Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 067568a1-2996-90f0-c4c5-0481651b1fc2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HỒ THANH BÌNH: ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG LUẬT HOẶC PHÁP LỆNH VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA VÀ SỨC KHỎE CỦA NHÂN DÂN

17/12/2020

Góp ý về tình hình kinh tế xã hội năm 2020, phương hướng nhiệm vụ năm 2021 và giai đoạn 2021-2025, đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu xây dựng Luật hoặc Pháp lệnh về an ninh lương thực quốc gia và sức khỏe của nhân dân.

Đề nghị xây dựng luật hoặc pháp lệnh về an ninh lương thực quốc gia và sức khỏe của nhân dân.

Thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri, ý kiến phản ánh của các nhà khoa học và các doanh nghiệp, đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho biết, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp củ Liên hợp quốc (FAO), phải chăng sự đảm bảo trụ cột về sự sẵn có của lương thực, khả năng tiếp cận của người dân sử dụng lương thực, dinh dưỡng và an toàn, và sự ổn định của nguồn cung. Sự sẵn có là nguồn lương thực được sản xuất, được nhập khẩu hay dự trữ của một quốc gia. Việc này được thực hiện trên nền tảng quản trị của chính quyền, từ Trung ương đến địa phương. Trong các tình huống quốc gia như dịch bệnh, thiên tai, phương án bố trí hệ thống phân phối để đảm bảo an ninh lương thực, theo tiêu chí, khả năng tiếp cận của người dân có vai trò quan trọng để tránh ra xảy ra khủng hoảng hoặc những chính sách ảnh hưởng tiêu cực, đến tiêu thụ lương thực hoặc là nguồn thu kinh tế của doanh nghiệp, của Nhà nước.

Bên cạnh đó, về khả năng tiếp cận lương thực của người dân, đó là khả năng người dân có thể tìm và có khả năng mua được lương thực. Việc này liên quan đến khả năng tài chính của người dân cũng như phương án bố trí hệ thống phân phối lương thực của chính quyền.

Việc sử dụng lương thực an toàn và dinh dưỡng là tổ chức sản xuất đảm bảo an toàn, dinh dưỡng, lương thực trong chuỗi cung ứng thực phẩm cho người dân. Quy cách, chất lượng thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm là quan niệm tiên tiến về quan điểm an ninh lương thực trong tình hình mới. Điều này cho thấy, định hướng về các khâu trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế biến sau thu hoạch và phân phối đều phải đảm bảo các yêu cầu lợi ích cho người dân.

Theo đại biểu Hồ Thanh Bình, sự ổn định là việc của quốc gia một khu vực hay một gia đình có thể tiếp cận được thực phẩm an toàn dinh dưỡng mọi lúc mọi nơi. Cần xác định khung và các mức độ nhu cầu lương thực của người dân để có chương trình, kế hoạch đảm bảo ổn định nguồn cung. Theo đánh giá về chỉ số an ninh lương thực toàn cầu TFSI của Thời báo Kinh tế Economic gần đây, dựa vào các tiêu chí về sự sẵn có của thực phẩm, khả năng tiếp cận của người dân và chất lượng an toàn thực phẩm cho thấy top 10 nước có chỉ số cao nhất không phải không có Việt Nam, trong khi chúng ta đứng hàng thứ ba về nước xuất khẩu gạo. Việt Nam xếp thứ 54, chỉ vài bậc trên Indonesia, Philippines, Ma Rốc - Ai Cập và thậm chí đứng đằng sau Trung Quốc, Malayxia, Mexico, những quốc gia có mua gạo của Việt Nam. Đáng chú ý Singapore không có đất trồng lúa, gạo sử dụng từ nhập khẩu lại có chỉ số an ninh lương thực đứng hàng đầu trong bảng xếp hạng này. Qua đó cho thấy, an ninh lương thực dựa vào lúa nhưng không có chính sách phù hợp để đảm bảo nguồn cung và phân phối đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm và sự ổn định không thể đảm bảo an ninh lương thực đầy đủ trong xu hướng mới.

Đại biểu Hồ Thanh Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang phát biểu tại phiên họp.

Với phân tích trên đây nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong tình hình mới, đồng thời duy trì nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, đại biểu Hồ Thanh Bình đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm nghiên cứu xây dựng luật hoặc pháp lệnh về an ninh lương thực quốc gia và sức khỏe của nhân dân. An ninh lương thực là tình huống mang tầm vóc quốc gia, có khi mang tính chất khẩn cấp, có khi mang tính chất lâu dài, cần có khung pháp lý phù hợp cho mọi tình huống.

Luật và pháp lệnh cần quy định an ninh thực phẩm, đảm bảo nguồn lực và tổ chức 4 trụ cột về an ninh quốc gia. Đó là nguồn cung, khả năng tiếp cận, sử dụng an toàn dinh dưỡng và ổn định nguồn cung. Hiến pháp 2013 quy định “dự trữ quốc gia phải được sử dụng hiệu quả công bằng, công khai, minh bạch đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi của nhà sản xuất”.

Cần có chiến lược phát triển Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia.

Vấn đề thứ hai được đại biểu Hồ Thanh Bình đề cập là cần có chiến lược phát triển đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia trong nhiệm kỳ 2021-2025 và tầm nhìn 2030-2045. Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang thực hiện tốt kinh tế nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Thành tích là thế, vùng hiện nay còn đối diện với tụt hậu về kinh tế và đang trở thành dần trở thành gánh nặng cho ngân sách quốc gia. Thực tế cho thấy phần lớn các tỉnh trong vùng còn nhận ngân sách hỗ trợ từ trung ương. Từ năm 2008 GDP bình quân của vùng đã lùi xa phía sau đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Thu nhập của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện nay còn chưa ổn định, lệ thuộc rất nhiều vào thị trường nông sản, với điệp khúc “được mùa mất giá”. Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long vô cùng cảm kích sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn mặn, sạt lở trong thời gian qua. Tuy nhiên, theo đại biểu Hồ Thanh Bình, với những tiềm năng của mình, vùng có thể đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế quốc gia. Về nông nghiệp và thủy sản, cần nhanh chóng có chính sách nâng cao giá trị và hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho vùng. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao và thực hiện kinh tế hợp tác nông nghiệp và thủy sản, nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả đầu tư, an toàn thực phẩm và tham gia chuỗi phân phối toàn cầu.

Với lợi thế của 700km chiều dài bờ biển và là vùng cửa ngõ quốc tế giao lưu với khu vực Đông Nam Á và vùng Ấn Độ Dương, vùng đất 40.600km2 này có điều kiện và tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế biển và thu hút đầu tư từ cửa ngõ biển. Với 90% lượng gạo xuất khẩu, 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 70% rau quả cả nước, vùng có nhu cầu rất lớn trong phát triển hạ tầng logistics phục vụ cho xuất khẩu. Thế nhưng, việc vận chuyển các sản phẩm này đến các khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu làm gia tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh cho nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Các hệ thống cảng biển trong vùng hiện tại cũng chưa đáp ứng các nhu cầu của các tàu trọng tải lớn phục vụ cho chuỗi logicstis.

Vì vậy, đại biểu Hồ Thanh Bình cho rằng, phát triển hạ tầng cảng biển nước sâu và hệ thống giao thông nối kết cho vùng sẽ là chiến lược thiết yếu cho vùng trong thời gian tới. Quan trọng hơn, hệ thống cảng biển nước sâu cho vùng là điểm nhấn quan trọng cho các nhà đầu tư quan tâm đến vùng, mở rộng định hướng khai thác, phát triển tiềm năng cho vùng trong tương lai. Việc phát triển kinh tế cảng biển nước sâu đã được nghiên cứu và đề xuất từ những giữa năm 2000 đến nay Bộ Giao thông vừa có các thủ tục đánh giá khả thi; mong muốn Chính phủ sớm triển khai các thủ tục pháp lý và phương án đầu tư, kêu gọi đầu tư phù hợp./.

Lan Hương

Các bài viết khác