Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2a7168a1-7990-90f0-c4c5-0dcad00fc969.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO GÓP Ý VÀO DỰ THẢO LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG (SỬA ĐỔI)

17/12/2020

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tạo – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã đóng góp một số ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Tạo đánh giá, ban soạn thảo đã tiếp thu đầy đủ với 8 chương, 76 điều, giảm 3 điều so với dự án luật được đưa ra tại kỳ họp thứ 9 với nhiều nội dung đã được Ban soạn thảo chỉnh lý, bổ sung. Để tiếp tục hoàn thiện dự án luật, đại biểu đã tham gia đóng góp một số ý kiến cụ thể.

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng tại Điều 2 và Điều 5. Về đối tượng áp dụng, đại biểu Nguyễn Tạo thống nhất chọn phương án 2, tức là không giao cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện thỏa thuận quốc tế. Đại biểu lý giải, việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng còn bị ràng buộc bởi nhiều điều kiện khác đối với tổ chức thực hiện (theo Điều 10 của dự thảo Luật thì Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện như có vốn chủ sở hữu từ 05 tỷ đồng trở lên, đã ký quỹ hoạt động dịch vụ...), hoặc vấn đề bồi thường trong trường hợp có gây ra thiệt hại...

Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng phát biểu từ điểm cầu trực tuyến.

Đồng thời, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc đối với quy định “Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” tại khoản 3 Điều 2 vì các bộ, ngành đã có cơ chế chính sách về các chương trình hợp tác song phương, hợp tác quốc tế… và các cơ quan quản lý nhà nước đang phát triển chuyên sâu theo lĩnh vực quản lý nhà nước ngành chuyên môn sâu, thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế thì việc giao thêm nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần phải được đánh giá tác động kỹ hơn.

Đối với các hình thức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 5, đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị chọn phương 2, đồng thời tại khoản 1 Điều 5 nên bỏ nội dung quy định "theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" cho phù hợp với Điều 2 về đối tượng áp dụng. Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như trong giao lưu, hợp tác giữa Cộng đồng ASEAN về kinh tế, xã hội, những người thăm thân, du học sinh, làm việc theo kỳ nghỉ, lao động dịch chuyển xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Việc bổ sung quy định về đối tượng này vào dự thảo Luật cần trên tinh thần Việt Nam càng ngày có uy tín trong khu vực và trên thế giới, theo nguyên tắc có đi, có lại, cùng có lợi cho các bên liên quan. 

Về việc giao cho chi nhánh của doanh nghiệp dịch vụ theo Điều 17. Tại khoản 3 Điều 17 quy định: "Doanh nghiệp dịch vụ chỉ được giao nhiệm vụ cho không quá 3 chi nhánh", đại biểu Nguyễn Tạo đề nghị bỏ khoản này vì nếu hạn chế không quá 3 đơn vị sẽ dẫn đến việc vi phạm quyền tự chủ của doanh nghiệp đều được quy định tại Điều 7 khoản 2 của Luật Doanh nghiệp và không phù hợp với chính sách của Đảng và nhà nước đối với doanh nghiệp, doanh nhân được quy định được ghi nhận tại Điều 51 Hiến pháp 2013. Đồng thời, quy định như vậy sẽ tạo ra một khoảng trống về cơ chế xin và cho, phân chia lại thị phần nhận và cung ứng lao động, làm ảnh hưởng đến môi trường bền vững trong sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh xã hội.

Cuối cùng, đối với ký quỹ, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ sự đồng tình với Ban soạn thảo, thiết kế ở 3 điều là Điều 7, 8, 9. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất viết lại điều này cho gọn gàng, đồng thời đưa khoản 2 của Điều 69 lên Điều 67 cho rõ ràng hơn, theo đó nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, đưa khoản 2 Điều 69 lên khoản 3 Điều 67 Chương V cho chặt chẽ và hợp lý hơn về quỹ và cơ chế kiểm soát về quỹ tài chính.

Hồ Hương

Các bài viết khác