ĐBQH LÊ TẤN TỚI CHẤT VẤN THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM GÂY RA NỢ XẤU VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NỢ XẤU

30/03/2020

Ngày 20/11/2017, đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu, đã có văn bản số 1450/TTKQH-GS chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây ra nợ xấu, giải pháp phối hợp giải quyết nợ xấu vừa bảo đảm thu được nợ vừa bảo đảm an ninh trật tự.

 

Đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Xử lý nợ xấu và kiềm chế nợ xấu mới phát sinh gắn với trách nhiệm của các tổ chức tín dụng

Về xác định và xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân gây ra nợ xấu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về nguyên nhân khách quan từ nền kinh tế: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới kéo dài tác động đến nền kinh tế và thị trường tài chính trong nước; Sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá khó khăn và hàng tồn kho lớn làm ứ đọng vốn trong sản xuất, lưu thông, phân phối, doanh nghiệp không có đủ nguồn thu để trả nợ ngân hàng, Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản sụt giảm mạnh và trì trệ kéo dài làm giảm giá trị tài sản bảo đảm bằng chứng khoán và bất động sản.

Nguyên nhân từ phía khách hàng vay: tình hình tài chính kém lành mạn hoặc kinh doanh thua lỗ, giải thể, phá sản, sử dụng vốn vay sai mục đích - phương án đầu tư, kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không trả được nợ và ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía các TCTD: Một số TCTD vì sức ép lợi nhuậ sức ép thành tích nên đã nới lỏng điều kiện cấp tín dụng, bỏ qua một số trình: thủ tục, quy định để cho vay, cho vay không có tài sản bảo đảm hoặc tài sản b đảm không đủ thủ tục pháp lý; đánh giá, thẩm định cấp tín dụng thiếu chặt ch cấp tín dụng vượt khả năng trả nợ của khách hàng; TCTD cho vay không kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay, không phát hiện kịp t việc sử dụng vốn sai mục đích, tình hình tài chính xấu đi của khách hàng để biện pháp xử lý thích hợp. Hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội của TCTD còn hạn chế, chưa phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời, chậm hoặc khó phát hiện được các rủi ro, hành vi vi phạm trong hoạt động tín dụng.

Nguyên nhân từ các cơ quan quản lý nhà nước: Khuôn khổ thể chế, chính sách quản lý, quy chế an toàn và quy định về hoạt động tín dụng còn bất cập, cơ chế, biện pháp xử lý nợ xấu chưa đồng bộ và hiệu quả; Hệ thống pháp luật còn bất cập, nhất là trong lĩnh vực quản lý đất đai, phá sản, giải thể doanh nghiệp, thi hành án dân sự và cơ chế thực thi pháp luật; Hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của các bộ, ngành, địa phương còn hạn chế.

Như vậy, nợ xấu phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan liên quan đến nhiều chủ thể, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ các TCTD. Chính vì vậy, một trong các nguyên tắc xử lý nợ xấu được quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD (Nghị quyết 42) là “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, nguyên tắc này đã được ngành Ngân hàng quán triệt và tổ chức triển khai từ khi thực hiện Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2016 cho đến nay và sẽ tiếp tục triển khai quyết liệt trong thời gian tới theo đúng tinh thần của Nghị quyết 42. Theo đó, bên cạnh việc chỉ đạo các TCTD tập trung thực hiện các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu và kiềm chế nợ xấu mới phát sinh, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị liên quan, các TCTD xác định trách nhiệm và nguyên nhân (khách quan, chủ quan) để xảy ra nợ xấu.

Đối với nguyên nhân từ phía khách hàng vay: Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các TCTD tích cực yêu cầu khách hàng trả nợ. Nếu khách hàng không hợp tác, chây ỳ trong việc trả nợ và xử lý tài sản bảo đảm thì xem xét áp dụng các biện pháp quyết liệt để xử lý nợ và tiến hành thủ tục khởi kiện khách hàng vay, làm việc với cơ quan Tòa án, Thi hành án, các cơ quan chức năng để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.

Đối với nguyên nhân đến từ phía các TCTD, Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo các TCTD: (i) Thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng TCTD; (ii) Người đứng đầu TCTD căn cứ trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ đối với khoản nợ xấu để xử lý về vật chất và hành chính theo đúng quy định; (iii) Tập trung nâng cao năng lực quản trị nội bộ, đặc biệt là quản trị rủi ro, chất lượng thẩm định tín dụng, năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng...

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng

Ngân hàng nhà nước cũng đã tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và cụ thể các hành vi vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng 10 năm qua, trong đó đã xác định: vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng là một trong những vi phạm chủ yếu dẫn đến rủi ro cho TCTD. Trên cơ sở đó, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11/10/2017 về tăng cường phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định tiền tệ, tài chính. Ngày 12/10/2017, Ngân hàng nhà nước đã tổ chức Hội nghị tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng với sự tham dự của các bộ, ngành, địa phương liên quan, trong đó có các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm quán triệt và yêu cầu các TCTD xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động cụ thể để phát hiện, xử lý, ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm mà Ngân hàng nhà nước đã cảnh báo. TCTD nào còn để xảy ra vi phạm đối với các hành vi đã được cảnh báo được coi là cố tình vi phạm và sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc xử lý nợ xấu của các TCTD đã và sẽ tiếp tục gắn chặt với việc xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra nợ xấu để xử lý theo quy định của pháp luật. Những vi phạm có dấu hiệu hình sự sẽ được Ngân hàng nhà nước chuyển hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu cho Cơ quan Công an để điều tra, xử lý.

Tăng cường phối hợp giữa Bộ Công an và Ngân hàng nhà nước để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu

Về giải pháp phối hợp với lực lượng công an giải quyết nợ xấu, vừa đảm bảo thu được nợ, vừa đảm bảo an ninh trật tự, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết, ngay sau khi Nghị quyết 42 được Quốc hội thông qua, Ngân hàng nhà nước đã trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 19/7/2017 triển khai thực hiện Nghị quyết 42, trong đó Bộ Công an có trách nhiệm “chỉ đạo cơ quan công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tô chức tín dụng, VAMC thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được xử lý theo quy định tại Nghị quyết”.

Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 (Quyết định 1058) cũng quy định Bộ Công an có trách nhiệm “phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cơ quan Công an các cấp tăng cường phối hợp, hỗ trợ các tổ chức tín dụng, VAMC đảm bảo an ninh trật tự trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm để thu nợ”. Đồng thời, quy định các Bộ, ngành, địa phương “trước ngày 15 tháng 8 năm 2017 ban hành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, trong đó xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, đưa vào chương trình công tác để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Quyết định này; gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để tổng hợp, theo dõi việc tổ chức thực hiện”.

Đến nay, Bộ Công an đã xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, trong đó có các giải pháp cụ thể để triển khai công tác phối hợp với ngành ngân hàng, chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm an ninh trật tự trong quá trình triển khai thu hồi nợ xấu theo đúng quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội và Chỉ thị số 32 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu, Bộ Công an và Ngân hàng nhà nước đã thống nhất tăng cường phối hợp giữa các đơn vị chức năng của 2 cơ quan trong việc trao đổi thông tin, số liệu về các TCTD, đặc biệt là các thông tin về dấu hiệu sai phạm, bất ổn liên quan đến các khoản nợ xấu phát biện qua công tác thanh tra, giám sát, các khoản nợ xấu được xử lý theo tinh thần Nghị quyết 42 để chủ động phối hợp xử lý nợ xấu, nhất là trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm, vừa đẩy nhanh quá xử lý nợ xấu, vừa đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân./.

Bảo Yến

Các bài viết khác