cư theo hướng động viên, khuyến khích cai nghiện tự nguyện tại gia đình; nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm cai nghiện, bảo đảm có hiệu quả; thực hiện tốt chủ trương tái hòa nhập cộng đồng đối với người sau cai nghiện, tăng cường công tác giáo dục, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm nhằm giúp họ nhanh chóng hòa nhập, tránh nguy cơ tái nghiện.

(5) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là đối với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), Cảnh sát khu vực Đông Nam Á (ASEANAPOL), các nước tiểu vùng sông Mê Kông và các thiết chế song phương, đa phương khác trong đấu tranh phòng, chống ma túy.

(6) Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giám định hàm lượng chất ma túy, lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc…tạo hành lang pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trong tình hình mới.

20. Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: Theo quy định của Luật Cư trú hiện hành thì Trưởng Công an xã được nhập hộ khẩu, cắt hộ khẩu trong tỉnh và chuyển đi nơi khác nhưng Trưởng Công an phường thì không được thực hiện quyền này trong khi trình độ, năng lực của Trưởng Công an phường cao hơn Trưởng Công an xã. Cử tri đề nghị sớm xem xét sửa đổi nội dung quy định trên”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1774/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Căn cứ vào đặc điểm địa bàn dân cư, Luật Cư trú hiện hành quy định Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú và cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân trong phạm vi quản lý; Công an quận, huyện của thành phố trực thuộc Trung ương và Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú và cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân trong phạm vi quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi đăng ký cư trú cho công dân ở xa trung tâm huyện.

 Trong quá trình tổ chức thực hiện Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát sinh một số bất cập, trong đó có vấn đề như cử tri nêu. Bộ Công an xin tiếp thu để nghiên cứu, báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội xem xét, trong quá trình sửa đổi bổ sung Luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

21. Cử tri tỉnh Hậu Giang kiến nghị: “Hiện nay, tội phạm chống người thi hành công vụ có xu hướng gia tăng gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật nhưng chưa có giải pháp kiềm chế, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, công cụ hỗ trợ cho người thi hành nhiệm vụ còn thiếu. Đề nghị có giải pháp điều chỉnh”.

Trả lời: (Tại Công văn số 1771/BCA-V11 ngày 21 tháng 7 năm 2016)

Trước diễn biến của tội phạm chống người thi hành công vụ, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, Bộ Công an đã tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định số 208/2013/NĐ-CP, ngày 17/12/2013 quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; phối hợp tham mưu với Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1685/CT-TTg, ngày 27/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ. Ngày 01/11/2011, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 13/CT-BCA về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm chống người thi hành công vụ.

Tuy nhiên, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo thống kê số liệu 04 năm (từ năm 2012 – 2015), toàn quốc xảy ra 4.060 vụ chống người thi hành công vụ, tăng 35,56% về số vụ so với 04 năm trước đó (từ năm 2008 – 2011), làm 09 cán bộ hy sinh, 2.643 cán bộ bị thương, gây thiệt hại nhiều tài sản của các cơ quan, tổ chức và nhân dân.

Trước tình hình trên, Bộ Công an đang tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt các giải pháp trọng tâm sau:

(1) Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm chống người thi hành công vụ nói riêng.

(2) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân; kịp thời định hướng thông tin đối với những vụ việc có tính chất nhạy cảm, tránh để người dân hiểu không đúng về hoạt động của lực lượng thi hành công vụ.

(3) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự. Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, quản lý các đối tượng xấu chuyên kích động, lôi kéo tụ tập gây rối. Tập trung điều tra, xử lý nghiêm các vụ chống người thi hành công vụ; phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án đưa ra xét xử lưu động một số vụ án điểm nhằm tuyên truyền, giáo dục và răn đe tội phạm.

(4) Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử, quy trình công tác cho cán bộ thực thi công vụ; thanh tra, kiểm tra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các sai phạm và biểu hiện tiêu cực của cán bộ trong thi hành công vụ.

(5) Quan tâm thực hiện chế độ, chính sách đối với người thi hành công vụ, người trực tiếp tham gia ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; tăng cường trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật cho lực lượng thi hành công vụ, nâng cao khả năng chiến đấu, trấn áp tội phạm.

(6) Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng thẩm quyền, chủ động phòng, chống các hành vi chống người thi hành công vụ nhằm bảo vệ người thi hành công vụ và bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

 

Ban Dân nguyện

File download