QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 11/10/2023
* Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy – Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát đã trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát, nêu rõ kết quả, hạn chế, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và kiến nghị những giải pháp trong giai đoạn trước mắt và dài hạn.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 12/10: GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ "VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016-2021"
- ĐOÀN GIÁM SÁT BÁO CÁO ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG GIAI ĐOẠN 2016-2021
* Chiều 12/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau hơn 1,5 năm triển khai, Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ được giao, thực hiện và hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra, đã ban hành đầy đủ 17/17 văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 12/10: UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ, TIỀN TỆ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KT-XH
- ĐỀ XUẤT KÉO DÀI THỜI GIAN GIẢI NGÂN VỐN CHƯƠNG TRÌNH PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN HẾT NĂM 2025
* Nhấn mạnh kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nêu rõ, các chính sách triển khai thực hiện đã có tác động tích cực, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, đóng góp quan trọng trong các kết quả kinh tế - xã hội năm 2022 và 2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: NGHỊ QUYẾT SỐ 43 CỦA QUỐC HỘI GÓP PHẦN THÁO GỠ KHÓ KHĂN, HỖ TRỢ SẢN XUẤT KINH DOANH, THÚC ĐẨY PHỤC HỒI KINH TẾ
* Theo thông cáo của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Vương Đình Huệ, Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 – 16/10/2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: THÔNG CÁO CỦA ỦY BAN ĐỐI NGOẠI VỀ CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC VIỆT NAM CỦA CHỦ TỊCH DUMA QUỐC GIA LIÊN BANG NGA
* Chiều 12/10, tại Nhà Quốc hội, Đoàn giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các CTMTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” tổ chức Phiên họp thứ 7. Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng Đoàn giám sát chủ trì phiên họp.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn liên quan đến áp dụng quy định của một số Luật chuyên ngành, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trình Quốc hội bổ sung một số giải pháp chính sách tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các CTMTQG trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các đại biểu cho ý kiến để Đoàn giám sát hoàn thiện báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 27.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ĐOÀN GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TỔ CHỨC PHIÊN HỌP THỨ 7
- PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI TRẦN QUANG PHƯƠNG CHỦ TRÌ PHIÊN HỌP THỨ 7 CỦA ĐOÀN GIÁM SÁT QUỐC HỘI VỀ 3 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
* Sáng 12/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 18.
Tại phiên họp, cho ý kiến thẩm tra về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), các đại biểu dành nhiều sự quan tâm đến quy định việc tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội bảo đảm kế thừa mô hình đang được thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội và qua sơ kết cho thấy nhiều kết quả tích cực, phù hợp với tình hình, đặc điểm của thành phố Hà Nội.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- ỦY BAN PHÁP LUẬT HỌP PHIÊN TOÀN THỂ LẦN THỨ 18
- ỦY BAN PHÁP LUẬT THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT THỦ ĐÔ (SỬA ĐỔI): BẢO ĐẢM KẾ THỪA KẾT QUẢ TÍCH CỰC TRONG THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ
* Sáng 12/10, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm về tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới đối với thanh thiếu niên. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ và Thứ trường Bộ Y tế Lê Đức Luận đồng chủ trì Tọa đàm.
Thảo luận tại Tọa đàm, các ý kiến đều có chung nhận định, đối với thanh thiếu niên, sử dụng nicotine gây hại lớn đến sự phát triển não bộ, vì não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển cho tới tuổi 25. Nicotine có thể làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- TỌA ĐÀM VỀ TÁC HẠI CỦA CÁC SẢN PHẨM THUỐC LÁ MỚI ĐỐI VỚI THANH THIẾU NIÊN
- TĂNG CƯỜNG NGĂN CHẶN VIỆC SỬ DỤNG THUỐC LÁ MỚI TRONG THANH THIẾU NIÊN
* Khẳng định đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò trung tâm, nòng cốt trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, để đạt được mục tiêu đổi mới Quốc hội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW, cần chú trọng việc phát huy và nâng cao chất lượng, vai trò của đại biểu Quốc hội.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÁT HUY, NÂNG CAO VAI TRÒ NÒNG CỐT CỦA ĐBQH TRONG ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI
* Góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ thảo luận tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tới đây, trao đổi với Cổng thông tin điện tử Quốc hội, đại biểu Ma Thị Thúy, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang cho rằng Luật Đất đai nên quy định hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án phát triển du lịch để bảo đảm chọn được nhà đầu tư vừa có đủ kinh nghiệm lẫn năng lực tài chính.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐBQH MA THỊ THÚY: LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) NÊN QUY ĐỊNH HÌNH THỨC ĐẤU THẦU CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
* Sáng 12/10, tại xã Tân Thành, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, đồng chí Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã có buổi tiếp xúc cử tri xã Tân Thành trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV. Cùng tham dự tiếp xúc có Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng Trần Đình Văn, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Nguyễn Tạo và ĐBQH Trịnh Thị Tú Anh.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri kiến nghị đến Đoàn ĐBQH nhiều nội dung còn bất cập, tồn tại liên quan đến công tác quy hoạch như: cần có thông báo công khai về các dự án quy hoạch, hoặc điều chỉnh quy hoạch để bà con nắm rõ; việc kéo dài thời gian quy hoạch nhà ở xã hội hàng chục năm làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân...
Xem nội dung chi tiết tại đây: TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TRUNG ƯƠNG TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
* Sáng 12/10, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Huỳnh Thị Ánh Sương chủ trì Hội nghị. Dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.
Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất việc xây dựng dự thảo Luật ĐB và Luật Trật tự, an toàn giao thông ĐB. Việc tách thành 2 luật là cần thiết; đồng thời có những góp ý phù hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của luật hiện hành, tạo sự thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ khi luật mới ban hành.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NGÃI GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT ĐƯỜNG BỘ VÀ LUẬT TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
* Để chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 12/10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị nắm tình hình kinh tế - xã hội năm 2023; triển khai lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điểu Huỳnh Sang chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn chuyên trách, phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang cho biết: Kỳ họp Quốc hội lần này sẽ xem xét cho ý kiến về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có rất nhiều dự án luật, nghị quyết liên quan đến một số lĩnh vực tài nguyên - môi trường, đất đai, đầu tư, thuế, giao thông, công thương và một số lĩnh vực khác… Đối với dự án Luật Đất đai sửa đổi, đã trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 4, được tiếp tục xem xét tại kỳ họp thứ 5 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6. Đây là dự án luật tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội của đất nước.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH PHƯỚC NẮM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV
* Ngày 12/10, các đại biểu: Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Khánh Hòa; Lê Hữu Trí - Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì Hội nghị thông báo kết quả tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Tham dự hội nghị còn có ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Tại hội nghị, Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa báo cáo tổng hợp những kiến nghị của cử tri toàn tỉnh tại các buổi tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã ghi nhận, tổng hợp những kiến nghị của cử tri gửi đến Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh về một số vấn đề: Xem xét mở rộng đối tượng được vay vốn Chương trình học sinh, sinh viên là hộ gia đình cư trú tại nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng khó khăn; có chính sách hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ thuế và các chính sách liên quan đến đất đai để thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế xanh..
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH KHÁNH HÒA THÔNG BÁO KẾT QUẢ TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 6, QUỐC HỘI KHÓA XV