SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CÔNG AN NHÂN DÂN: BẢO ĐẢM TÍNH THỐNG NHẤT, ĐỒNG BỘ VỚI QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG
TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI XUẤT, NHẬP CẢNH
Quang cảnh phiên họp.
Dự phiên họp có Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, thành viên Ủy ban, cùng các đồng chí Ủy viên Thường trực, thành viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội.
Về phía Bộ Công an có Trung tướng Lê Quốc Hùng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện Ban soạn thảo, Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan.
Phát biểu mở đầu phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Luật Căn cước công dân được Quốc hội khóa XIII thông qua năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2016. Sau hơn 7 năm triển khai thực hiện đã góp phần tích cực trong hoạt động quản lý nhà nước về dân cư theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đem lại hiệu quả và nhiều tiện ích trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và người dân. Tuy nhiên, trước sự phát triển, đổi mới, sáng tạo tiến tới chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao dịch dân sự… những quy định của Luật Căn cước công dân hiện hành không đủ và không còn phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan, cần thiết được sửa đổi để tiếp tục thể chế quan điểm của Đảng và khắc phục những hạn chế, bất cập, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới chủ trì phiên họp.
Ngày 17/3/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 33/2023/UBTVQH15 điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 đã bổ sung dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5, thông qua tại kỳ họp thứ 6. Ngày 14/4/2023, tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về dự án Luật và thống nhất đánh giá dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5; giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh tiến hành thẩm tra để báo cáo Quốc hội.
Theo hồ sơ, dự thảo Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, tập trung quy định 04 nhóm chính sách lớn, bao gồm:
- Chính sách 1: quy định việc tích hợp thông tin khác ngoài thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân vào thẻ Căn cước công dân
- Chính sách 2: bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân
- Chính sách 3: bổ sung đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân và đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước
- Chính sách 4: hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử (căn cước điện tử) và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử; cấp, hủy số định danh cá nhân; quy định về việc sử dụng thống nhất thẻ Căn cước công dân và việc hạn chế phát sinh thủ tục hành chính có liên quan.
Các đại biểu dự phiên họp.
Để chuẩn bị nội dung thẩm tra, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tổ chức các đoàn khảo sát thực tế tại một số địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) để xem xét, đánh giá tình hình thực tế công tác triển khai cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip; việc cập nhật, kết nối, chia sẻ, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và một số nội dung, chính sách được quy định trong dự thảo Luật phục vụ xây dựng báo cáo thẩm tra.
Để phiên họp thẩm tra đạt chất lượng, hiệu quả, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới đề nghị các đại biểu phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, tích cực phát biểu ý kiến tham gia về dự án Luật để Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghiên cứu, tiếp thu, thể hiện trong Báo cáo thẩm tra.
Tiếp đó, thay mặt Ban soạn thảo, Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Căn cước.
Cổng Thông tin điện tử Quốc hội sẽ tiếp tục cập nhật nội dung Phiên họp.