Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 1d0b67a1-099b-90f0-c4c5-0584b9501611.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG VĂN PHƯỚC: CẦN CÓ GIẢI PHÁP QUYẾT LIỆT THÁO GỠ KHÓ KHĂN, ĐẢM BẢO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NỀN KINH TẾ

24/10/2023

Cho ý kiến về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2024, đại biểu Dương Văn Phước- - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để giải quyết căn cơ các khó khăn, để tăng sức cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 23/10: KHAI MẠC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHOÁ XV 

Tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức

Theo Báo cáo của Chính phủ, nước ta bước vào thực hiện kế hoạch năm 2023 với nhiều khó khăn, thách thức chồng chất. Tình hình khu vực, thế giới diễn biến nhanh, phức tạp, cạnh tranh, xung đột ngày càng gay gắt hơn; tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại; lạm phát vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt; tiêu dùng, thương mại, đầu tư suy yếu… Công tác điều hành trong nước chịu áp lực lớn; vừa phải tập trung chống chịu, thích ứng với các diễn biến bất lợi, tranh thủ cơ hội, thời cơ từ bên ngoài; vừa phải xử lý, tháo gỡ những vấn đề tồn đọng, tích tụ của doanh nghiệp, dự án đầu tư, những bất cập, vướng mắc của thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, mua sắm thuốc, vật tư y tế, hệ thống đăng kiểm…, cũng như ứng phó các vấn đề phát sinh về hỗ trợ người lao động, phòng chống thiên tai, bão lũ, hạn hán; đồng thời đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới trong trung và dài hạn của nền kinh tế.
Trong bối cảnh nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, chưa từng có tiền lệ, nhưng nước ta đã giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước, tuy chưa đạt được mục tiêu nhưng vẫn thuộc nhóm cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới; công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật được chú trọng, dành nhiều thời gian, đổi mới cách chỉ đạo, cách làm; đầu tư công và các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm được đẩy mạnh, có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả và sản phẩm cụ thể; nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ trong khó khăn.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trước Quốc hội

Bên cạnh đó, các lĩnh vực về văn hóa, xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, kịp thời, đúng đối tượng; độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại là điểm sáng nổi bật của năm 2023, đạt nhiều thành tựu quan trọng, có tính lịch sử, tạo thuận lợi mới, cơ hội mới, thời cơ mới để phát triển KTXH và tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao kết quả và triển vọng của nền kinh tế Việt Nam và dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi nhanh trong thời gian tới…

Tuy nhiên nhiếu ý kiến đã chỉ ra, bên cạnh những kết quả đạt được, KTXH và NSNN 9 tháng đầu năm và ước thực hiện năm 2023 còn bộc lộ nhiều hạn chế cần tiếp tục khắc phục: Còn 5 chi tiêu khó đạt hoặc không đạt mục tiêu, trong đó phần lớn là các chi tiêu quan trọng như: tăng trưởng kinh tế, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tốc độ tăng năng suất lao động.

Đáng chú ý, tăng trưởng kinh tế quý sau cao hơn quý trước nhưng ở mức thấp, 9 tháng tăng trưởng đạt 4,24% nhưng thấp hơn cùng kỳ và thấp hơn kịch bản Chính phủ xây dựng; lạm phát cơ bản tăng cao hơn so với mức tăng chỉ số giá tiêu dùng; nhiều khoản thu NSNN không đạt dự toán; việc triển khai thực hiện 1 số chương trình quan trọng, công trình trọng điểm quốc gia còn chậm, còn nhiều điểm nghẽn vướng mắc; giải ngân vốn đầu tư công tuy cao hơ so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt thấp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế… Đặc biệt số doanh nghiệp có xu hướng rời khỏi thị trường tăng so với cùng kỳ; số doanh nghiệp tham gia thị trường tăng nhưng số vốn đăng ký giảm so với cùng kỳ; tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp...

Cần giải pháp quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Nêu quan điểm của mình, đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước- Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam bày tỏ cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ. Theo đại biểu, những con số đạt được là kết quả rất đáng trân trọng, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ trong công tác điều hành.

Thống nhất báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, đại biểu Dương Văn Phước nhấn mạnh về việc không đạt chỉ tiêu tăng năng suất lao động và tỉ trọng côn nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP. Theo đại biểu, những chỉ tiêu không đạt đều là những chỉ tiêu quan trọng. Trong đó, chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động 3 năm liên tiếp không đạt trong khi đây là chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam 

Cho rằng trong các nguyên nhân tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được, bên cạnh yếu tố khách quan có trách nhiệm của Chính phủ, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Chính phủ cần có giải pháp quyết liệt để giải quyết căn cơ vấn đề này, để tăng sức cạnh tranh, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Về chương trình tổng thể cải cách hành chính, đại biểu Dương Văn Phước tán thành với nhận định trong Báo cáo thẩm tra, theo đó cho rằng chất lượng cải cách hành chính, xây dựng và thực thi pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, dẫn đến trì trệ, đây là đánh giá rất chính xác.

Dẫn thực tiễn tình hình tại tỉnh Quảng Nam, đại biểu Dương Văn Phước cho biết, vừa qua, qua tiếp xúc cử tri, đi đến dâu người dân cũng phàn nàn về khó khăn trong thủ tục hành chính, cụ thể là việc cấp sổ đỏ cho người dân. Qua giám sát cho thấy thực tế có rất nhiều nội dung rất trì trệ, từ chính sách pháp luật như Luật Đất đai năm 2013, các nghị định hướng dẫn thi hành, thủ tục hành chính…

“Quá nhiều vướng mắc, không đáp ứng yêu cầu thực tiến đặt ra. Người dân đi làm sổ đỏ có thể không phải là 1, 2 tháng mà có thể mất 2,3, 5 năm hoặc cũng có thể không thực hiện được. Nhiều người rất ngao ngán. Thủ tục hành chính cũng quy định rất chặt chẽ là khi trễ hẹn với người dân thì phải xin lỗi nhưng quy trình xin lỗi này không được thực hiện hoặc thực hiện qua loa, chiếu lệ”, đại biểu Dương Văn Phước nói.

Đề cập về việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn, lãi suất vẫn ở mức cao, đại biểu Dương Văn Phước đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước cơ cấu lại nợ, giảm các loại phí, hạ lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, kích cầu trong giai đoạn hiện nay./.

Thu Phương

Các bài viết khác