ĐBQH TRẦN THỊ HOA RY CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ THỦ TỤC PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN XÃ HỘI HÓA ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN

11/05/2020

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn của Đại biểu Trần Thị Hoa Ry- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu về các thủ tục pháp lý để xã hội hóa đường dây tải điện.

Liên quan đến dự án đầu tư khí điện ở Bạc Liêu, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry có đề nghị Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh quan tâm về các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề xã hội hóa đường dây tải điện.

Vấn đề thứ hai, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry đề cập là hiện nay ở đồng bằng sông Cầu Long, người dân rất bức xúc và lo lắng vì vấn nạn tro xỉ của dự án điện than chưa đượe giai quyết đơn nơi đến chốn. Trong khi đó, quy hoạch đầu tư điện VII của chung ta từ nay đến năm 2020 không giảm mà vẫn tang. Điều đó đồng nghĩa với việc xử lý tro, xỉ sử dụng cho nhiệt điện vẫn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn.

Trước thực trạng trên, Đại biểu Trần Thị Hoa Ry yêu cầu Bộ trưởng Bộ Công thương nói rõ hơn về trách nhiệm của Bộ trưởng về giải quyết vấn đề này trong thời gian tới như thế nào để vừa đảm bảo về năng lượng cung cấp cho đất nước nhưng cũng đồng thời giải quyết được vấn đề về môi trường.


Đại biểu Trần Thị Hoa Ry- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu.

Đối với chất vấn của Đại biểu Trần Thị Hoa Ry, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh khẳng định: Luật Điện lực chưa quy định rõ hoạt động truyền tải có bao gồm hoạt động đầu tư lưới điện truyền tải hay chỉ hoạt động quản lý vận hành lưới điện truyền tải. Tại Nghị định 63/2018/ND-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP) có quy định "đuông dây tài thiện” là một trong các lĩnh vực được khuyến khích đầu tư theo hình thức PPP.

Căn cứ khoản 3 Điều 156 Luật số 80/2015/QH13 ban hành văn bản quy phạm phản luật về áp dụng văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ba hành sau" thì việc đầu tư lưới điện truyền tải áp dụng quy định tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP thay vì áp dụng các quy định tại Ngnhi định số 137/2013/NĐ-CP và Nghị định số 94/2017/NĐ-CP.

Về hiệu lực pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật thì Luật Điện lực cao hơn so với Nghị định số 63/2018/NĐ-CP. Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật số 80/2015/QH13 quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Do vậy, khi Luật Điện lực không quy định rõ “hoạt động truyền tải có bao gồm cả hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành lưới điện truyền tải thì việc áp dụng Nghị định số 63/2014/NĐ-CP để đầu tư PPP đối với lưới điện truyền tải là chưa có cơ sở.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng, trình ban hành Luật PPP trên nền tảng Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, trong đó đã quy định đầu tư lưới điện truyền tải thuộc phạm vi áp dụng Luật. Vì vậy, khi Luật PPP ban hành việc đầu tư lưới điện truyền tải áp dụng được đầu tư PPP. Trước mắt, khi Luật PPP chưa được ban hành và có hiệu lực, có thể đề xuất giải pháp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết giải thích Luật Điện lực về độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải.

Các nội dung nêu trên đã được Bộ Công thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, lấy ý kiến các Bộ ngành. Hiện tại, Bộ Công thương đang tổng hợp để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải pháp hoàn thiện cơ sở pháp lý để có thể thực hiện.

Về nội dung liên quan đến vấn đề tro xỉ của các nhà máy điện than, Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định: Theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia điều chỉnh, đến năm 2030 có 46 nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than (NMNĐ) đi vào hoạt động (không kể các nhà máy dự phòng và các dự án sẽ thay đổi nguyên liệu, chưa xác định được địa điểm đầu tư) với tổng công suất thiết kế đạt 41.500 MW, trong đó bao gồm: 25 NMNĐ sử dụng than nội địa với công suất 18.470 MW và 21 NMNĐ sử dụng than nhập khẩu với công suất 22.780 MW. Ước tính lượng tro, xỉ phát sinh khoảng 25 triệu tấn/năm (lượng tro, xỉ từ các NMNĐ sử dụng than nội địa khoảng 19 triệu tấn/năm; NMNĐ sử dụng than nhập khẩu khoảng 6 triệu tấn/năm). Hiện nay, cả nước có 25 NMNĐ đã đi vào vận hành thương mại, chủ đầu tư là các Tập đoàn, công ty nhà nước, tư nhân và các chủ đầu tư theo hình thức BOT, với tổng công suất lắp đặt là 18.294 MW, nguyên liệu sử dụng của các nhà máy bao gồm 2 nguồn chính là than nội địa (than antraxit) và than nhập khẩu (hỗn hợp than bitum và á bitum). Trong đó, 21 NMNĐ sử dụng than nội địa, 04 NMNĐ sử dụng than nhập khẩu chiếm 3.345 MW.

Đối với các NMNĐ sử dụng than nội địa, chủ yếu là các loại cảm 5a, 5b và 6a, 6b có độ tro trung bình từ 29% - 40%; các NMNĐ sử dụng than nhập khẩu, có độ tro thấp (khoảng 6 - 10%) và nhiệt trị cao hơn. Tính đến nay, lượng tro, xỉ tại 25 NMNĐ đang vận hành phát sinh thực tế khoảng 13 triệu tấn/năm. Thực hiện Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 và 2 án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng và Văn bản số 523/TTg-CN ngày 20/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành Mẫu đề án xử lý, tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện tại Quyết định số 2056/QĐ-BCT ngày 14/6/2018 kèm theo yêu cầu chủ các cơ sở phát sinh tro, xỉ, thạch cao phải lập đề án xử lý tro, xỉ, thạch cao đáp ứng các yêu cầu tại Quyết định số 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến nay, 100% các nhà máy nhiệt điện đã lập và phê duyệt đề án xử lý và tiêu thụ tro, xỉ.

Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục ban hành hướng dẫn hạch toán chi phí liên quan đến xử lý, tiêu thụ tro, xỉ, thạch cao theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 452/QĐ-TTg. Bộ Công thương luôn chủ động, tích cực chỉ đạo các nhà máy nhiệt điện xử lý tro, xỉ đạt tiêu chuẩn để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất, vật liệu xây dựng, sản xuất gạch không nung và trong các công trình xây dựng. Để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất ổn định mà vẫn đảm bảo vệ môi trường, Bộ Công thương đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số nội dung sau:

- Xây dựng cơ chế, đặc thù cho một số cơ sở được phép thực hiện lưu trữ và sử dụng diện tích bãi chứa tro, xỉ theo phương án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường sau năm 2020.

- Xây dựng phương án cho các nhà máy nhiệt điện phía Nam dùng than nhập khẩu để thay thế than nội địa để giảm lượng tro, xỉ phát sinh thêm nhằn duy trì và giảm lượng tro, xỉ tồn trữ tại bãi chứa xỉ.

- Yêu cầu các nhà máy nhiệt điện giảm dần và hạn chế dùng xe ô tô để chuyên chở tro, xỉ từ nhà máy ra bãi chứa xỉ, nên dùng khí nén, băng tải kín hoặc thủy lực để vận chuyển tro, xỉ ra bãi chứa để tránh gây ô nhiễm thứ cấp.

- Các địa phương tuyên truyền và tổ chức cho người dân địa phương thăm quan nhà máy nhiệt điện để nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường các nhà máy nhiệt điện./.

Bích Lan

Các bài viết khác