Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6e5d68a1-395e-90f0-c4c5-07f3b8e40cb2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÃ THANH TÂN: LÀM RÕ NGUYÊN TẮC YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH HẠN MỨC SỬ DỤNG BĂNG TẦN

27/07/2022

Tham gia đóng góp ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tán thành với sự cần thiết ban hành và phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án luật, đồng thời đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc yêu cầu, điều kiện xác định hạn mức sử dụng băng tần.

Đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng tham gia ý kiến về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn ĐBQH Tp.Hải Phòng bày tỏ nhất trí với báo cáo thẩm tra của Ủy Ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tán thành với sự cần thiết ban hành và phạm vi sửa đổi, bổ sung của dự án luật.

Về giới hạn, tổng độ rộng băng tần mà các tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1 dự thảo, đại biểu cơ bản tán thành việc cần phải có quy định về giới hạn, tổng độ rộng băng tần doanh nghiệp được phép nắm giữ, sử dụng để tránh xảy ra tình trạng thâu tóm độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số. Điều này cũng được khẳng định qua thực tiễn, hồ sơ dự án luật đã chỉ ra nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cần làm rõ nội dung về phân bổ được quy hoạch cho hệ thống thông tin di động mặt đất. Theo đại biểu, thực tế tại Việt Nam, nhu cầu tần số của mỗi nhà mạng khác nhau phụ thuộc vào số lượng thị phần thuê bao. Việc quy định giới hạn có thể dẫn đến không đủ tài nguyên tần số, doanh nghiệp cần ít lại được cấp nhiều tần số, doanh nghiệp cần nhiều thì lại không có gây lãng phí tài nguyên. Mặt khác, khi công nghệ ngày càng phát triển, quỹ băng tần ngày càng mở rộng trên các băng tầng cao, với tốc độ phát triển công nghệ nhanh như hiện nay thì băng tần càng nhiều. Cho nên, việc quy định giới hạn có thể gây khó khăn cho việc xác định được số lượng tỷ lệ băng tần có thể được cấp cho mỗi nhà mạng. Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ nguyên tắc yêu cầu, điều kiện xác định hạn mức sử dụng băng tần. Trong báo cáo giải trình có nêu tại dự thảo luật đã có quy định nguyên tắc xác định giới hạn bảo đảm tránh tích tụ tần số nhưng cũng phân bổ bình quân tần số. Theo đại biểu, quy định như vậy là chưa thỏa đáng, đề nghị cơ quan soạn thảo giải trình rõ, đồng thời làm rõ khái niệm nhóm băng tần nhất định tại điểm a nội dung này khác với băng tần được quy hoạch như thế nào.

Bên cạnh đó, dự thảo luật đề nghị bổ sung cụm từ "tần số vô tuyến điện" vào Điều 64 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Điều này đồng nghĩa với việc bổ sung quy định cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức được giao quản lý và sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện. Báo cáo giải trình cũng nêu rõ việc cần phải có quy định này nhưng lại phát sinh việc nếu phân cấp về sở việc phát hiện vi phạm hành chính thì các sở phải thực hiện đầu tư từ đầu hệ thống thiết bị kiểm soát tần số và 63 sở phải có đầu tư 63 hệ thống thiết bị. Việc đầu tư này hết sức tốn kém.

Cung cấp thêm thông tin, đại biểu cho biết, hiện nay Sở Thông tin và Truyền thông chỉ có vai trò phối hợp tham gia xử lý các vi phạm. Còn 8 Trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực như ở Hải Phòng có trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực 5 với địa bàn quản lý 6 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình và Nam Định thực hiện việc phát hiện vi phạm. Như vậy nếu bổ sung quy định này, đại biểu đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng, tránh việc phải đầu tư hệ thống thiết bị dàn trải, gây lãng phí.

Ngoài ra, đại biểu kiến nghị cần lưu ý, Luật Xử lý vi phạm hành chính mới được sửa đổi, bổ sung năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đã liệt kê một số lĩnh vực được sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính, trong đó không có lĩnh vực tần số vô tuyến điện. Điểm c khoản 3 Điều 18 Luật Tần số vô tuyến điện hiện hành quy định rõ Thủ tướng Chính phủ quyết định băng tần, kênh tần số được đấu giá, thi tuyển, sử dụng tần số vô tuyến điện trong từng thời kỳ. Tuy nhiên nội dung Điều 18 được sửa đổi trong dự thảo luật chưa thấy đề cập người có thẩm quyền quyết định băng tần, kênh tần số được đấu giá hoặc thi tuyển mà chỉ nêu chung chung là Bộ Thông tin và Truyền thông công bố băng tần, kênh tần số quy định tại khoản 2 điều này được đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong từng thời kỳ. Đại biểu đề nghị phải quy định chặt chẽ, rõ ràng chỗ này theo hướng người quyết định phải là Thủ tướng Chính phủ, không những vì giá trị mà còn vì tính chất quan trọng của băng tần, kênh tần số.

Hồ Hương