QUỐC HỘI 24H: ĐIỂM TIN HOẠT ĐỘNG QUỐC HỘI NGÀY 14/02/2023
* Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 20, sáng 15/02, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, dù là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng không có nghĩa là người tiêu dùng có quyền cao hơn người sản xuất hay người phân phối mà các chủ thể này bình đẳng với nhau trước pháp luật. Do đó cần rà soát kĩ lưỡng các quy định để bảo đảm cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm; không nên tạo thêm những gánh nặng tuân thủ pháp luật .
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG NHƯNG KHÔNG LÀM PHÁT SINH THÊM GÁNH NẶNG TUÂN THỦ PHÁP LUẬT KHÔNG CẦN THIẾT
- TỔNG THUẬT SÁNG 15/02: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU DỰ ÁN LUẬT BẢO VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI)
* Chiều 15/02, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội… và bế mạc Phiên họp.
Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 3 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành phiên họp đầu tiên của năm mới Quý Mão, cũng là phiên đầu tiên thực hiện theo Quy chế hoạt động mới của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Nêu rõ, phiên họp đã bám sát hoàn thành nội dung theo kế hoạch đề ra, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận cố gắng nỗ lực lớn của các cơ quan hữu quan đóng góp vào kết quả của phiên họp.
Xem nội dung chi tiết tại đây:
- CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: NHIỀU NỘI DUNG ĐƯỢC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH TẠI PHIÊN HỌP UBTVQH ĐẠT KẾT QUẢ VƯỢT NGOÀI MONG ĐỢI
- TỔNG THUẬT CHIỀU 15/02: UBTVQH CHO Ý KIẾN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ BẾ MẠC PHIÊN HỌP
* Ngày 10/2 vừa qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 về triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội được giao trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐẢNG ĐOÀN QUỐC HỘI BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH TW ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
* Sáng 15/02, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn Đại diện Thương mại Hoa Kỳ do bà Katherine Tai làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng thời hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường hợp tác toàn diện, trách nhiệm với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, hoan nghênh Mỹ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng. Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng thực chất, ổn định, đi vào chiều sâu trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, hướng tới nâng quan hệ lên tầm cao mới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN ĐỨC HẢI TIẾP TRƯỞNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI HOA KỲ KATHERINE TAI
* Chiều 15/02, tại Nhà Quốc hội, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Israel đã tiếp nguyên Phó Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam, Uỷ viên Ban chấp hành Hội hữu nghị Israel – Việt Nam Eyal Bobiski đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Vui mừng chào đón nguyên Phó Đại sứ Nhà nước Israel tại Việt Nam Eyal Bobiski đến thăm và làm việc Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Israel Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Israel trong năm 2023, nhất là các hoạt động giao lưu văn hóa, đối ngoại nhân dân,...
Xem nội dung chi tiết tại đây: PHÓ CHỦ TỊCH NHÓM NGHỊ SĨ HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ISRAEL TIẾP NGUYÊN PHÓ ĐẠI SỨ ISRAEL
* Hoạt động giám sát thông qua hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội có vai trò quan trọng trong hoạt động giám sát của Quốc hội. Vì vậy, ngay từ đầu năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội lựa chọn chủ đề giải trình thiết thực, sát với thực tế đang bức xúc, những vấn đề “nóng” trong cuộc sống.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, định hướng lâu dài là cần tăng hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Bởi hoạt động chất vấn của Quốc hội và UBTVQH tập trung vào những vấn đề lớn, phạm vi rộng, trong khi đó hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban rất linh hoạt, khi phát sinh vấn đề nóng, nổi cộm có thể tổ chức điều trần, giải trình ngay.
Xem nội dung chi tiết tại đây: TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÌNH TẠI HỘI ĐỒNG DÂN TỘC VÀ CÁC ỦY BAN CỦA QUỐC HỘI
* Quy định như thế nào về Quỹ phòng thủ dân sự trong dự án Luật Phòng thủ dân sự là một trong những vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 20.
Dự án Luật Phòng thủ dân sự được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Để hoàn thiện dự thảo luật, sau Kỳ họp thứ 4, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì, cơ quan thẩm tra phối hợp tiếp thu đầy đủ ý kiến đại biểu thảo luận tại tổ và hội trường, hoàn thiện dự thảo luật trình UBTVQH trước khi trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH QUỸ PHÒNG THỦ DÂN SỰ TRONG LUẬT HAY THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THÀNH LẬP TRONG TRƯỜNG HỢP CẤP BÁCH?
* Đóng góp ý kiến về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), nhiều chuyên gia đưa ra các giải pháp, trong đó cần quy định cụ thể hơn ngay trong dự án Luật về việc bảo mật những thông tin của người tiêu dùng tham gia giao dịch nói chung và giải quyết tranh chấp nói riêng…
Trong quá trình thực thi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những bất cập, hạn chế nên cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn cuộc sống của người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những nội dung nhận được sự quan tâm của các chuyên gia khi sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là cần đảm bảo an toàn trong việc bảo mật thông tin của cá nhân, tổ chức.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO MẬT THÔNG TIN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THAM GIA GIAO DỊCH VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
* Quan tâm tới dự Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), dưới góc độ nghiên cứu một số ý kiến chuyên gia cho rằng, quy định về hàng hóa có khuyết tật, trách nhiệm bồi thường hàng hóa có khuyết tật phải rõ tính đặc thù và đảm bảo tính khả thi….
Theo một số chuyên gia, quy định về miễn trách nhiệm đối với hàng hóa có khuyết tật như tại Dự thảo luật là chưa hợp lý. Bởi, nếu người tiêu dùng không có lỗi, khuyết tật lại không thể phát hiện tại thời điểm tiêu dùng do trình độ kỹ thuật, thì rõ ràng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nên được quy định cho nhà sản xuất sản phẩm.
Xem nội dung chi tiết tại đây: QUY ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT VÀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG PHẢI RÕ TÍNH ĐẶC THÙ VÀ KHẢ THI
* Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi) sẽ được Quốc hội tiếp tục cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 5 tới đây. Góp ý vào nội dung dự thảo, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Hòa giải Phan Lâm - Viện nghiên cứu pháp luật và kinh tế Asean cho rằng, một số quy định cần được xem xét, rà soát, bảo đảm tránh trùng lắp, thống nhất với các luật chuyên ngành.
Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn Pháp luật và Hòa giải Phan Lâm cho rằng, so với phiên bản Dự thảo lấy ý kiến rộng rãi, tại Dự thảo trình Quốc hội đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn, cụ thể, rõ ràng, thống nhất với các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều này cho thấy tinh thần cầu thị và minh bạch từ phía cơ quan chủ trì soạn thảo.
Xem nội dung chi tiết tại đây: DỰ THẢO LUẬT ĐẤU THẦU (SỬA ĐỔI): RÀ SOÁT, ĐẢM BẢO THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ VỚI CÁC LUẬT CHUYÊN NGÀNH
* Dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023). Tham gia ý kiến về dự án Luật này, nhiều đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà nghiên cứu cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải; đánh giá khả năng chịu tải, phân vùng xả thải, hạn ngạch xả nước thải để đảm bảo chất lượng môi trường nước.
Theo đó, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) được biên tập công phu và đã cập nhật, sửa đổi các vấn đề bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước, tuy nhiên, cần rà soát, làm rõ một số khái niệm; rà soát nội dung, quy định về lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước...
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC: KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ NGUỒN THẢI, ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
* Quan tâm đến nhiều nội dung quan trọng trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã quan tâm đóng góp ý kiến về các quy định trong luật, đặc biệt là nội dung liên quan đến quy định hòa giải tranh chấp đất đai.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4, dự kiến sẽ được trình Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới, tiến tới thông qua tại Kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023. Hiện nay, dự án Luật này đang lấy ý kiến nhân dân từ ngày 03/01 đến ngày 15/3/2023.
Xem nội dung chi tiết tại đây: SỬA ĐỔI LUẬT ĐẤT ĐAI: CẦN LÀM RÕ TRÌNH TỰ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI THÔNG QUA TÒA ÁN
* Nhằm kiện toàn đội ngũ công chức, lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội, chiều 15/02, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Lễ trao quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ.
Tại buổi lễ, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà đã trao quyết định bổ nhiệm bà Lê Thị Yến - Chuyên viên cao cấp Vụ Đối ngoại làm Phó Vụ trưởng Vụ Đối ngoại; bà Đào Bích Hạnh - Chuyên viên chính Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Xem nội dung chi tiết tại đây: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI TRAO QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CẤP VỤ
* Chiều 15/02, Đoàn ĐBQH khoá XV tỉnh Lâm Đồng có buổi làm việc với UBND tỉnh về giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 và việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát ghi nhận sự nỗ lực của địa phương trong việc củng cố hệ thống y tế cơ sở, hiện nay 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đội ngũ nhân lực y tế cơ sở cơ bản đáp ứng được yêu, cầu nhiệm vụ chuyên môn; trung tâm y tế các huyện, thành phố đã được địa phương quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị y tế, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác y tế dự phòng...
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG LÀM VIỆC VỚI UBND TỈNH VỀ VIỆC HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
* Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông”, Đoàn Giám sát Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận đã tổ chức giám sát tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vào chiều 14/02.
Phát biểu tại buổi giám sát, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận khẳng định, những kiến nghị, đề xuất của Sở GD&ĐT tại buổi giám sát sẽ được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, tổng hợp, nghiên cứu làm việc với các cơ quan liên quan và báo cáo Quốc hội trong những kỳ họp sắp tới.
Xem nội dung chi tiết tại đây: ĐOÀN ĐBQH TỈNH BÌNH THUẬN GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ VỀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SGK GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TẠI SỞ GD&ĐT