THẢO LUẬN TỔ 13: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ VỮNG CHẮC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ
Toàn cảnh phiên thảo luận tại Tổ 13
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13.
Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, khả thi
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XV thông qua đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, khắc phục tồn tại, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành và có nhiều quy định mang tính đổi mới, đột phá được tổng kết đánh giá, thí điểm từ thực tiễn người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 do Chính phủ trình được bố cục thành 05 Điều, sửa đổi theo hướng cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngàỵ 01 tháng 8 năm 2024. Riêng khoản 10 Điều 255 và khoản 4 Điều 260 của Luật Đất đai đề xuất có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thảo luận tại Tổ 13, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật. Theo đó, các ý kiến cho rằng, mục đích ban hành Luật sửa đổi lần này nhằm đưa các nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào thực tiễn, sớm khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành; đồng thời khơi thông nguồn lực đất đai, lành mạnh hóa thị trường bất động sản, tạo động lực mới cho phát triển đất nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý; tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân sớm được tiếp cận chính sách đổi mới theo hướng có lợi như: chính sách nhà ở xã hội, chính sách đất ở đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đơn giản hóa thủ tục hành chính...
Bên cạnh đó, quan điểm sửa đổi phù hợp với chủ trương của Đảng về hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, khả thi; quyền, lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp và các đối tượng chịu sự tác động.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết đảm bảo hiệu lực, hiệu quả khi thi hành
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Tham gia góp ý tại phiên thảo luận, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét theo trình tự rút gọn là đúng thẩm quyền, trình tự Luật định. Đồng thời, Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng quy định tại Khoản 3 Điều 148 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Về một số nội dung cụ thể, đại biểu tỉnh Lạng Sơn đề nghị, cần rà soát tránh phát sinh xung đột pháp luật do các nội dung chuyển tiếp của Luật Đất đai có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chuyển tiếp của Luật Nhà ở.
Bày tỏ nhất trí cao và ủng hộ việc có hiệu lực sớm, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng lưu ý, cần đẩy mạnh công tác xây dựng Văn bản quy định chi tiết và công tác tuyền truyền, phổ biến.
Đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang
Tán thành sự cần thiết ban hành, đại biểu Lê Minh Nam – Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang kiến nghị, Chính phủ quan tâm đánh giá tác động một cách toàn diện khi các luật có hiệu lực thi hành sớm, trong đó cần tập trung làm rõ những tác động, ảnh hưởng và có giải pháp hướng tới đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, chú trọng ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật kịp thời, đầy đủ; chuẩn bị tốt các điều kiện đảm bảo thực hiện liên quan đến tổ chức, nhân lực, nguồn lực,...
Theo Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 7, chiều 20/6, sau khi nghe các Tờ trình, báo cáo, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Địa chất và khoáng sản và Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
***Một số hình ảnh tại phiên thảo luận tại Tổ 13:
Toàn cảnh Phiên thảo luận tại Tổ 13
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 13
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tham dự phiên thảo luận Tổ
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn
Đại biểu Lê Minh Nam - Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tham dự phiên thảo luận
Thảo luận tại Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hậu Giang) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15./.