Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f07655a1-e93d-90f0-c4c5-0bf4ba183252.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

04/06/2020

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Môi trường (sửa đổi). Một trong những nội dung sửa đổi lần này được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm đó là hoàn thiện quy định pháp luật về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường.

Hàng loạt sự cố môi trường nghiêm trọng liên tiếp xảy ra

- Cháy nhà máy Rạng Đông...

- Nước sông Đà nhiễm bẩn...

- Ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn...

- Nông dân đốt rẫy thiêu rụi luôn hàng chục ha rừng Hà Tĩnh...

- Phú Quốc ngập chưa từng thấy trong lịch sử 100 năm...

… cùng hàng loạt sự cố môi trường xảy ra thời gian qua đã gây ra những hệ luỵ nguy hại trực tiếp đến môi trường và sức khỏe người dân.

Tối ngày 28/8/2019, kho chứa hàng triệu bóng đèn của Công ty Rạng Đông bùng cháy. Người dân khi ấy khó mà hình dung được mối nguy hiểm thủy ngân mà họ phải đối mặt ngay sau đó. Sau vụ cháy, người dân sống gần nhà máy, lính cứu hỏa, phóng viên tác nghiệp tại vụ cháy… đồng loạt phải đi kiểm tra sức khỏe trước những cảnh báo khá bất nhất từ chính quyền. Trong khi chờ một giải pháp thống nhất từ thành phố Hà Nội, nhiều hộ dân tự cứu mình bằng cách "tháo chạy" khỏi khu vực ô nhiễm đến nơi ở khác, bỏ lại những căn nhà trống không.

Vụ cháy kho chứa hàng của nhà máy Rạng Đông xảy ra ngay trong khu dân cư đông đúc

Cử tri Nguyễn Huy Dũng, cư trú tại quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội cho biết, sự việc sự cố môi trường cháy nhà máy Rạng đông cho thấy sự phản ứng chậm trễ của chính quyền, hậu quả thì người dân vẫn phải gánh chịu. Mặc dù đã có chủ trương đi rời từ lâu nhưng nhà máy vẫn ở trong nội đô, khu đông dân cư.

Sự việc xảy ra khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm, năng lực của chính quyền thành phố trong giải quyết thảm họa môi trường và nguyên nhân các cơ sở sản xuất công nghiệp vẫn tồn tại trong khu dân cư dù Chính phủ đã có quyết định di dời từ năm 2003.

Ngay sau vụ cháy Rạng Đông, người dân thủ đô lại tiếp tục phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước sạch sông Đà. Ngày 10/10/2019, hàng vạn hộ dân thuộc 8 quận, huyện hoang mang khi phát hiện nước sinh hoạt có mùi khét “như nhựa cháy”. Người dân Hà Nội khi ấy không biết rằng trước đó một ngày, Công ty nước sạch sông Đà (Viwasupco) đã phát hiện dấu hiệu đổ trộm dầu thải tại khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình), đầu nguồn nước sông Đà. 2 ngày sau, thông tin này mới được gửi đến chính quyền thành phố Hà Nội và 5 ngày sau mới được chính thức thông tin "đến tai" người dân. Ngày 15/10, nhà chức trách Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước máy sông Đà để nấu ăn do hàm lượng styrene vượt quá quy chuẩn và quy trách nhiệm cho Viwasupco vì không lập tức báo cáo khi phát hiện ô nhiễm. Sự cố về an ninh nguồn nước một lần nữa mở ra nỗi lo ngại của người dân khi phải trả phí cho những nhu yếu phẩm được cung cấp độc quyền nhưng lại mang nhiều rủi ro về chất lượng.

Sự cố Nhà máy nước sạch sông Ðà nhiễm bẩn ảnh hưởng đến hàng vạn người dân Thủ đô

Nếu ô nhiễm Rạng Đông và nước sạch sông Đà chỉ là hai đợt khủng hoảng trong thời gian ngắn, thì ô nhiễm không khí lại là mối nguy hại mà người dân Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã phải chịu đựng suốt nhiều năm, với cấp độ tăng dần. Nhiều thời điểm trong năm 2019, hai thành phố lớn nhất nước "thay phiên" nhau đứng trong danh sách thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới, theo xếp hạng của ứng dụng quan trắc quốc tế AirVisual.

Tình trạng ô nhiễm này ở Hà Nội tồi tệ hơn cả. Từ ngày 10-16/12/2019, chỉ số AQI liên tục vượt ngưỡng 300, không khí ở mức nguy hại. Tổng cục Môi trường và Bộ Y tế phải ra khuyến cáo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời, đeo khẩu trang khi ra đường và đóng kín cửa.

 Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế 

Sau nhiều đợt ô nhiễm liên tục suốt cả năm, ngày 19/12/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường mới công bố 6 nguyên nhân chính khiến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm không khí kéo dài, trong đó phương tiện giao thông và hạ tầng xây dựng là 2 nguồn phát thải lớn nhất. Về vấn đề này, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho rằng tình hình ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, sự phản ứng của các cơ quan quản lý còn chưa kịp thời. Các cơ quan liên quan cần có sự phối hợp hiệu quả, nhanh chóng đưa ra các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

Điều dễ nhận thấy sau hàng loạt sự cố môi trường xảy ra là sự phản ứng của các cơ quan quản lý còn quá chậm trễ, lúng túng và hậu quả thì người dân vẫn phải gánh chịu.

Hoàn thiện quy định pháp của pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

Liên quan đến vấn đề phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, với tư cách là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng, Quốc hội đã ban hành các luật như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Hoá chất năm 2007; Bộ Luật Hàng hải năm 2015; Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013; ... v...v. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành các Quyết định về Quy chế ứng phó sự cố môi trường.

Có thể thấy, số lượng văn bản điều chỉnh công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường dưới hình thức luật và dưới luật là rất lớn. Đây là ưu điểm của pháp luật về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường ở Việt nam hiện nay khi Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng từ đây xuất hiện những nhược điểm như: sự trùng lặp giữa các quy định và tổ chức thực hiện các quy định; quy định về trách nhiệm ứng phó sự cố môi trường tại khoản 1 Điều 109 Luật Bảo vệ môi trường còn quá chung chung;...

Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Dự thảo Luật gồm 16 chương, 186 điều. Dự thảo Luật thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về bảo vệ môi trường có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế-xã hội; đưa các quy định về bảo vệ các thành phần môi trường lên đầu, thể hiện mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, coi đây là nội dung trọng tâm, quyết định các chính sách bảo vệ môi trường khác. Quy định đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định, thực hiện, đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án như: chiến lược bảo vệ môi trường  quốc gia, quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá sơ bộ tác động môi trường, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, …

Một trong những nội dung được đưa vào sửa đổi lần này là quy định về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường. Nhóm chính sách về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và bồi thường thiệt hại về môi trường được quy định tại Chương X của dự thảo Luật. Dự thảo Luật lần này đã quy định rõ các loại sự cố môi trường và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong từng giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời về sự cố môi trường cho cộng đồng dân cư. Đồng thời quy định cụ thể hơn về nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với trường hợp từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái; trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường đối với ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Làm rõ cơ chế phối hợp, trách nhiệm xử lý

Sự cố ô nhiễm môi trường đang xảy ra ngày càng nhiều với quy mô và cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, việc ứng phó, khắc phục hậu quả của các tổ chức, cá nhân, địa phương, bộ, ngành còn có nhiều lúng túng, phối hợp chưa hiệu quả trong khi đó các quy định về sự cố môi trường chưa rõ ràng về bản chất, loại hình, cấp độ, trách nhiệm phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả. Vậy trong lần sửa đổi toàn diện này, quy định về phòng ngừa, ứng phó với  sự cố môi trường cần phải sửa đổi theo hướng như thế nào? Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về vấn đề này.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Phóng viên: Thời gian vừa qua đã xảy ra hàng loạt các sự cố về môi trường. Vây, đại biểu có đánh giá như thế nào về công tác xử lý của cơ quan chức năng?

- Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Thời gian qua xảy ra hàng loạt các sự cố môi trường như vụ cháy nhà máy rạng đông; ô nhiễm nước sạch Sông Đà, hay ô nhiễm không khí,... Qua các vụ việc cho thấy, việc phản ứng của các cơ quan chức năng còn chậm trễ và lúng túng. Một trong những nguyên nhân là do còn nhiều khoảng trống pháp lý trong quy định về phòng ngừa ứng phó với sự cố môi trường.

- Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Một thực tế là thời gian qua xảy ra nhiều vụ việc về sự cố về môi trường. Có vụ việc mang tính ngắn hạn nhưng có vụ việc kéo dài như ô nhiễm không khí, bụi mịn,... Vấn đề phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường đã được đặt ra từ lâu, tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phối hợp xử lý của các bộ, ngành có liên quan còn nhiều bất cập. Việc chậm trễ trong ứng phó, khắc phục sẽ để lại hậu quả rất lớn, gây tổn hại môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Vì vậy, đòi hỏi thời gian tới, công tác xử lý phải khẩn trương, kịp thời và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý đảm bảo cho việc ứng phó, xử lý được hiệu quả.

Phóng viên: Hiện nay luật Môi trường sửa đổi đang được Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đại biểu có đề xuất như thế nào để hoàn thiện quy định về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường trong lần sửa đổi này?

- Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trong 13 nhóm vấn đề sửa đổi lần này, có nội dung về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường. Khắc phục những bất cập hiện nay, dự thảo luật về quy định này đã có nhiều sửa đổi tiến bộ làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo cần rõ các loại sự cố môi trường và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong từng giai đoạn: phòng ngừa, ứng phó và cải tạo, phục hồi môi trường sau sự cố; trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin kịp thời về sự cố môi trường cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, cũng cần phải quy định cụ thể hơn về nguyên tắc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

Đại biểu Đỗ Đức Hồng HàĐoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội

Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Dự thảo Luật dành một chương (Chương VII) để quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu. Cơ quan chủ trì soạn thảo đã đầu tư nghiên cứu, quy định cụ thể hơn về Chương này so với Luật BVMT năm 2014. Việc sửa đổi quy định này là vô cùng cần thiết, nhằm khắc phục những bất cập trong khoảng trống pháp lý về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường hiện nay. Tuy nhiên, nhiều nội dung mới phát sinh trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp liên quan nhưng các quy định vẫn còn khá chung chung, biện pháp quản lý, cơ chế thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu chưa rõ ràng; lộ trình, phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính chưa cụ thể... Vì vậy, cần được đánh giá tác động chính sách và quy định cụ thể hơn trong Luật. Ngoài ra, cần xác định tiêu chí “có nguy cơ gây ra sự cố môi trường” để xác định chính xác đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ phòng ngừa sự cố môi trường và trách nhiệm của cơ quan nhà nước cụ thể trong ứng phó sự cố môi trường.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở nước ta đang ở mức báo động. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,…. Ô nhiễm và suy thoái môi trường không phải là vấn đề của một cá nhân, một cơ quan hay một tổ chức mà là của toàn xã hội. Để kịp thời khắc phục những bất cập hiện nay, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận cho ý kiến lần đầu. Riêng đối với quy định về phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường, các đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định thống nhất trong một văn bản các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố, rủi ro (môi trường) do hoạt động của con người gây ra, …Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, đơn vị liên quan trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường./.

Lê Anh

Các bài viết khác