Trả lời đại biểu Huỳnh Thanh Phương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 được xây dựng với chủ trương cụ thể hóa quan điểm tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, người được quyền khai thác, sử dụng tài sản của Nhà nước cần phải, nộp tiền cấp quyền để bảo đảm công bằng trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nước. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước tương tự như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thu tiền cấp quyền sử dụng đất đai.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu rõ, theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (khoản 1 Điều 19), một trong những căn cứ cấp phép khai thác tài nguyên nước phải căn cứ vào khả năng khai thác của nguồn nước. Đối với một nguồn nước cụ thể, khi tổng lưu lượng đã cấp phép đã đạt đến giới hạn về khả năng khai thác của nguồn nước sẽ không xem xét, cấp phép khai thác thêm nguồn nước đó. Do đó, việc cấp giấy phép, cấp quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn nước sẽ làm giảm cơ hội tiếp cận quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân khác trên cùng một nguồn nước. Vì vậy, tiền cấp quyền khai thác được tính trên cơ sở lưu lượng khai thác lớn nhất được cấp phép (như đã quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ), không phải tính theo lưu lượng khai thác thực tế của công trình như cách tính thuế tài nguyên nước.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV
Trong thực tế, trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước thì các chủ giây phép có thê là do các lý do khách quan (dự án đầu tư chậm tiến độ, nhu cầu nước thực tế thấp hơn so với tính toán, dự báo khi xây dựng dự án...) hoặc chủ quan thường “giữ quyền” khai thác tài nguyên nước lớn hơn nhu câu khai thác nước thực tế do không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Khi Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành đã hạn chế tối đa tình trạng “giữ quyền” khai thác tài nguyên nước làm mất cơ hội khai thác nước của tổ chức, cá nhân khác và các chủ giấy phép khai thác tài nguyên nước sẽ phải cân nhắc, tính toán kỹ, đề nghị cấp phép với lưu lượng khai thác sát với nhu câu khai thác, sử dụng nước thực tê để tránh việc phải nộp tiền nhiều hơn do việc “giữ quyền” cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, phương pháp tính và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khác nhau về bản chất với phương pháp tính thuế tài nguyên. Do vậy, trường hợp các chủ giấy phép có nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên nước thấp hơn lưu lượng khai thác đã được cấp phép thì có quyền đề nghị các cơ quan có thấm quyền xem xét, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của Nghị định số 201/2013/NĐ-CP và đề nghị điều chỉnh tiền cấp quyên khai thác tài nguyên nước theo quy định của Nghị định sô 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ đảm bảo phù hợp với công suất khai thác thực tế. Về hình thức thanh toán, Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định doanh nghiệp có thế lựa chọn phương án nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo tháng, theo quý hoặc theo năm và theo quy định của pháp luật về quản lý thuế./.