Họp báo "Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2022"
Là một hoạt động thường niên của Quốc hội được tái khởi động từ năm 2021, “Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022” với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra vào ngày 18/9 tại Hà Nội.
Diễn đàn do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức với sự tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu, hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội.....
Diễn đàn là hoạt động thường niên của Quốc hội với sự tham gia đồng chủ trì của các cơ quan, viện nghiên cứu. Năm 2022, tên gọi của Diễn đàn được mở rộng “Diễn đàn Kinh tế - Xã hội” để phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Quốc hội cũng như bao quát các vấn đề cả về kinh tế và xã hội của đất nước.
Quan tâm tới sự kiện quan trọng này, PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Diễn đàn là cơ hội để các học giả, chuyên gia hiến kế và đề xuất những giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội phát triển,.. Đồng thời, có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững
PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
Phóng viên: Thưa PGS.TS Doãn Hồng Nhung, ngày 18/9 tới đây, Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” sẽ diễn ra tại Hà Nội. Vậy, PGS.TS có đánh giá như thế nào về sự kiện này?
PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Theo thông tin từ truyền thông, Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 với Chủ đề “ Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững” sẽ do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức. Được biết, Diễn đàn sẽ quy tụ đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý chuyên sâu, hàng đầu trong nước, chuyên gia của các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, hiệp hội.
Diễn đàn là hoạt động tiếp nối với Diễn đàn Kinh tế 2021, là dịp bổ sung các luận cứ khoa học và thực tiễn rất thiết thực giúp Quốc Hội và các cơ quan hữu quan đưa ra những quyết định, chính sách quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Điểm khác của Diễn đàn năm nay là mở rộng phạm vi thành Diễn đàn Kinh tế - Xã hội. Theo tôi sự đổi mới này là cần thiết, cho thấy sự phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Quốc hội cũng như bao quát các vấn đề cả về kinh tế và xã hội của đất nước trong thời gian tới.
Theo dự báo của các tổ chức trong nước và quốc tế, giai đoạn sắp tới, kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nền kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro về ổn định vĩ mô, các cân đối lớn, nhất là về điện, xăng dầu; áp lực lạm phát tăng cao cộng hưởng với sự gia tăng giá cả nhập khẩu đầu vào, chi phí vận tải, logistics,… Qua đó, tác động đến đời sống người dân, nhất là người nghèo, người có thu nhập thấp; làm giảm sức chịu tải và khả năng phục hồi của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các chính sách hỗ trợ, ưu tiên, ưu đãi mà Nhà nước và Chính phủ đã ban hành. Vì vậy, để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ theo các Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết khác của Quốc hội, việc tổ chức Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 là vô cùng cần thiết. Đây cũng là cơ sở để bổ sung thêm luận cứ khoa học, thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế,… trên cơ sở tham vấn các chuyên gia trong và ngoài nước. Từ đó, Quốc hội, Chính phủ tìm ra giải pháp có hiệu quả thúc đẩy nguồn lực kinh tế cho đất nước Việt Nam.
Bên cạnh đó, thông qua “Diễn đàn Kinh tế - Xã hội”, các đại biểu Quốc hội cũng có thêm thông tin, cơ sở dữ liệu quan trọng để xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước tại Kỳ họp thứ Tư, Quốc hội Khoá XV tới đây.
Phóng viên: "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" là chủ đề của phiên toàn thể tại diễn đàn. PGS.TS có nhận định và đề xuất giải pháp gì nhằm phục hồi và phát triển bền vững kinh tế vĩ mô?
PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Tôi nhận thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của các trao đổi, tham vấn ý kiến về các vấn đề cấp thiết đang diễn biến phức tạp của kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế hiện nay. Do đó, việc phân tích, tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá tác động của các chính sách, các quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung kịp thời để giúp cho các vấn đề về thể chế phát triển trong bối cảnh mới, nhận diện rủi ro lạm phát, rủi ro tài chính, tài khóa, tiền tệ; các vấn đề bức xúc về khoa học công nghệ, giáo dục, lao động, y tế, an sinh xã hội và các chính sách, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đang có tính cấp thiết, tính thời sự và cả trên phương diện quản lý.
Từ thực tiễn sinh động, phong phú của đời sống dân sinh, những vướng mắc, khó khăn được giải quyết kịp thời và trên cơ sở đó, việc đưa ra các đề xuất, kiến nghị và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và ứng phó với thách thức, vấn đề mới phát sinh; làm rõ các ưu tiên vào một số trọng tâm trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Với mục tiêu rõ ràng, nhiệm vụ to lớn và việc chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, Phiên toàn thể sẽ tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ bối cảnh quốc tế, xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế, các căng thẳng, xung đột, xu hướng dịch chuyển địa – kinh tế và thách thức mới đối với phục hồi và phát triển kinh tế bền vững…; đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022 và dự báo cả năm 2023 tiếp theo;… Do đó, tôi tin tưởng vào thành công và kết quả của Diễn đàn sẽ có sức lan tỏa lớn.
Phóng viên: Diễn đàn kinh tế - xã hội 2022 với chương trình và nội dung phong phú liên quan đến các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ hiện nay. Vậy, PGS.TS đặt biệt quan tâm đến nội dung nào Diễn đàn kinh tế - xã hội lần này?
PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Theo chương trình, Diễn đàn sẽ tiến hành phiên toàn thể về Chủ đề "Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững" và phiên hội thảo chuyên đề với Chuyên đề 1 về đẩy mạnh cải cách thể chế hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Chuyên đề 2 về thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. Tôi quan tâm đến cả hai nội dung của hai chuyên đề, đó là tiền đề là hệ quả; Chuyên đề 1 về Cải cách thể chế hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội . Đánh giá sự đổi mới thể chế chỉ là hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sau hai năm rưỡi dịch bệnh COVID 19 .
Tuy nhiên, tôi đặc biệt quan tâm đến Chuyên đề 2 vềThúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững. Những “kế sách như liều thuốc đặc hiệu cần được tăng cường, hiến kế để các quy định pháp luật ban hành có hướng để giải quyết để tháo gỡ và khắc phục những trở ngại, điểm ngăn trở, rào cản , xử lý những vấn đề tồn tại trong thời gian qua. Diễn đàn Kinh tế -xã hội năm 2022 với quy mô lớn và được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và trực tiếp chủ trì đã thể hiện tầm quan trọng lịch sử của sự kiện này, góp phần tạo động lực phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững cho Việt Nam. Quốc hội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chỉ đạo việc lựa chọn, quyết định mục tiêu, giao chỉ tiêu phát triển kinh tế, phát triển xã hội của quốc gia đồng thời theo dõi, giám sát và hỗ trợ doanh nghiệp đồng hành cùng Chính Phủ trong suốt quá trình thực hiện các mục tiêu đã đề ra như việc thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, tạo động lực để phục hồi sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững, vì một Việt Nam hùng cường.
Phóng viên: Dự kiến tại Diễn đàn lần này sẽ sẽ công bố thành lập Mạng lưới sáng kiến của Quốc hội, dự kiến họat động từ năm 2023. PGS.TS có bình luận gì về việc nội dung này?
PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Thành lập “Mạng lưới sáng kiến của Quốc hội” là hệ thống những địa chỉ có uy tín của các chuyên gia, nhà khoa học và nhằm huy động tối đa trí tuệ, kinh nghiệm, tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Đây chính là việc làm hết sức có ý nghĩa, thu hút và hội tụ, kết nối của những người con Việt Nam có tinh thần dân tộc, “yêu Tổ quốc mẹ hiền Việt Nam”, đoàn kết, góp phần củng cố đại đoàn kết và luôn hướng về xây dựng Tổ quốc, quê hương.
Việc tập hợp và huy động tối đa trí tuệ, kinh nghiệm, tâm huyết của các chuyên gia, nhà khoa học thể hiện sự cầu thị, huy động trí tuệ tập thể, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Trong tương lai, việc mở rộng, thu hút và phát hiện nhân tài cho Doanh nghiệp, cho Chính Phủ, cho Quốc hội…. Đây sẽ là tiền đề của “ Mạng lưới sáng kiến Quốc hội Việt Nam toàn cầu ” trong tương lai…
Phóng viên: Quan tâm tới sự kiện quan trọng này, PGS.TS có kỳ vọng gì về những kết quả của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2022 mang lại đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xă hội của đất nước?
PGS.TS Doãn Hồng Nhung: Ngày 18/9/2022 tới đây, Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022 do Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của dư luận trong nước cũng như quốc tế.
Theo tôi Diễn đàn là cơ hội , là dịp mà các nhà chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội, các học giả, chuyên gia trao đổi kinh nghiệm để hiến kế và đề xuất những giải pháp chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực, nắm bắt các cơ hội, thời cơ, đặc biệt là đối với chính sách tài khóa, tiền tệ, chính sách an sinh-xã hội... Đồng thời, có cơ chế kiểm tra, giám sát để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển bền vững.
Diễn đàn, các đại biểu thảo luận, trao đổi, chia sẻ quan điểm để làm rõ các nội hàm về kinh tế độc lập, tự chủ của nước ta trong bối cảnh và điều kiện mới. Trong đó, tập trung vào các nội dung: Kinh tế toàn cầu và những xu hướng lớn về hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay; Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay - cơ hội và thách thức; Đào tạo nhân lực công nghệ số để tạo mũi đột phá về khoa học và công nghệ; Quản trị rủi ro quốc gia trong bối cảnh mới. Các đại biểu có cơ hội đối thoại, làm rõ thực trạng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua; kinh nghiệm của một số nước về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế và khuyến nghị đối với Việt Nam; kiến nghị về chính sách để củng cố và phát huy sức mạnh nội lực của nền kinh tế, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và khả năng đối phó,chịu tải, chống trọi của nền kinh tế trước các tác động cả tích cực, tiêu cực và hạn chế từ bên ngoài; giải quyết tốt mối quan hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Tôi cho rằng, muốn có được Nhà nước quản trị tốt, cần có đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn tốt và có kỹ năng điều hành tốt. Quốc hội ban hành Pháp luật có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn,…. được nhân dân và doanh nghiệp đón nhận. Nhà nước thực thi pháp luật muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền “ của dân, do dân và vì dân” thì cần phải thiết lập cho được những biện pháp hạn chế tiêu cực và phòng chống tham nhũng;…
Chính sách và Pháp luật được ban hành ra vì sự ổn định, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính sách và Pháp luật không chỉ là“ con đê ngăn dòng nước lũ” mà còn phải là “ dòng kênh khơi nguồn trí tuệ ” để phụng sự cao cả cho sự nghiệp của Nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn PGS.TS Doãn Hồng Nhung!