Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2d7a62a1-e9f6-90f0-c4c5-0299f7dc0d0b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: CẦN SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG VÀ ĐẨY MẠNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG

24/10/2023

Qua nghiên cứu Báo cáo của Chính phủ báo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội tại Kỳ họp thứ 6, ĐBQH Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho rằng, trong giai đoạn tới, Chính phủ cần rút kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính công và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 23/10: BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT-XH; BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15 VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH... 

ĐBQH Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Sử dụng nguồn lực tài chính công kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục tiêu

Qua nghiên cứu về nội dung này, ĐBQH Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên bày tỏ đồng tình cao với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cả mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng tới kết quả, hiệu lực, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình vốn được cả xã hội mong đợi.

Qua báo cáo, đại biểu Tạ Thị Yên đánh giá cao kết quả mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã làm được, đặc biệt là việc chủ động triển khai thực hiện các giải pháp đặt ra ngay cả khi chưa có Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, cũng như trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, trong đó một số giải pháp triển khai thực hiện cũng cần có độ trễ trong việc hấp thụ vào nền kinh tế, không thể giải quyết được ngay trong thời gian ngắn do vậy một số kết quả đạt được chưa thể hiện ngay được trong năm 2023.

Liên quan đến các gói hỗ trợ của chính sách tài khóa, đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng, trong gần 02 năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đối mặt với khó khăn chồng chất, những chính sách được áp dụng kịp thời trong thời gian qua đã được cộng đồng doanh nghiệp và người dân đón nhận như những giải pháp tích cực cho việc hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với Quốc hội

Một loạt chính sách như cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm; chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, nhất là thuế giá trị gia tăng (VAT) được đồng loạt triển khai thực hiện đã góp phần cổ vũ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước đưa nền kinh tế phục hồi và khởi sắc. Các chính sách này vẫn đang tiếp tục được áp dụng và kéo dài đến hết ngày 31/12/2023 theo Nghị quyết số 101/2023/QH15.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số chính sách chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng như: chính sách hỗ trợ lãi suất, vốn đầu tư phát triển của Chương trình, cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập, cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi. ..

Đại biểu Tạ Thị yên chỉ rõ, theo báo cáo tính đến ngày 30/9/2023, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình ước đạt tương đương 28,9% kế hoạch vốn được giao, trong khi thời gian còn lại để thưc hiện Chương trình chỉ còn chưa đến 03 tháng.

Đối với những chính sách mà việc triển khai chưa hiệu quả, kết quả chưa đạt so với kế hoạch đặt ra, giải ngân chậm trễ, đại biểu tỉnh Điện Biên cho rằng, cần phải có sự phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm từ khâu nắm bắt tình hình; cho đến khâu nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách; tổ chức thực hiện ở tất cả các cấp ra quyết định và thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Nếu cần thiết, phải làm rõ trách nhiệm của từng cấp, từng đơn vị, cá nhân để bảo đảm nguồn lực tài chính công được sử dụng một cách kịp thời, tiết kiệm, đúng mục tiêu và đạt hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực tài chính công đang rất hạn chế, lại càng eo hẹp hơn do suy giảm kinh tế, suy giảm nguồn thu do đại dịch.

Theo đại biểu, việc để nguồn vốn không thể giải ngân và cũng chậm đề xuất, kiến nghị với Quốc hội để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu khác là vấn đề cần phải được rút kinh nghiệm sâu sắc.

Các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Nữ đại biểu bày tỏ đồng tình với đề xuất của Ủy ban Kinh tế trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Luật Ngân sách nhà nước đối với số vốn không giải ngân hết kế hoạch sau khi kết thúc thời gian giải ngân của Chương trình.

Bên cạnh đó, nhất trí việc sử dụng số vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động để phân bổ cho 5 dự án của ngành y tế vì đây thực sự là các dự án đầu tư lĩnh vực y tế cấp bách, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến; đồng thời đồng tình trình Quốc hội kéo dài thời gian giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển bố trí cho các dự án đầu tư của Chương trình đến hết năm 2024 để tránh dở dang công trình, dự án, lãng phí phát sinh.

Coi trọng ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng

Đối với việc thực hiện chính sách tiền tệ, đại biểu Tạ Thị Yên đánh giá cao Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách tiền tệ hỗ trợ cho phục hồi kinh tế sau đại dịch, đảm bảo cùng lúc thực hiện mục tiêu kép: vừa kiềm chế lạm phát; giảm lãi suất nhằm hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, vừa ổn định tỷ giá vừa đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đại biểu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã luôn cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng, điều chỉnh hợp lý, kịp thời các giải pháp quản lý, điều hành để đạt mục tiêu ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Khó khăn của nền kinh tế thời gian qua và hiện nay là khó khăn chung của cả doanh nghiệp, cả xã hội, trong đó có các ngân hàng. 

Thời gian qua, với sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất huy động để kéo lãi suất cho vay xuống thấp nhất có thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp có khả năng, cơ hội tiếp cận vốn phát triển sản xuất kinh doanh nhưng trên thực tế khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn còn hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan như báo cáo chung về tình hình phát triển kinh tế- xã hội năm 2023 của Chính phủ đã đánh giá.

ĐBQH Tạ Thị Yên – Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội kh

Đối với việc giảm lãi suất cho vay, đại biểu Yên nêu rõ, Báo cáo đã đề cập tới các giải pháp đã triển khai thực hiện về chính sách lãi suất, tuy nhiên chưa thống kê kết quả thực hiện như: số vốn đã cho vay, các doanh nghiệp có dễ tiếp cận thủ tục vay vốn hay không? hoặc doanh nghiệp có nhu cầu vay hay không? kết quả so sánh giữa lãi suất với lạm phát được đánh giá như thế nào? (hoăc giữa lạm phát với giá tỷ giá hối đoái, do theo báo cáo đồng VND mất giá khoảng 3,5% so với đồng USD).

Đại biểu Tạ Thị Yên mong muốn, trong thời gian tới, ngành ngân hàng tiếp tục nỗ lực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa để cắt giảm chi phí, giảm hợp lý lãi suất cho vay so với tỷ lệ đầu vào huy động.

Đặc biệt, trong tình hình còn nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, chưa có khả năng sớm tổ chức lại sản xuất do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu, thậm chí nhiều doanh nghiệp không thể phục hồi, đại biểu Yên cho rằng, việc áp dụng chính sách tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động … là vấn đề cần phải xem xét, đánh giá thêm như ý kiến của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị./.

Thu Phương

Các bài viết khác